Báo Chí Xưa Việt Nam

Link Google Drive trọn bộ: Zalo/Viber/Line: 0944625325 | Email: buihuuhanh@gmail.com

  1. Tuần Báo Ngày Nay 1935-1940

    Ngày Nay là tên gọi một tuần báo do Tự Lực văn đoàn chủ trương, phát hành định kỳ suốt giai đoạn 1936-40 và tồn tại như một phiên bản thay thế tờ Phong Hóa đã bị cấm. Ban sơ đối tượng độc giả trọng yếu mà Ngày Nay hướng đến là nữ phái, mãi về sau mới bành trướng dần sang các đối tượng khác
    Discussions:
    224
    Messages:
    229
    RSS
  2. Tuần Báo Phong Hóa 1932-1936

    Phong Hóa (1932 - 1936) là một tuần báo xuất bản tại Hà Nội (Việt Nam), và đã trải qua hai thời kỳ: từ số 1 (ra ngày 16 tháng 6 năm 1932) đến số 13 (ra ngày 8 tháng 9 năm 1932) do Phạm Hữu Ninh làm Quản lý và Nguyễn Hữu Mai làm Giám đốc chính trị, từ số 14 (ra ngày 22 tháng 9 năm 1932) đến số cuối (số 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936) do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) làm Giám đốc. Tháng 6 năm 1935, báo bị nhà cầm quyền thuộc Pháp ra lệnh đóng cửa 3 tháng, rồi lại được tiếp tục xuất bản cho đến số 190 (ra ngày 5 tháng 6 năm 1936), thì bị đóng cửa hẳn. Đây chính là tờ báo "trào phúng đầu tiên" trong lịch sử báo chí Việt Nam kể từ số 14 trở đi.
    Discussions:
    196
    Messages:
    198
    RSS
  3. Tuần Báo Thanh Nghị 1941-1945

    Báo Thanh Nghị thoạt tiên là một nguyệt san, số đầu tiên ra mắt vào tháng 5, 1941, số sau cùng vào tháng Tám, 1945. Đúng một năm sau số ra mắt, bắt đầu từ ngày 1 tháng 5, 1942, báo ra mỗi tháng hai kỳ, vào ngày 1 và 16. Và đến đầu năm 1944 thì Thanh Nghị bắt đầu ra hàng tuần, có nhà in riêng. Nhóm chủ trương của báo Thanh Nghị là những người bạn thân của nhau, không thuộc một tổ chức chính trị hay văn hóa nào. Thoạt tiên, đó là ba người bạn cùng học luật trong thập niên 1930 là Vũ Đình Hòe, Phan Anh và Vũ Văn Hiền thường trao đổi với nhau những thao thức về tình hình đất nước. Đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai chớm bùng nổ thì nhóm này thêm hai người nữa, là Hoàng Thúc Tấn và Lê Huy Văn. Đây là năm người chủ trương của báo Thanh Nghị.
    Discussions:
    111
    Messages:
    112
    RSS
  4. Tuần Báo Thiếu Nhi 1971-1975

    “TƯƠNG LAI NƯỚC VIỆT NAM SAU NÀY HAY HAY DỞ ĐỀU DO SỰ GIÁO DỤC HIỆN TẠI CỦA LỨA TUỔI THIẾU NHI, MẦM NON CỦA ĐẤT NƯỚC”. Đó là câu nói của ông NGUYỄN HÙNG TRƯƠNG, còn gọi là ông KHAI TRÍ (1912 - 2005) – Chủ nhiệm TUẦN BÁO THIẾU NHI và là ông chủ của NHÀ SÁCH KHAI TRÍ (Saigon trước 1975) - vẫn thường nhắc đi nhắc lại mỗi khi có dịp và đặc biệt ông đã dùng làm câu mở đầu cho loại sách Tuổi Thơ do chính ông chủ trương, trong đó nổi bật là TUẦN BÁO THIẾU NHI. SỐ ĐẦU TIÊN của tuần báo này đã ra mắt vào ngày 15-08-1971 và …mỗi tuần những số tiếp theo lại được tiếp tục phát hành, đã được sự ủng hộ nhiệt tình từ các em thiếu nhi cũng như phụ huynh thời đó.
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  5. Tuần Báo Tuổi Ngọc 1971-1975

    Tạp chí Tuổi Ngọc- tuần báo của tuổi vừa lớn, phát hành tại Sài Gòn trước 75 tại số 98 Phạm Ngũ lão với chủ bút là nhà văn, nhà thơ Duyên Anh – Vũ Mộng Long, Thư ký: Đinh Tiến Luyện. “Tuổi Ngọc” tập hợp nhiều câu bút viết cho tuổi mới lớn: Duyên Anh, Từ Kế Tường, Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng, Đinh Tiến Luyện, Đinh Hùng, Trầm Miên, Nguyễn Tất Nhiên, Hạ Phúc Trầm, Mai… và có những truyện dài ấn tượng như Áo tiểu thư, Quán trọ tuổi trẻ (Duyên Anh), Trang nhật ký của Quỳnh (Đinh Tiến Luyện), Huyền xưa (Từ Kế Tường), Phía ngoài cửa lới (Mai Thảo)…
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  6. Tập San Nghiên Cứu Văn-Sử-Địa 1954-1959

    Tên đầu tiên của tập san này là Tập san nghiên cứu Sử ký – Địa lý – Văn học do Ban nghiên cứu Sử Địa Văn xuất bản số đầu tiên vào tháng 6 – 1954 với giá bán là 1200 đ. Sau đó, không rõ vì lý do gì mà đổi lại thành Văn Sử Địa (chắc do đọc thế thuận miệng?). Nếu tính tới số cuối cùng ra vào 1 – 1959 thì tập san đã “sống” được 48 số. Mỗi số của tập san đều có một chủ đề riêng, như số 1 là Khoa học lịch sử và công tác cách mạng, thường thì các bài viết trong số đó sẽ theo chủ đề được trương ra ở bìa.
    Discussions:
    48
    Messages:
    49
    RSS
  7. Tập San Sử Địa 1966-1975

    Tập san Sử Địa là một tập san học thuật sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng, với Nguyễn Nhã làm chủ nhiệm và Phạm Thị Hồng Liên quản lý, và với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn. Toàn bộ Tập San Sử Địa gồm có 29 số (22 tập), được phát hành từ năm 1966 cho tới sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 thì ngừng lại.
    Discussions:
    23
    Messages:
    25
    RSS
  8. Tạp Chí Tri Tân 1941-1945

    Tri tân là một tạp chí văn hóa xuất bản hàng tuần ở Hà Nội, Việt Nam bắt đầu từ năm 1941 đến năm 1945 thì đình bản. Tên của tạp chí được rút từ mệnh đề "ôn cố tri tân" (chữ Nho: 溫 故 知 新), tức là "xét lại (cái) cũ (để) biết (cái) mới" trích từ sách Luận Ngữ của Nho giáo và đúng với danh đề đó, báo Tri Tân chủ yếu đăng những bào biên khảo, dịch thuật, và phóng sự về những đề tài văn hóa, lịch sử cùng những tiểu thuyết và văn thơ sáng tác hướng cổ. Nhiều lĩnh vực văn hóa mới mẻ như phê bình văn học, triết học, ngôn ngữ học dần xuất hiện trên báo nhưng tất cả với định hướng "tìm nguồn". Người sáng lập là Dương Tụ Quán, chủ bút là Hoàng Thúc Trâm. Tạp chí Tri Tân có công đóng góp cho nền quốc học và đưa chữ Quốc ngữ lên thành một phương tiện truyền đạt những đề tài bác học.
    Discussions:
    206
    Messages:
    209
    RSS
  9. Tạp Chí Nam Phong 1917-1934

    Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút; Phạm Quỳnh làm Chủ biên phần chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần chữ nho. Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bài bản và giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội - cùng nhà Phạm Quỳnh lúc bấy giờ, năm 1926 chuyển về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội.
    Discussions:
    209
    Messages:
    214
    RSS
  10. Trung Bắc Tân Văn 1915-1945

    Sau khi tờ Đông Dương Tạp Chí ngừng hoạt động, tờ Trung Bắc Tân Văn do nhóm Snâyđơ (Schneider) làm chủ nhiệm và Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, ra số 1 ngày 7-1-1915; lúc đầu ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật; từ tháng 10-1915 ra một tháng 2 kỳ sau đó nâng lên 3 kỳ. Đây là tờ báo ra hàng ngày duy nhất phát hành rộng ở Bắc và Trung Kỳ. Chính quyền thực dân khai thác tờ báo như một diễn đàn chính trị xã hội phục vụ cho chế độ thuộc địa, nhưng nó cũng trở thành một diễn đàn quan trọng thu hút nhiều cây bút nổi tiếng đương thời trên các lĩnh vực văn hoá. Tờ báo tồn tại đến tháng 4-1941 mới đình bản (tổng cộng 7.265 số, được coi là một trong những tờ báo ra được nhiều số nhất). Sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất (5-1936), người kế tục là Nguyễn Văn Luận và Phạm Huy Lục.
    Discussions:
    94
    Messages:
    96
    RSS
  11. Tạp Chí Duy Tâm 1934-1940

    Ngày 5/7/1935, Toàn quyền Đông Dương R.Robin ký nghị định số N604-S cho phép hội Lưỡng Xuyên Phật học (LXPH) xuất bản tạp chí Duy tâm Phật học (DTPH) mỗi tháng ra 4 kỳ, nhưng do những thành viên trong Hội bận nhiều công việc ban đầu cùng với việc mở Phật học đường…, thành thử phải tạm xuất bản mỗi tháng một kỳ. Chủ nhiệm tạp chí là Hòa thượng Huệ Quang (Nguyễn Văn Ân), bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe làm quản lý; tòa soạn đặt tại chùa Long Phước, ấp Thanh lệ, làng Long Đức, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, in tại nhà in Uynion, sau là Hồng Phát. Ban đầu mỗi kỳ in 3.000 số, tới 1/11/1936 xuống 2.500 số, tới năm 1939 còn 2.000 số. DTPH phát hành quá rộng rãi với đại lý ở 19 tỉnh trong nước, 2 ở Campuchia và 1 ở Lào.
    Discussions:
    33
    Messages:
    37
    RSS
  12. Nguyệt San Phật Giáo Việt Nam 1956-1959

    Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN ra đời mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG: "Hởi các nhà lãnh đạo các tập đoàn Phật giáo trong Tổng hội và ngoài Tổng hội! Quần chúng Phật tử đang nhìn vào các vị. Phật tử Việt Nam ao ước thống nhất và đại đoàn kết trong tinh thần lục hòa xây dựng...Các vị hãy sáng suốt để tránh khỏi những cạm bẩy và những mưu mô chia rẽ của ma vương ngoại đạo đang muốn hủy diệt Chánh pháp
    Discussions:
    21
    Messages:
    21
    RSS
  13. Bồ Đề Tân Thanh 1949-1954

    Bồ Đề Tân Thanh tồn tại 6 năm, trừ số 1 có khổ báo nhỏ hơn, các số còn lại đều kích thước 16×24 cm với số trang dao động từ 32-40, các số đôi, số 3 dao động từ 50-60 trang. Báo ra một tháng hai kỳ vào ngày rằm và mồng một. Từ năm thứ 3 trở đi, tức từ số 37-38, ra vào tháng 3-Tân Mão (04-1951) Bồ Đề Bán Nguyệt San đổi tên thành Bồ Đề Tân Thanh cho đến số 120, báo quán dời về 26, Trần Xuân Soạn, Hà Nội và vẫn ra nửa tháng một kỳ. Từ số 37-38 đến số 120 chủ nhiệm kiêm chủ bút vẫn là Văn Quang Thùy, nhưng giám đốc là Lê Quang Đạt và quản lý là Tạ Văn Thực. Các số 34-36 có nhắc việc báo đình bản thời gian ngắn, tuy vậy thấy báo vẫn ra liên tục.
    Discussions:
    67
    Messages:
    67
    RSS
  14. Tạp Chí Tư Tưởng 1967-1975

    Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã số hóa tạp chí này, bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 thì tự đình bản do hoàn cảnh đổi chủ của miền Nam Việt Nam.
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  15. Tạp Chí Bách Khoa 1957-1975

    Thời trước 1975 ở miền Nam báo chí tư nhân rất phong phú, nhất là từ sau năm 1963 thì nhật báo và các tạp chí xuất hiện rất nhiều. Nhưng những ai theo dõi tình hình báo chí cả hai thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa thì đều thấy tờ báo tồn tại lâu dài nhất của miền Nam Việt Nam chính là tờ bán nguyệt san BÁCH KHOA : số 1 ra đời vào ngày 15 tháng 01 năm 1957, số cuối cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975.
    Discussions:
    413
    Messages:
    426
    RSS
  16. Tạp Chí Đại Học 1958-1964

    Xuất bản 2 tháng một kỳ, trọn bộ Tạp chí gồm 40 số, tính theo thứ tự từ số 1 đến số 40. Đáng lẽ có 40 tập, những vì có 2 tập được in ghép là số 4-5 và số 35-36, thành ra chỉ còn 38 tập, số đầu tiên được "trình làng" vào tháng 2/1958 và số cuối cùng được phát hành vào tháng 8/1964. Tất cả đều có cùng một cỡ: 15cm X 24cm. Kể cả bìa, số mỏng nhất là 110 trang (số 6) và số dày nhất là 238 trang (số 4-5). Tính trung bình, mỗi số dày 1cm. Bề dày cả bộ đo được khoảng 2 gang tay, gần 4 dm với 6.287 trang.
    Discussions:
    37
    Messages:
    39
    RSS
  17. Nguyệt San Viên Âm 1933-1954

    Tạp chí Viên âm nguyệt san (xuất bản theo Nghị định ngày 30-6-1933 của Khâm sứ Trung Kỳ) là cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Phong trào Phật giáo phát triển mạnh với việc thành lập các trường học, trung tâm thuyết pháp, các cuộc tranh luận về giáo lý đạo Phật trên báo chí...
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  18. Nguyệt San Liên Hoa 1955-1966

    Vào tháng 2 năm 1955, tại Huế, Ni sư Thích nữ Diệu Không phụ trách Liên Hoa tùng thư cho xuất bản một tập văn có tên là Liên Hoa văn tập. Đến tháng 11 năm ấy, trong phiên họp bất thường của Giáo hội Tăng già Trung Việt tại chùa Báo Quốc, Ni sư Diệu Không có nhã ý trao Liên Hoa văn tập lại để làm cơ quan truyền bá Phật pháp của Giáo hội. Giáo hội giao cho Thượng toạ Thích Đôn Hậu trú trì chùa Linh Mụ ở Huế làm chủ nhiệm, Thượng toạ Thích Đức Tâm làm chủ bút, Ni sư Diệu Không làm quản lý. Số 1 bộ mới phát hành trong dịp Tết Nguyên đán năm Bính Thân (1956) lấy tên là Tạp chí Liên Hoa, ra hàng tháng, có sự cộng tác của nhiều vị học tăng đang du học ở ngoại quốc bên cạnh những cây bút quen thuộc như Thích Trí Quang, Võ Đình Cường, Nguyễn Thái. Sau vụ pháp nạn năm 1963, sang đầu năm 1964, tạp chí tiếp tục xuất hiện với tên ghi ngoài bìa báo là Liên Hoa nguyệt san nhưng chỉ đến năm 1966 thì đình bản.
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  19. Tràng An Báo 1935-1945

    Báo Tràng An được xuất bản ở Huế từ ngày 1 tháng 3 năm 1936. Báo ra hai kỳ một tuần vào ngày thứ ba và thứ sáu. Cùng thời gian xuất bản của Tràng An, có tờ La Gazette de Hué (tiếng Pháp). Ông Bùi Huy Tín, chủ nhà in Đắc Lập ( nơi Hoài Thanh là thợ chữa mo-rat từ 1931-1936) là chủ nhiệm của cả hai tờ báo này. Chủ bút tờ Tràng An do ông Phan Khôi đảm nhiệm. Đến đầu tháng 2-1936, ông Phan Khôi bị áp lực của nhà cầm quyền buộc thôi làm chủ bút. Có lẽ vì ông đã cho đăng nhiều bài gây khó chịu cho bọn cầm quyền thời bấy giờ.
    Discussions:
    655
    Messages:
    655
    RSS
  20. Tiểu Thuyết Thứ Bảy 1934-1950

    Tiểu thuyết thứ bảy là tờ tuần báo ra đời vào năm 1934, chuyên đăng tiểu thuyết, truyện ngắn. Mỗi số Tiểu thuyết thứ bảy có 44 trang, giá bán thời đó là sáu xu. Tòa soạn báo đóng ở nhà xuất bản Tân Dân, số 93 phố Hàng Bông, Hà Nội. Tiểu thuyết thứ bảy có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam thời kỳ sôi động trước 1945.
    Discussions:
    136
    Messages:
    138
    RSS
  21. Tạp Chí Đuốc Tuệ 1935-1941

    Tạp chí này ra đời vào đầu tháng Chạp năm 1935, do ông Nguyễn Năng Quốc làm chủ nhiệm. Đứng tên chủ bút là thiền sư Trung Thứ trú trì chùa Bằng Sở. Phó chủ bút là thiền sư Doãn Hài (Dương Văn Hiển), trú trì chùa Tế Cát. Quản lý là ông Cung Đình Bính. Báo quán đặt tại chùa Quán Sứ, đường Richard Hà Nội. Hai cây bút bền bỉ nhất của tạp chí Đuốc Tuệ là Đồ Nam Tử và Thiều Chửu. Những cây bút khác là Thái Hòa, Thanh Đặc, Tố Liên, Đỗ Trần Bảo, Phạm Văn Côn, Đinh Gia Thuyết, Đỗ Đình Nghiêm, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ v.v…
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  22. Lục Tỉnh Tân Văn 1907-1944

    Tuần báo viết bằng chữ quốc ngữ số đầu tiên ra ngày 14-11-1907 do F.H. Schneider – một chủ nhà in người Pháp sáng lập, Trần Chánh Chiếu (1) làm chủ bút. Tờ báo LỤC TỈNH TÂN VĂN đáng chú ý nhất là khi Trần Chánh Chiếu làm chủ bút. Ông là một người cầm đầu phong trào Minh Tân nên hoạt động rất mạnh để cổ súy phong trào này. Trong thời gian này tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN có mối quan hệ đặc biệt với phong trào Đông Du, và Duy Tân.
    Discussions:
    73
    Messages:
    75
    RSS
  23. Việt Nam Thanh Niên Tạp Chí 1923-1924

    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  24. Phụ Nữ Tân Văn 1929-1934

    Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tờ báo dành cho nữ giới, lừng danh nhất vẫn là tờ Phụ Nữ Tân Văn: Báo xuất bản hàng tuần. Là tờ báo lấy phụ nữ làm đối tượng đọc chủ yếu, xuất bản thứ 2 ở Việt Nam sau Nữ Giới Chung xuất bản năm 1918. Năm thứ nhất, số 1, ngày 2-5-1929. Sau khi ra số 271, ngày 20-12-1934, báo ngừng xuất bản một thời gian. Ngày 1-4-1934 ra số 272; ngày 21-4-1934 ra số 273 (số cuối cùng) rồi ngừng hẳn.
    Discussions:
    140
    Messages:
    144
    RSS
  25. Đông Dương Tạp Chí 1913-1917

    Đông Dương tạp chí ra số đầu tiên vào ngày 15 tháng 5 năm 1913 và đình bản vào năm 1917. Cũng có nhiều tài liệu cho rằng số cuối cùng của tạp chí được ra ngày 15 tháng 9 năm 1919, nhưng qua khảo cứu những số báo hiện nay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I còn lưu thì không thấy số báo nào của năm 1919. Đây là một phụ bản của tờ Lục Tỉnh tân văn (xuất bản ở Sài Gòn), ra vào thứ 5 hàng tuần tại Hà Nội và phổ biến rộng ở Bắc kỳ và Trung kỳ.
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  26. Nông Cổ Mín Đàm 1901-1904

    Nông cổ mín đàm (chữ Hán: 農賈茗談; nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn") là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt. Nông cổ mín đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  27. Tạp Chí Tuổi Hoa 1962-1975

    Với nhan đề Nguyệt san Tuổi Hoa và tiêu đề ban sơ "Truyện nhi đồng tuổi hoa", tạp chí xuất bản số 1 vào tháng 6 năm 1962 và đều đặn mỗi tháng 1 kỳ. Kể từ số 36 tăng lên nửa tháng 1 kỳ kèm nhan đề mới cố định Bán nguyệt san Tuổi Hoa. Số cuối cùng (233) phát hành tháng 4 năm 1975 và tòa soạn cũng giải tán, Tủ sách Tuổi Hoa được bàn giao Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế lưu trữ và duy trì. Mùa hè năm 2017, Tủ sách Tuổi Hoa được Nhà xuất bản Phương Đông và Phương Nam Book tái ấn hành.
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  28. Tạp Chí Sáng Tạo 1956-1960

    Tạp chí Sáng Tạo bộ cũ ra được 31 số dưới hình thức nguyệt san. Số đầu ra tháng 10/1956, số cuối 31 ra tháng 9/1959. Sau một thời gian ngưng, tháng 7/1960 tái bản dưới hình thức bộ mới, đánh số lại từ đầu. Bộ mới cũng chỉ ra được vài số (7 hoặc 8?) thì ngừng hẳn.
    Discussions:
    37
    Messages:
    38
    RSS
  29. Tập San Tri Trí 1922-1937

    Hội Trí Tri (tên tiếng Pháp: la Société d’Enseignement Mutuel du Tonkin) là một hiệp hội dân lập với chủ trương quảng bá tân học gồm các đề tài khoa học như vệ sinh, phong tục, cùng các kiến thức mới lạ đến trí thức Việt Nam từ năm 1892 đến 1945. Tên của Hội được lấy từ sách Đại Học, một trong Tứ thư của nhà Nho. Trong sách đó có câu: 先致其知、致知、在格物 (tiên trí kỳ tri, trí tri, tại cách vật, có nghĩa là "Trước hết để biết, biết tường tận là do biết nguyên lý sự vật") vậy "Trí Tri" là biết tường tận, ám chỉ sự học hỏi dựa vào khoa học.
    Discussions:
    47
    Messages:
    47
    RSS
  30. Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo 1907

    ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO là hậu của ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO. Năm 1893, Snâyđe, người Pháp, chuyên kinh doanh về nghề in và xuất bản báo ở Việt nam, đứng ra làm chủ nhân tờ ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO, với tư cách là một công báo. Năm 1907, Snâyđe chuyển tờ Công báo thành tờ báo đúng nghĩa của nó, xuất bản hàng tuần, bằng hai thứ tiếng Việt và Hán. Nhiều sách viết đây là ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO, nhưng ở các trang chữ Quốc ngữ, dòng trên đầu và cả nhiều trang bên trong viết: ĐẠI NAM( ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO). Về chữ Hán, ở trang bìa, trong khung giữa chữ to, đậm nét là “ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO”; trong khung nhỏ hơn, chữ nhỏ hơn là “ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO” in ở bên phải.
    Discussions:
    30
    Messages:
    32
    RSS
  31. Đông Pháp Thời Báo (1923-1928)

    Đông Pháp Thời Báo mỗi số có từ bốn đến tám trang, khổ lớn 65x40 cm, xuất bản ba kỳ một tuần vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu. Số đầu ra ngày 2 tháng 5 năm 1923. Số cuối (809) ra ngày 22 tháng 12 năm 1928.
    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  32. Trung Hòa Nhật Báo 1923-1945

    Trung hòa nhật báo là tờ báo có sức sống đáng nể. Nếu tính cả hai giai đoạn thì tờ báo này có tuổi đời 22 năm. Trung hòa Nhật báo ra mắt năm 1923. Đây là tờ báo của Công giáo do ông G.Lebourdais làm chủ nhiệm. Ông thầy tu kiêm chủ báo này rất giỏi tiếng Việt và phần lớn các bài xã thuyết (xã luận) trên trang nhất đều do Lebourdais viết dưới bút danh Đông Bích. Quản lý tờ báo là ông Nguyễn Bá Chính. Ông này khi đó là Thư ký cho Tòa Đốc lý Hà Nội (tương đương chức Chánh văn phòng UBND thành phố bây giờ). Ông Bá Chính cũng là tác giả của cuốn sách Hà Nội chỉ nam xuất bản năm 1923. Cộng tác cho tờ Trung hòa ban đầu là một số cây bút sừng sỏ, đáng chú ý là nhà báo Đào Trinh Nhất. Báo quán tại 33 Rue de la Mission (phố Nhà Chung). Giờ nơi này là Trung tâm bồi dưỡng chính trị của quận Hoàn Kiếm. Về nội dung, Trung hòa nhật báo là dạng báo tin tức. Cách dàn trang và sắp cột giống tờ Đông Tây. Báo chia làm 6 cột mục. Trang nhất là các bài xã thuyết (do Đông Bích phụ trách), ngoài ra là các tin tức Âu châu, Trung Quốc, Bắc kỳ và các địa phương của Việt Nam. Đặc biệt, tờ báo này luôn có mục riêng nói về tin tức vùng Vân Nam. Điều này là có lý do. Số là thập niên 30 ở Trung quốc nội chiến liên miên. Các thế lực quân phiệt cát cứ khắp nơi. Ở Vân Nam do viên tướng Long Vân cai quản. Bộ hạ của Long Vân sau này chính là Hà Ứng Khâm, Lư Hán và Tiêu Văn. Long Vân rất thân với người Pháp bởi một lần người Pháp đã chữa mắt cho Long Vân. Chính quyền Pháp coi Vân Nam là bức tường chắn cho Đông Dương nên đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Long Vân. Các báo thời đó luôn lấy tin tức Vân Nam để đăng báo và tờ Trung Hòa cũng vậy. Trung hòa nhật báo giai đoạn đầu (có Đào Trinh Nhất, Nguyễn Bích Giai tham gia) là một tờ báo thuần túy đưa tin chính trị- xã hội nên bán rất chạy. Sau thấy lượng độc giả quá đông nên những người theo đạo Thiên chúa mới mượn tờ báo để truyền đạo. Đào Trinh Nhất, Nguyễn Bích Giai, Nguyễn Thượng Huyền dần rút khỏi báo. Tờ Trung hòa nhật báo bị sút kém lượng đọc và đến năm 1939 thì đổi thành Trung hòa. Tờ Trung hòa tiếp tục hoạt động đến năm 1945 thì mới đình bản.
    Discussions:
    2,908
    Messages:
    2,916
    RSS
  33. Gia Định Báo 1865-1909

    Gia Định Báo - một hiện tượng văn hóa, văn học và ngôn ngữ bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên. Nếu di sản văn hóa vật thể của Pháp (tạm gọi thế) như đường hỏa xa xuyên Việt đến nay còn khả dụng, thì Gia Định Báo - một di sản văn hóa phi vật thể - xuất hiện từ đầu thời Pháp thống trị cũng sẽ giúp ta hiểu được khúc quanh lịch sử của đất nước ta: từ phong kiến Á Đông chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến, cụ thể là nước ta bị Pháp cai trị và bắt đầu sử dụng Quốc ngữ Latin đồng thời học tập theo khoa học thực nghiệm Tây phương.
    Discussions:
    66
    Messages:
    66
    RSS
  34. Hà Thành Ngọ Báo 1927-1935

    Tháng 6 năm 1927, Hà Thành ngọ báo của cha con nhà tư bản Bùi Xuân Học, Bùi Xuân Thành ra đời. Năm 1929, ông được mời làm chủ bút của báo . Ở đây, ông đã thực hiện cách tân tờ báo toàn diện về cả hình thức lẫn nội dung. Phần trình bày do Đỗ Vân thực hiện với mục đích gây hấp dẫn, ấn tượng mạnh. Về nội dung, ông thực hiện lối văn cô đọng, rút gọn tối đa câu chữ, rút ngắn toàn bộ những thể loại như tiểu phẩm, xã thuyết, thời luận. Ông cho đăng bài ngay ở trang nhất, cột 1 bao giờ cũng có một bài xã thuyết do Hoàng Tích Chu chấp bút (bút danh Hoàng Hồ), bàn về những vấn đề đang được dư luận quan tâm. Cột 2 đưa những tin sốt dẻo, cô đọng, được đặt tít giật gân cỡ lớn, kích thích tò mò của độc giả như "Thi gan với xe lửa bị húc vỡ bong bóng", "Một ông Tây chủ đồn điền bắn nhầm chết con ông Chánh Tổng"... Tuy nhiên những thay đổi này lại gây sốc cho những độc giả quen thuộc của Hà Thành ngọ báo, vốn quen với lối viết nhấn nha, kéo dài, nặng tính biền ngẫu, điển tích xưa nay. Ông bị chỉ trích nặng nề, lối văn bị gọi là văn cộc, văn nhát gừng, văn cứt dê .
    Discussions:
    1,781
    Messages:
    1,785
    RSS
  35. Trung Lập Báo 1924-1933

    Discussions:
    0
    Messages:
    0
    (Contains no messages)
    RSS
  36. Báo Cứu Quốc 1945-1955

    Trong lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam, Cứu Quốc giữ một vị trí đặc biệt trong những tháng năm đặc biệt của lịch sử dân tộc. Trong số các cơ quan báo chí hiện nay, Cứu Quốc – Đại Đoàn Kết là tờ báo ra đời từ rất sớm, do chính các nhà cách mạng nổi tiếng của Đảng trực tiếp phụ trách như Trường Chinh, Lê Quang Đạo, Xuân Thủy…Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cứu Quốc là tờ báo đầu tiên vinh dự được đăng những bài báo của Bác Hồ. Kể từ đó cho tới năm 1955, Bác Hồ đã viết và gửi đăng trên Cứu Quốc khoảng 400 bài với nhiều bút danh khác nhau.
    Discussions:
    878
    Messages:
    884
    RSS
  37. Báo Tin Điễn 1946-1946

    Link Google Drive trọn bộ: Zalo/Viber/Line: 0944625325

    Discussions:
    217
    Messages:
    218
    RSS
Sort By:
Title
Replies Views
Last Message ↓
  1. Replies:
    0
    Views:
    227
  2. Replies:
    0
    Views:
    316
  3. Replies:
    0
    Views:
    186
  4. Replies:
    0
    Views:
    254
  5. Replies:
    0
    Views:
    312
  6. Replies:
    0
    Views:
    299
  7. Replies:
    0
    Views:
    178
  8. Replies:
    0
    Views:
    395
  9. Replies:
    0
    Views:
    222
  10. Replies:
    0
    Views:
    223
  11. Replies:
    0
    Views:
    212
  12. Replies:
    0
    Views:
    320
  13. Replies:
    0
    Views:
    263
  14. Replies:
    0
    Views:
    236
  15. Replies:
    0
    Views:
    338
  16. Replies:
    0
    Views:
    203
  17. Replies:
    0
    Views:
    182
  18. Replies:
    0
    Views:
    192
  19. Replies:
    0
    Views:
    287
  20. Replies:
    0
    Views:
    262

Thread Display Options

Loading...