“Thể chế hóa” tranh chấp Biển Đông: phân tích lựa chọn chiến lược của ASEAN, Mỹ và Trung Quốc

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Jul 30, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Bài viết phân tích vai trò của quá trình “thể chế hóa” trong việc gìn giữ và xây dựng hòa bình tại vùng tranh chấp Biển Đông. Từ năm 2009 đến nay, những thể chế đã có như Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đang gặp phải nhiều hạn chế và thất bại trong việc quy định hành động của các bên. Hướng tới hòa bình và thịnh vượng chung, một “trật tự mới” cần được tái lập trong đó nhấn mạnh nhu cầu bức thiết về quá trình “thể chế hóa” như một giải pháp căn cơ lâu dài, nhằm tìm kiếm những đồng thuận căn bản từ các bên liên quan. Tuy vậy tốc độ “thể chế hóa” chắc chắn sẽ phụ thuộc vào biến số chính sách của các tác nhân chính tại Biển Đông bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc và Mỹ. Các nước này có vị thế và sở hữu sức mạnh khác nhau, được đặt trong các điều kiện khác nhau và mức độ chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, khiến cho lựa chọn của các bên có sự lệch pha khá lớn. Dù “thể chế hóa” có thể là một giải pháp tốt hơn cả để các bên có thể giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hạn chế tối đa rủi ro do sự khác biệt trong lựa chọn, nhưng được các bên tính toán và theo đuổi theo một cách thức riêng. Thái độ của những nước này phụ thuộc chủ yếu vào cân bằng quyền lực giữa các cường quốc và mối tương quan giữa các lựa chọn mà các chủ thể có được.

    ABSTRACT

    The paper analyzes the role of “institutionalization” in preserving and building peace in the disputed East Sea. From 2009 till now, such institutions as the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea (DOC) and the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 (UNCLOS) are facing constraints and failure in defining the act among parties. In an attempt to seek peace and common prosperity, a “new order” should be reestablished in which the urgent needs of the “institutionalization” process as a radical and durable solution must be emphasized in order to find unanimity between the parties concerned. However, the speed of “institutionalization” will certainly depend on the policy of the main agents on the East Sea, including the ASEAN countries, China and the United States. Their positions, conditions and strengths are different, with various impact factors, which makes the choice of the parties quite different. Although “institutionalization” can be the best solution for parties to resolve the issue peacefully and to minimize risks, each party has its own calculation and target. The attitude of these countries depends primarily on the balance of power between major powers and the relationship between the choices of each one.


    Toàn văn: PDF
     

Share This Page