“Xài chùa” nhãn hiệu nổi tiếng: còn được bao lâu?

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    “Có tới hơn 90% DN vừa và nhỏ mục tiêu của họ là kiếm tiền ngắn hạn và vì vậy họ có thể sẵn sàng làm tất cả để có tiền, kể cả đi ăn cắp thương hiệu của người khác và làm hàng giả...còn việc xây dựng thương hiệu của riêng mình thì họ không quan tâm lắm. Có những DN thì đã bắt đầu quan tâm nhưng thực lòng họ vẫn nghĩ thương hiệu là câu chuyện lâu dài”. Ông Ngô Trọng Thanh - giám đốc công ty Macom - người đầu tiên ở Việt Nam thành lập một công ty cung cấp “Ban giám đốc Maketing ngoài doanh nghiệp” hỗ trợ cho các doanh nghiệp chia sẻ với Tạp chí TCĐLCL về thực trạng “xài chùa” nhãn hiệu nổi tiếng.

    Theo ông các DN sống nhờ thương hiệu người khác còn tồn tại được bao lâu trong xu thế hội nhập như thế này?

    Tôi cho rằng sẽ còn tồn tại một thời gian nữa, vì trình độ tiêu dùng của mình chưa phải là cao, hành vi sử dụng hàng nhái chưa được xem là hành vi tiếp tay cho hành vi vi phạm quyền SHTT.Thói quen sử dụng chất xám của người khác là một thói quen xấu vì đôi khi chúng ta ăn cắp được cái trước mắt thì chúng ta sẽ không sáng tạo trong công việc. DN thấy kiếm tiền không phải là khó, cứ sản xuất rập khuôn hàng nổi tiếng là bán chạy, họ không phải sáng tạo làm gì nhất là ta ở bên cạnh một công xưởng làm hàng giả lớn nhất thế giới. Nhiều dây chuyền sản xuất của họ chuẩn bị hết date thì mình nhập về sử dụng vừa rẻ, cạnh tranh về giá lại không phải mất nhiều chi phí đầu tư. Tuy nhiên DN cũng đã hiểu được rằng không thể đi ăn cắp mãi được bởi vì sẽ bị xử lý..

    Tôi dự đoán: có thể là 5 năm nữa ở thành phố, 10 năm nữa ở nông thôn nạn ăn cắp nhãn hiệu nổi tiếng mới dần giảm.

    Vậy đâu là sức ép để DN phải thay đổi, phải tính đến xây dựng thương hiêu? từ người tiêu dùng, thị trường hay từ bên ngoài, thưa ông?

    Tôi cho là từ hai phía. Khi người tiêu dùng nhận thức và tẩy chay việc bị DN đánh lừa bởi những thương hiệu nhái, thứ 2 là sức ép từ bên ngoài. Càng hội nhập DN càng phải cạnh tranh và càng cạnh tranh DN càng hiểu giá trị của thương hiệu như thế nàocó rất nhiều cách để phát triển chứ không phải chỉ duy nhất một con đường là copy sản phẩm của người khác. Vào WTO, DN muốn phát triển thì phải từ bỏ “tư tưởng con buôn” mà bước đầu tiên để từ bỏ tư tưởng đó chính là xây dựng thương hiệu. Hiện một số công ty trong nước đang tương đối thành công trong xây dựng thương hiệu như Phở 24, Việt Tiến, Trung Nguyên....Nhiều DN phía Nam đã nghĩ đến chuyện đầu tư cho thương hiệu cho 5-10 năm tới , đáng tiếc là phần lớn DN miền Bắc lại nghĩ thương hiệu là chi phí vì đó là chi phí nên người ta không dám đầu tư nhiều. Nhiều DN rất chú trọng đầu tư vào nhà xưởng, máy móc (vì có lẽ đó là những tài sản mà họ có thể “sờ thấy”) nhưng lại tiếc tiền bỏ ra thuê về một nhân viên giỏi hoặc đầu tư chút ít cho thương hiệu của DN mình.

    Nhưng các DN ta đa phần đều là DN vừa và nhỏ, có vẻ như chạy đua xây dựng thương hiệu là cuộc đua quá sức với họ?
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Có rất nhiều cách để DN phát triển chứ không phải chỉ duy nhất một con đường là copy sản phẩm của người khác. Thực ra để xây dựng thương hiệu không phải quá khó hay tiền nhiều mà vấn đề là chất xám. Mọi người đều nhớ đến câu chuyện 173 hạt vừng của hãng Mc Donald, mỗi chiếc bánh của Mc Donald có đúng 173 hạt vừng dù nó được bán ở bất kỳ quốc gia nào. 173 hạt vừng có thể đúng có thể không nhưng rất dễ nhớ và xét về xây dựng thương hiệu nhưng họ đã thành công. Hay như Cocacola, hai người giữ bí mật của Cocacola không bao giờ được bay trên cùng một chuyến bay, nghe ly kỳ nhưng thật ra là rất bình thường bởi vì Ban giám đốc không thể bay cùng trên một chuyến bay. Tại sao khi xây dựng thương hiệu, DN ta không nghĩ đến những điều đơn giản như thế, nó đâu phải là cần nhiều tiền? Tại sao khi xây dựng thương hiệu DN ta vẫn có lối suy nghĩ bắt chước. Tôi vừa thấy một DN quảng bá tập trung xây dựng thương hiệu, slogan của họ là “thơm ngon tới giọt cuối cùng”. Nghe có quen không? quá quen vì nó bắt chước slogan của một sản phẩm bột ngọt của Mỹ... Làm thương hiệu như vậy rất mất cảm tình.Việc xây dựng thương hiệu cần có một hàm lượng chất xám cao và đôi khi chủ DN chưa nhận thức hết giá trị thực của DN mình. Khi tư vấn, 30% thời gian của tôi chỉ để thay đổi nhận thức, lối suy nghĩ của chủ DN về điều đó.

    Xin cảm ơn ông!

    Thanh Lương
    Tạp chí TCĐLCL - Số 2,3,4 Tháng 2 Năm 2008
    ( Thực hiện)

    Box : ông Ngô Trọng Thanh là người Việt duy nhất giảng về marketing có mức thù lao tương đương với các giáo sư người Mỹ, đã từng tư vấn thành công cho các DN tên tuổi như Viettel, May 10, gạch Thạch Bàn...và đang được mời những vị trí làm việc với mức lương tới 20.000 USD nhưng ông Thanh vẫn sẵn lòng tư vấn miễn phí cho những DN vừa và nhỏ. Ông tâm sự nghề tư vấn Maketing giống như nghề bác sỹ của các DN. “Khi DN tìm tới các chuyên gia tư vấn marketing nghĩa là họ đang có chuyện hoặc họ đang gặp một chuyện gì đó chưa có hướng giải quyết như doanh số không tăng hoặc giảm, thất bại tại thị trường mới. Người tư vấn marrketing phải là người túm được đầu sợi chỉ trong mớ bòng bong để lôi lên và gỡ dần từng nút thắt........”. Địa chỉ tư vấn qua thư điện tử của ông Thanh dành cho DN là: thanh.ngo@mancom.com.vn, nếu như bạn là DN và bạn đang cần “bác sĩ”, mời bạn ghé qua “phòng mạch” này để được chẩn bệnh...miễn phí nhé.
     

Share This Page