An Dương Vương-Thục Phán từ góc nhìn của người sưu tập cổ vật

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Aug 4, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    Từ những thanh kiếm cổ tìm được ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An tương tự như những thanh kiếm phát hiện được ở địa bàn của vương quốc Dạ Lang thời cổ, tác giả suy ra một hướng đi khác của người Thục và các bộ tộc Bách Việt trong con đường xuôi nam trước sức ép của quân Tần. Theo đó, có thể một bộ phận quý tộc người Ba Thục thay vì xuôi nam đã chạy sang hướng đông, tỵ nạn tại nước Sở. Khi Sở bị Tần diệt, họ lại chạy xuống Quý Châu (nước Dạ Lang) và Quảng Tây (nước Nam Cương). Một số tụ lại ở miền cực bắc của Văn Lang. Khi nhà Tần xâm chiếm lãnh thổ Tây Âu của Bách Việt, người Thục đã liên kết với người Bách Việt để đánh bại quân Tần. Đến khi nhà Tần bị diệt, mối đe dọa mới lại manh nha xuất hiện, đó là nước Nam Việt của Triệu Đà. Nhu cầu chính trị và quân sự lúc đó đã dẫn đến việc thành lập một liên minh mới giữa quý tộc Tây Âu với bộ phận người Lạc Việt của Hùng Vương nước Văn Lang, từ đó nhà nước Âu Lạc ra đời. Khi Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính, nhiều thủ lĩnh Âu Lạc rút chạy về phía nam, đến tận vùng Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay.

    ABSTRACT

    From the ancient swords found in the Thanh Hóa, Nghệ An and the similar swords discovered in the region of the ancient kingdom of Dạ Lang (Yelang), the author has inferred a different direction southwards of the Thục people and Bách Việt tribes under the pressure of the Qin dynasty. Hypothetically, part of the aristocrats of the Thục people might flee eastward, to, instead of southward. When the State of Chu was destroyed by the Qin dynasty, they ran down Guizhou (State of Yelang) and Guangxi (State of Nam Cương). Some gathered in the northernmost of the State of Văn Lang. When the Qin invaded Tây Âu territory of the Bách Việt, Thục people associated with the Bách Việt people to defeat the Qin army. When the Qin was destroyed, a new threat merged, that was the State of Nam Việt ruled by Triệu Đà. The political and military demand at that time led to the establishment of a new alliance between the aristocrats of Tây Âu with parts of the Hùng Kings of Lạc Việt, Văn Lang, from which the State of Âu Lạc was founded. When Âu Lạc was annexed by Triệu Đà, many Âu Lạc leaders had to retreat to the south, the region of present Thanh Hóa, Nghệ An.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Toàn văn: PDF
    DVD eBook Tuyển Tập Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển
     

Share This Page