Ấn Tín Và Chính Sách Phong Sắc Thần Linh Độc Đáo Đời Nguyễn Tây Sơn

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Sep 8, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    ẤN TÍN VÀ CHÍNH SÁCH PHONG SẮC THẦN LINH ĐỘC
    ĐÁO CỦA ĐỜI NGUYỄN TÂY SƠN

    LÊ XUÂN QUANG​
    Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam
    - Ấn dùng trong triều đình
    Đầu năm 1788, Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, đổi tên thành Đồ Bàn làm Hoàng Đế thành. Khi Nguyễn Huệ chiếm Phú Xuân rồi ra Bắc đánh bại chúa Trịnh, Nguyễn Nhạc lo ngại khó kiềm chế Nguyễn Huệ nên vội vã lấy cớ ra tăng viện đi suốt ngày đem ra Thăng Long để dò xét tình hình. Sau khi anh em cùng về Nam, Nguyễn Nhạc xưng Trung ương Hoàng đế, phong Nguyễn Huệ làm Bắc bình vương cai quản từ đèo Hải Vân trở ra Nghệ An; phong Nguyễn Lữ làm Đông định vương cai quản đất Gia Định. Ấn tín dùng thời Thái Đức là: “Quảng vận chi bảo”.
    Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Chiếu lên ngôi có câu: … Anh (Nguyễn Nhạc) thì lãng nghĩa chỉ mong giữ một phủ Quy Nhơn, tự giáng mình làm Tây chúa…”.
    - Triều vua Quang Trung dùng ấn
    “Sắc mệnh chi bảo. Đến đời Cảnh Thịnh quân Nguyễn Ánh liên tiếp tấn công ra vùng Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc phải cho người ra Phú Xuân cầu cứu. Cảnh Thịnh cho quân vào đánh lui quân Nguyễn Ánh rồi chiếm luôn thành trì, khiến cho Nguyễn Nhạc uất ức mà chết. Năm 1801, vua Cảnh Thịnh đổi niên hiệu là Bảo Hưng lại dùng ấn: “Quảng vận chi bảo” thay ấn: “Sắc mệnh chi bảo”.
    - Ấn dùng trong phong sắc thần linh
    Ấn dùng trong sắc thần linh của triều Nguyễn Tây Sơn có bốn chữ “Tiên nhu chi bảo (chữ Hán)”, có học giả chép sai là: “Hòa nhu chi bảo” vì nhầm tự dạng chữ “Tiên (@) ra chữ : “Hòa (@)”.
    Tiên (@) nghĩa là hạt lúa cánh dẻo thơm mới mọc; Nhu (@) nghĩa làm mềm nhuần như mưa xuân tưới cho cây cối. Ý nói các vị thần linh âm phù cho được gió thuận mưa hòa và cây lúa cánh mọc mầm xanh tươi tốt mới là của báu. Một điều đáng lưu ý là ấn các triều đại khác phong thần đều dùng ấn có bốn chữ: “Sắc mệnh chi bảo”.
    - Triều Nguyễn Tây Sơn phong sắc thần linh liên tục
    Các triều đại khác phong sắc thần linh vào các dịp vua, chúa lên nối ngôi, hoặc có một điềm lành, một sự kiện lớn lao trong nước. Triều Nguyễn Tây Sơn phong sắc thần linh liên tục từ năm Quang Trung thứ hai (1789), vì năm đầu mới lên ngôi còn ở Phú Xuân.
    Hơn 40 năm cộng tác với Bảo tàng nhiều tỉnh tôi phát hiện được nhiều sắc phong thần đời Nguyễn Tây Sơn có niên hiệu Quang Trung thứ hai (1789), thứ ba (1790), thứ tư (1791), thứ năm (1792). Năm đầu Cảnh Thịnh (1793), thứ hai (1794), thứ ba (1795), thứ tư (1796), thứ năm (1797), thứ sáu (1798), thứ bảy (1799), thứ tám (1800). Niên hiệu Bảo Hưng năm đầu 91801), Bảo Hưng năm thứ hai (1802).
    Niên hiệu Cảnh Thịnh đổi niên hiệu Bảo Hưng vào năm 1801, sau khi vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản từ thành Phú Xuân dời ra Thăng Long, để tổ chức lực lượng chống quân Nguyễn Ánh, nên lòng sắc phong thần có câu:
    Quốc gia quang trạch Bắc Kinh
    Tân nguyên thí lệnh (chữ Hán)
    Nghĩa là:
    Nay nhà nước đóng đô thành Bắc.
    Thi hành lệnh mới tân nguyên.
    Hiện nay tôi có thêm ba đạo sắc phong: Hai đạo ở đền Phong cốc, xã Tân Khánh, huyện Vụ Bản (Nam Định); một đạo ở đền Cầu Đằng, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình). Ba đạo sắc phong này đều đề ngày 17 tháng 5 năm Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Hưng thứ hai, tính sang dương lịch là ngày 17 tháng 6 năm 1802. Xin phiên âm và dịch nghĩa một trong ba đạo sắc phong thần đó (viết riêng kèm theo).
    Tính từ ngày phong các đạo sắc trên đến ngày vua Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản) bị bắt có 35 ngày.
    Chứng tỏ chính sách phong sắc thần linh của triều Nguyễn Tây Sơn khác hẳn với chính sách phong thần các triều đại khác, ngay trước nguy cơ diệt vong vẫn cố gắng củng cố uy tín trong mọi mặt chính sự, trong đó có chính sách phong sắc thần linh thật độc đáo.
    1/ Niên hiệu Quang Trung thứ nhất là năm Mậu Thân (1788), thì tháng 12, vua Quang Trung hãy còn đóng quân ở Tam Điệp (Ninh Bình), đến đầu tháng giêng năm thứ hai, mới đánh đuổi được quân Thanh và bắt đầu phong sắc thần linh vào năm đó.
    Khi sát nhập tỉnh Hà Nam Ninh có gần hi chục đạo sắc phong thần đời Nguyễn Tây Sơn. Qua các đợt kiểm kê văn hóa tiếp và sưu tầm đến năm 1990 lên tới:
    Quang Trung nhị niên (1789): 11 (một dạo phong Mẫu Phủ Dầy chuyển vào Bảo tàng Quang Trung).
    Quang Trung tam niên (1790): 7
    Quang Trung tứ niên (1791): 3
    Quang Trung ngũ niên (1792): 28 (một đạo chuyển Bảo tàng Quang Trung).
    Cảnh Thịnh nguyên niên (1792): 12
    Cảnh Thịnh nhị niên (1794): 12
    Cảnh Thịnh tứ niên (1796): 42 (hai đạo chuyển Bảo tàng Quang Trung).
    Cảnh Thịnh ngũ niên (1797): 1
    Cảnh Thịnh lục niên (1798): 1
    Cảnh Thịnh thất niên (1799): 1
    Cảnh Thịnh bát niên (1800): 2
    Bảo Hưng nguyên niên (1801): 2
    Bảo Hưng nhị niên (1802): 2 (2 đạo chuyển Bảo tàng Quang Trung).
    Tổng cộng 127 đạo
    Phiên âm:
    Sắc Câu Mang hoàng đế Hộ Quốc An dân, uy linh, Diệu cảm, Hoằng hưu, Hồng diệu, Quảng Khánh, Hậu trạch, Chí nhân, Cương nghị, Hùng lược, Phu khánh, Uy linh, Cảm điệu, Phổ huệ, Trạch dân, Trí dũng, Thần đoán, Diễn Khánh, Huy ứng, Tuy lộc, Tổng phúc, Khải vận, Trợ thắng, Định uy, An dân, Trợ quốc, Khắc định, Trợ uy, Cung nhân, Lệ Vũ, Khang quốc, Đinh uy, Phấn đoán, Thịnh đức, Hộ sĩ, Phong công, Vĩ tích, Hùng lược, Duệ tiết, Thông minh, Duệ trí, Hùng nghị, Cường kiện, Thùy hưu, Cao minh, Chiêu dong, Anh triết, Ôn hòa, Thịnh đức, Đại công, Hoằng hưu, Diên huống, Tập khánh Đại vương.
    Âm dương hợp đức. Sơn hải trừu tinh. Liễm ngũ khánh dĩ tích dân canh tạc hựu an điềm chi chỉ. Hiệp bách linh nhi hộ quốc triệu bồi ninh xương đại chi cơ.
    Trạc dương nẫm trứ anh thanh.
    Bao biểu tái gia hiển tặng.
    Quốc gia quang trạch Bắc Kinh tân nguyên thi lệnh. Lễ hữu đăng trật, ưng gia phong mỹ tự tam tự. Khả gia phong: Câu Mang hoàng đế, Hộ quốc, An dân, Uy linh, Diệu cảm, Hoằng hưu, Hồng diệu, Quảng khánh, Hậu trạch chí nhân, Cương nghị, Hùng lược, Phu khánh, Uy linh, Cảm diệu, Phổ huệ, Trạch dân, Trí dúng, Thần đoán, Diến khánh, Huy ứng, Tuy lộc, Tổng phúc, Khải vạn Trợ thắng, Đinh uy, An dân, Trợ quốc, Khắc địch, Trợ uy, Cung nhân, Lệ vũ, Khang quốc, Định uy, Phấn đoán, Thịnh đức, Hộ sĩ, Phong công, Vĩ tích, Hùng lược, Duệ triết, Thông minh, Duệ trí, Hùng nghị, Cường kiện, Thùy hưu, Chiêu dong, Anh triết, Ôn hòa, Thịnh đức, Đại công, Hoằng hưu, Diên huống, Tập khánh, Hậu đức, Phong công, Phổ trạch Đại vương, Cố sắc.
    Bảo Hưng nhị niên, ngũ nguyệt, thập thất nhật.
    Tạm dịch nghĩa:
    Sắc cho Cao Mang hoàng đế, Hộ quốc, An dân, Uy linh, Diệu cảm, Hoằng hưu, Hồng diệu, Quảng khánh, Hậu trạch, Chí nhân, Cương nghị, Hùng lược, Phu khánh, Uy linh, Cảm diệu, Phổ huệ, Trạch dân, Trí dũng, Thần đoán, Diễn phúc, Huy ứng, Tuy lộc, Tổng phúc, Khải vận, Trợ thắng, Định uy, An dân, Trợ quốc, Khắc địch, Trợ uy, Cung nhân, Lệ vũ, Khang quốc, Định uy, Phấn đoán, Thịnh đức, Hộ sĩ, Phong công, Vĩ tích, Hùng lược, Duệ triết, Thông minh, Duệ trí, Hùng nghị, Cường kiện, Thùy hưu, Cao minh, Chiêu dong, Anh triết, Ôn hòa, Thịnh đức, Đại công, Hoằng hưu, Diên huống, Tập khánh Đại vương.
    Âm dương hợp đức. Non nước nuôi tinh.
    Góp năm phúc để cho dân cày cấy mở mang an điềm nghiệp lớn.
    Họp bách linh mà giúp nước đắp vun nên vĩ đại mọi công trình.
    Tiếng linh thiêng rõ tiếng đồn.
    Bao biểu lại thêm hiển tặng.
    Vì nay: Nhà nước đóng đô thành Bắc, thi hành lệnh mới tân nguyên. Lễ có lên bậc, nên gia phong ba chữ đẹp. Khả phong: Cao Mang hoàng đế, Hộ quốc, An dân, Uy linh, Diệu cảm, Hoằng hưu, Hồng diệu, Quảng khánh, Hậu trạch, Chí nhân, Cương nghị, Hùng lược, Phu khánh, Uy linh, Cảm diệu, Phổ huệ, Trạch dân, Trí dúng, Thần đoán, Diễn phúc, Huy ứng, Tuy lộc, Tống phúc, Khải vận, Trợ thắng, Định uy, An dân, Trợ quốc, Khắc địch, Trợ uy, Cung nhân, Lệ vũ, Khang quốc, Định uy, Phấn đoán, Thịnh đức, Hộ sĩ, Phong công, Vĩ tích, Hùng lược, Duệ triết, Thông minh, Duệ trí, Hùng nghị, Cường kiện, Thùy hưu, Cao minh, Chiêu dong, Anh triết, Ôn hòa, Thịnh đức, Đại công, Hoằng hưu, Diên huống, Tập khánh, Hậu đức, Phong công, Hậu trạch Đại vương.
    Cho nên có sắc mệnh này!
    Ngày 17 tháng 5 niên hiệu Bảo Hưng thứ 2 (1802).
    Thông báo Hán Nôm học 1998 (tr.357-363)

    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page