Ảnh hưởng của trị liệu ozone đối với nồng độ TNF-α huyết tương trên thỏ bị bỏng thực nghiệm

Discussion in 'Tạp Chí Y Học' started by admin, Jan 17, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    TNF-α là một cytokine tiền viêm có vai trò làm tăng phản ứng viêm tại vết thương. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của phương pháp trị liệu bằng ozone đối với nồng độ TNF-α huyết tương của thỏ bị bỏng nhiệt thực nghiệm. Tổng số 24 thỏ bị bỏng, chia thành 4 nhóm (6 thỏ/nhóm): nhóm rửa tại chỗ bằng nước muối sinh lý, nhóm rửa nước ozone, nhóm rửa nước ozone kết hợp với sục ozone vào máu tự thân (OAHT) và nhóm điều trị bằng kem silvirin 1%. Đo nồng độ TNF-α huyết tương bằng phương pháp ELISA. Kết quả cho thấy: nồng độ TNF-α huyết tương trong máu ngoại vi tăng cao rõ rệt sau bỏng ở tất cả các nhóm (p < 0,01); tuy nhiên, ở nhóm thỏ bỏng điều trị tại chỗ bằng ozone kết hợp với OAHT, nồng độ TNF-α trong huyết tương thấp nhất so với các nhóm khác tại thời điểm sau 1 tuần điều trị (p < 0,01).



    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     
    Last edited: Apr 26, 2014

Share This Page