Ba bài thơ cổ khắc trên vách đá chùa Hang

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Dec 31, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    NGUYỄN ĐÌNH HƯNG
    Sở Văn hóa Thông tin Thái Nguyên

    Chùa Hang (động Tiên Lữ) nằm ở trung tâm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng trong vùng, chùa Hang cũng luôn là nguồn cảm xúc cho các thi sĩ bày tỏ những tình cảm, bằng những vần thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Gần đây, Bảo tàng Thái Nguyên đã phát hiện ra 3 bài thơ cổ được người xưa khắc trên vách đá chùa Hang, những bài thơ rất hay của các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam. Để giới thiệu với khách tham quan biết về một danh thắng nổi tiếng này, chúng tôi xin giới thiệu 3 bài thơ mới phát hiện cùng bạn đọc.

    Tấm bia thứ nhất được tạc trên vách đá bên trái cửa vào chùa Hang. Bia có kích thước cao 80 cm, rộng 60 cm. Diềm bia để trơn, nét chữ khắc trên bia tự dạng to, rơ ràng, chữ viết theo lối chân phương. Nhan đề của bia cũng khắc cùng tự dạng như nội dung văn bia. Đây là một bài thơ chữ Hán làm theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Điều lư thú là tác giả bài thơ này là Đặng Nghiệm, bạn đồng ấu với Vũ Quỳnh. Vũ Quỳnhcũng có 1 bài thơ khắc đối diện với bài thơ củaĐặng Nghiệm ở đây; ông là một trong những người đã đỗ Tiến sĩ, cùng khoa với Đỗ Cận.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Bài thơ thứ nhất:
    仙侶 洞 留 題
    認 著 天 門 窄
    看 來 鬼 鑿 奇
    壺 藏 仙 世 界
    遊 客 具 偏 宜

    Phiên âm:
    Tiên Lữ động lưu đề
    Nhận trứ thiên môn trách

    Khán lai quỷ tạc kỳ
    Hồ tàng tiên thế giới
    Du khách cụ thiên nghi.

    Dịch nghĩa:
    Đề thơ tại động Tiên Lữ
    Nhận ra cửa trời hẹp
    Nhìn vào hiểm lạ kỳ
    Bầu đựng giới thần tiên
    Du khách đi chơi khắp.

    Bên cạnh bài thơ chữ Hán nói trên, là bài thơ bằng chữ Nôm (bài thơ thứ 2) được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vẫn của tác giả Đặng Nghiệm như sau:

    Hựu quốc ngữ
    Đỉnh cao ngàn trượng cơi sơn lăng
    Cớ vị tinh thần bắt đến chăng ?
    Vạn quãng ta hay tìm tới được
    Đưa về tiếng vỗ mấy trăm tầng.
    (Hữu Bình bỉ du Đồng tổng tri An Việt Trúc Khê
    Đặng Nghiệm Hồng Đức Đinh Tỵ niên).

    Tác giả Đặng Nghiệm có tên hiệu là An Việt Trúc Khê, giữ chức Đồng tổng tri, như trên đã nói là bạn đồng ấu với Vũ Quỳnh. Chưa rơ thân thế, sự nghiệp mà chỉ biết bài thơ của ông khắc ở chùa Hang vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Hồng Đức thứ 26 (1497), khi tác giả du ngoạn thăm thắng cảnh chùa Hang đang giữ chức Đồng tổng tri.

    Tấm bia thứ 2 ở bên phía tay phải có kích thước cao 50cm, rộng 60cm được khắc ở vị trí thấp sát chân cột đá có hình Lin Ga trong động chùa Hang. Bia cũng để trơn, không có trang trí hoa văn. Tên bia cũng khắc cùng tự dạng. Nội dung cũng là một bài thơ chữ Hán, chữ được viết to, rơ. Phiên âm như sau:

    遊 仙 侶 洞 作
    洞 裏 有 天 皆 化 日
    壺 中 無 地 不 春 風
    仙 家 世 界 欣 奇 遇
    宜 我 道 心 閑 保 沖

    Phiên âm:
    Du Tiên Lữ động tác
    Động lư hữu thiên giai hóa nhật
    Hồ trung vô địa bất xuân phong
    Tiên gia thế giới hân kỳ ngộ
    Nghi ngã đạo tâm nhàn bảo xung
    (Hữu Đốc Trai, Vũ Quỳnh Yến Ôn).

    Dịch nghĩa:
    Làm khi đến chơi động Tiên Lữ
    Trong động trời riêng ngày ngày đổi khác
    Trong bầu không có nơi nào lại chẳng có gió xuân thổi tới.
    Thế giới người tiên hân hoan kỳ ngộ
    Thật thính hợp với đạo tâm ta, tĩnh lặng hưởng thú nhàn.
    (Vũ Quỳnh, hiệu Đốc Trai, Yến Ôn).

    Về tác giả Vũ Quỳnh (1453 - 1516), ông có tự là Thủ Phác và Yến Ôn, hiệu là Đốc Trai và Thạch Ổ, quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm 26 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1478), cùng khoa với Đỗ Cận, người huyện Phổ Yên, xứ Thái Nguyên. Làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư, Nhập thị kinh diên, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp, Sứ quán tổng tài. Ông là một học giả có uy tín, một thầy giáo đạo cao đức trọng đương thời. Ông sinh ra ở làng khoa bảng có nhiều người đỗ đạt, trong đó có dòng họ Vũ của ông khá nổi tiếng. Con trai ông là Vũ Cán đỗ Hoàng giáp năm 1502, làm quan tới chức Lễ bộ Thượng thư; con rể là Lê Nại đỗ Trạng nguyên năm 1505.

    Ngoài việc có công giảng dạy, Vũ Quỳnh còn có nhiều đóng góp với học thuật nước nhà. Ông là soạn giả bộ sử Việt giám thông khảo (Đại Việt thông giám) viết xong năm 1511; và còn có công chỉnh lư lại cuốn Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, đặc biệt là có lời bàn về 22 truyện cổ tích ở cuốn sách đó. Vũ Quỳnh không những là một soạn giả mà còn là một nhà thơ. Tác phẩm của ông có Tố Cầm tập và ba bài thơ chép trong cuốn Toàn Việt thi lục cùng một bài thơ mới phát hiện viết về chùa Hang của tỉnh Thái Nguyên.

    Trên đây là ba bài thơ cổ được hai tác giả cùng thời cảm xúc về cảnh đẹp chùa Hang. Bài thơ chữ Hán Du Tiên Lữ động lưu đề của Đặng Nghiệm được làm theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, ư tứ của bài thơ khá sâu sắc, mà ở đây mới chỉ dịch ư, chưa thể lột tả được cái “thần” của bài thơ. Qua đó chỉ mới thấy phần nào cái hay, cái cảm xúc dạt dào của Đặng Nghiệm ca ngợi cảnh đẹp của chùa Hang.

    Liền ngay sau bài thơ trên có một bài thơ chữ Nôm. Qua bài thơ Nôm này tác giả đã hết lời ca ngợi cảnh đẹp núi non chùa Hang, đồng thời như khuyến khích mọi người tìm về thưởng thức cảnh đẹp nơi đây.

    Ba bài thơ cổ mới phát hiện được ở chùa Hang, huyện Đồng Hỷ có giá trị văn học nhất định, góp phần khẳng định đây là một danh lam thắng cảnh có tiếng của tỉnh Thái Nguyên xưa và nay./.

    (Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (74) 2006; Tr.76-78)
     
    Last edited: Jan 8, 2015

Share This Page