Tóm tắt Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIX, một phần miền Trung Việt Nam (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) là lãnh thổ của vương quốc Lâm Ấp - Champa. Mặc dù vương quốc này không còn tồn tại, nhưng những di sản văn hóa Champa gồm kiến trúc đền tháp, thành lũy, các công trình khai thác nước, các tác phẩm điêu khắc… vẫn còn hiện diện rõ nét với thời gian. Các di sản văn hóa này là tài sản quý giá của dân tộc và nhân loại. Tuy nhiên, hiện các di sản văn hóa Champa, trong đó có các tác phẩm điêu khắc, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất mát, xuống cấp và nhất là vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của chúng vẫn đang ở mức rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế bảo tồn các tác phẩm điêu khắc Champa ở Thừa Thiên Huế nói riêng, miền Trung nói chung, bài viết đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các tác phẩm điêu khắc Champa, nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản quý giá này. ABSTRACT From the 2nd century to the 19th century, part of central Vietnam (from Quảng Bình Province to Bình Thuận Province) was the territory of the Kingdom of Linyi - Champa. Although that kingdom no longer exists, but Cham cultural heritages including temple-towers, ramparts, waterworks, sculptural works... still exist. Those cultural heritages are valuable assets of the nation and humanity; however, many of them, including sculptural works, are facing with the risk of loss and degradation; especially, there are limitations in preserving and promoting them. Based on current preservation activities in Thừa Thiên Huế and Central Vietnam, the author suggests somesolutions of preserving and promoting Cham sculptural works.https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq Toàn văn: PDF