Bộ trưởng Bộ Truyền thông Lê Doãn Hợp: Nghề báo như cánh chim báo bão

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Bộ trưởng đầy tâm huyết của giới truyền thông đã vào đề ngay khi tôi chưa kịp nói gì, cảm giác hơi e dè của tôi biến mất khi ông cất những câu đầu tiên “Con người càng sống bình dị bao nhiêu thì càng sống thọ bấy nhiêu và càng dễ sống bấy nhiêu. Đúng không?” Bắt đầu từ câu chuyện của người làm báo đã ngấm vào máu thịt tự bao giờ, sự say nghề truyền lửa sang những người xung quang khi ông nói bằng giọng xứ Nghệ, vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt và dữ dội với gió cát, bão giông, nắng lửa, nơi đã sản sinh ra những anh tài cho đất nước.

    “Trong xã hội có 4 nghề nếu có tài mà lại có tâm thì tuyệt vời. Một là nghề thầy thuốc, hai là nghề thầy giáo, ba là nghề kiến trúc, bốn là nghề nhà báo. Nghề báo như cánh chim báo bão. Nhà báo chê đúng, khen đúng là khó. Người Việt Nam mình có nhược điểm thích người nào thì đưa hết ưu điểm để nói, không thích người nào lại mang hết khuyết điểm để chê mà không đề cập đến ưu điểm. Đó là những biểu hiện không công minh, khách quan, đàng hoàng. Chưa nói là còn xuyên tạc, thêu dệt, bóp méo, kéo dài làm sai lệch mọi sự thật. Nghề làm báo phải có tính chiến đấu cao, bản lĩnh vững vàng, văn hoá tốt, khi khen hay chê phải nhìn bằng con mắt tổng hợp vừa kinh tế, vừa chính trị, vừa văn hoá. Khi mình chê, khen họ đọc xong cảm thấy đúng, coi như được thuyết phục. Làm báo phải hướng thiện cao, phải biết tôn vinh dân tộc và đề cao thương hiệu quốc gia.”

    Quản lý là công việc thực sự khó khăn, phức tạp nhất là với ngành truyền thông bùng nổ và phát triển mạnh như bây giờ, thưa ông?

    Quản lý là quản có lý, đòi hỏi phải có bản lĩnh và quyết đoán. Một người quyết đoán là người hình dung được tương lai. Khi tính toán đưa lên bàn cân giữa hai bên được và mất. Khi tổng cái được lớn hơn cái mất là làm, làm sao để được về văn hoá, kinh tế, chính trị xã hội. Một đàn chim trên trời, nó có thể bay từ châu lục này sang châu lục khác, không lệch ngày sai hướng, vì có con đầu đàn. Không có con dẫn đầu, chưa chắc cả đàn đã về đúng đích.

    Mỗi chức danh là một phương tiện, nhận diện đúng chức danh của mình, có nghĩa là nhận đúng công suất phương tiện mà mình có, để hành động lút ga và hết công suất.

    Trong công việc hành động quyết liệt, quyết tâm làm tới cùng, vậy ông có gặp lực cản của ngoại cảnh tác động?

    Có chứ. Trong cuộc đời làm cán bộ tôi nhận thấy rằng: Người tiến công thì những người phòng ngự không thích, đó là tất yếu. Bởi vì người phòng ngự muốn làm vừa phải, làm nhẹ nhàng, đơn giản. Những người tiến công không bao giờ chịu dậm chân tại chỗ, bởi họ muốn đất nước đi lên nhanh hơn. Rõ ràng, tiến công hay phòng ngự đều có người không vừa lòng. Nhưng tiến công bao giờ cũng dễ bảo vệ mình hơn và dễ được xã hội chấp nhận hơn và khi đa số xã hội chấp nhận thì đó là phần thưởng dành cho mình. Trong thực tế, tất cả những người phòng ngự sẽ không có gì để nói.

    Cụ thểBộ trưởnggặp phải vướng mắc là vấn đề gì?

    Cuộc sống hiện nay đang từng bước chứng minh: Kẻ thù lớn nhất của phát triển nhanh là bảo thủ. Mà bảo thủ là không hình dung được tương lai, cứ muốn kéo dài kinh nghiệm của chính mình khi nó đã lỗi thời. Lãng phí lớn nhất của chúng ta hiện nay là thời gian. Không nên kể ta đã sống được bao lâu, mà quan trọng hơn là ta đã làm được những gì. Thời gian là của từng dân tộc, từng gia đình, từng người. Phải hiểu ta đang sống là ta đang đi dần vào cõi chết, nên phải sống tiết kiệm thời gian để có ích nhiều hơn. Lực níu lớn nhất của chúng ta hiện nay là sự trì trệ của chính mình. Một tập thể 10 người, có 6 người tiến công sẽ kéo được 4 người phòng ngự tiến lên. Ngược lại 6 người phòng ngự sẽ níu kéo 4 người tiến công lùi lại. Chúng ta phải nêu gương, vận động, thuyết phục, xung trận, làm cho đội hình tiến công ngày một tăng, một đông, chắc chắn đất nước ta, dân tộc ta sẽ phát triển tiến bộ rất nhanh.

    Bộ trưởng đã từng nói “Phát triển kinh tế gắn liền với văn hoá” , thật ra một xã hội lớn mạnh bền vững là một xã hội hùng hậu về kinh tế và có chiều sâu văn hoá. Để được như vậy chúng ta phải ổn định trật tự xã hội bắt đầu từ từng cá nhân của mỗi công dân biết ý thức và tự chủ...?
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Ông cha ta có câu “một người lo bằng kho người làm”. Vấn đề là Đảng ta cần đào tạo ra nhiều người lo để nhiều người có việc làm. Đảng cho đảng viên làm kinh tế tư nhân. Bởi vì kinh tế tư nhân là lợi ích trực tiếp nên trách nhiệm và sáng tạo cao nhất. Con người khi nào tự tin tự chủ là khi đó sáng tạo nhất. Khi nào còn được dựa dẫm khi đó ỷ lại và thiếu sáng tạo. Chúng ta cần tạo ra một xã hội mà mỗi người đều tự tin tự chủ với chính mình, sẽ là động lực để cả xã hội phát triển. Có văn hoá, có kinh tế là xã hội được cả tinh thần và vật chất. Việt Nam muốn phát triển nhanh phải làm được hai điều. Tạo ra được hào khí hành động, để chứng minh dân tộc mình, đất nước mình. Thứ hai là phải có động lực để nuôi dưỡng hành động. Động lực chính là lợi ích chân chính. Chúng ta có 4 việc cần phải làm:

    -Thứ nhất: Kinh tế phát triển nhanh.

    -Thứ hai: Chống tiêu cực tốt.

    -Thứ ba: Phát huy dân chủ thực sự. Dân chủ là để tập hợp nhân tài. Dân chủ là để ít phạm sai lầm. Dân chủ là để thông thoáng tư tưởng và Dân chủ là văn minh của thời đại.

    -Thứ tư: Chăm lo cho văn hoá để tạo nền tảng tinh thần cho mọi sự phát triển.

    Nhiệm vụ chính trị của Đảng là kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hoá là nền tảng tinh thần và dân chủ là động lực phát triển. Bốn vấn đề này như 4 bánh xe của cỗ xe công nghiệp hoá, nếu làm không đồng bộ thì cỗ xe công nghiệp hoá không thể tiến lên được.

    Câu chuyện bên lề ông nói với tôi không nằm trong buổi phỏng vấn nhưng thú vị. Người đã từng kinh qua những cương vị lãnh đạo cốt cán mở lòng thật cởi mở. Đúng thế, tôi đã đọc được nơi ông ngoài một người lãnh đạo cương quyết, đầy nhiệt huyết, ông còn là một người tinh tế và rất sâu sắc...

    “Văn hoá là thế nào? Người có văn hoá là người xuất hiện ở đâu cũng làm cho người khác dễ chịu, vì người đó luôn luôn phát hiện đúng các giới hạn và biết dừng đúng các giới hạn. ở với người có văn hoá mình không cảm thấy bị phiền lòng, lúc nào cũng có hứng thú và trong đó luôn có sự tôn trọng. Chú vẫn bảo với con trai lấy vợ nên có 3 tiêu chuẩn. Thứ nhất là đức tính, mà phụ nữ là dịu dàng, kín đáo, tế nhị. Thiếu 6 chữ đó không còn là phụ nữ nữa. Còn người đàn ông phải đảm bảo 6 chữ: Cao thượng, độ lượng, vị tha. Thiếu 6 chữ đó không còn là đàn ông nữa. Trong nhà 2 người cùng tính cách, cùng cực là đẩy nhau. Cha ông mình bảo “Môn đăng hậu đối.” “Gái chọn tông, chồng chọn giống”. Viên gạch của nhà máy này là khác, viên gạch của nhà máy kia là khác, công nghệ lò nung khác nhau, tiêu chuẩn gạch khác nhau. Đức tính, gia đình, ngoại hình là 3 tiêu chuẩn để hình thành một con người hoàn thiện. Tiêu chuẩn thứ 3 mới đến ngoại hình. Hầu hết những người có văn hoá là những người có học, nhưng không phải tất cả những người có học đều có văn hoá. Có những người văn hoá chỉ lớp 1, lớp 2, họ sống với ai cũng dễ chịu không thể coi đấy là người không có văn hoá. Văn hoá thực chất cao lắm....”

    Xin trân trọng cảm ơn ông.

    Trần Mỹ Hiền ( thực hiện)
    Tạp chí TCĐLCL - Số 2,3,4 Tháng 2 Năm 2008
     

Share This Page