Bùng nhùng chuyện thép phế liệu nhập khẩu

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Hội nghị chuyên đề về nguyên liệu thép phế liệu nhập khẩu vừa được tổ chức trong bối cảnh các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu bị Cảnh sát Môi trường và Sở Tài nguyên Môi trường TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh giữ lại từ tháng 9/2007 đến nay vẫn chưa được thông quan. Số thép phế liệu này lên tới 6.685 tấn, trị giá khoảng 2,5 triệu USD. Lý do 2 cơ quan này đưa ra là, việc nhập khẩu các lô hàng vi phạm điều 43 Luật Bảo vệ môi trường: "Lô hàng bị rỉ mốc, có mùi hôi".

    Doanh nghiệp kêu cứu

    Tại Hội nghị, 5 doanh nghiệp nhập khẩu đều khẳng định, đây là các loại thép mỏng và các loại đồ hộp thu hồi, được đóng thành bánh chứa trong các container. Theo các doanh nghiệp, điều 43 quy định: "Phế liệu nhập khẩu phải được phân loại, làm sạch, không lẫn vật liệu, vật phẩm, các tạp chất nguy hại" thì những lô hàng này hoàn toàn hợp pháp. Vinacontrol Hồ Chí Minh khẳng định: lô hàng có thể đưa vào nấu luyện thu hồi thép phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường, không có chứa chất độc hại với môi trường và con người.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam và các đơn vị thành viên cho biết: Hiện nay có doanh nghiệp phải nộp tới 40 triệu đồng/ngày do bị lưu giữ, nếu không tìm cách thông quan cho các doanh nghiệp thì khả năng sẽ có doanh nghiệp phá sản. Đại điện các ban ngành cho rằng, điều 43 của Luật Môi trường hiện chưa rõ ràng, nên khi áp dụng, các bên đã có những ý kiến trái ngược nhau, vì vậy cần phải xây dựng danh sách các chất không được phép có lẫn trong các lô hàng nhập về. Nếu xây dựng được danh mục ấy, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng chỉ cần căn cứ vào danh mục đó để thực hiện.

    Buộc tái xuất

    Sau 3 tháng tạm giữ, hàng nghìn tấn thép phế liệu của Công ty TNHH Thương mại Anh Trang đã bị buộc tái xuất về nước xuất khẩu và bị xử phạt hành chính. Nhiều ý kiến doanh nghiệp và Hiệp hội Thép cho rằng, việc xử phạt là không có cơ sở và cần phải cho thông quan. Song, Cục Cảnh sát môi trường (CSMT) - Bộ Công an lại khẳng định, việc xử lý của các cơ quan chức năng là hoàn toàn phù hợp và đầy đủ căn cứ!

    Tuy nhiên, việc buộc phải tái xuất về nước xuất khẩu và xử phạt hành chính đã có khá nhiều ý kiến bàn luận xung quanh. Theo ông Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cách giải quyết tốt nhất cho hàng nghìn tấn thép phế liệu đang bị Hải quan “ách” lại là “cho phép thông quan lô thép phế để các doanh nghiệp nấu luyện, giải tỏa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo về môi trường”. Ông Cường cũng đề nghị nên sớm thống nhất xem có cho phép nhập khẩu thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phôi thép hay không. Hiệp hội Thép cũng khuyến cáo rằng, giá thép tăng cũng do tác động từ... những lô phế liệu còn bị ách lại như thế này(!?).

    Về việc này Cục CSMT khẳng định, việc phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng (CSMT, Hải quan, Tài nguyên & Môi trường) là hoàn toàn phù hợp, có đầy đủ căn cứ. Các vụ việc này được Cục CSMT cho biết cụ thể như sau: Ngày 9-10-2007, Phòng 3, Cục CSMT phối hợp Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực I, Cát Lái và Sở Tài nguyên & Môi trường TP Hồ Chí Minh làm việc với 2 chủ hàng nhập thép phế liệu dạng các loại lon, ống bơ được ép thành khối đưa về cảng Sài Gòn. Sau đó, ngày 12-10, lực lượng liên ngành tiếp tục kiểm tra lô hàng nhập thép phế liệu dạng lon, ống bơ ép thành khối do Công ty TNHH Thương mại Anh Trang có địa chỉ tại TP Hải Phòng nhập về, bán cho Công ty Thép Miền Nam. Thực hiện hợp đồng này, Công ty Anh Trang đã nhập về 67 container có nguồn gốc từ Philippines qua cửa khẩu Cát Lái, khu vực I, số lượng 1.536,84 tấn (theo các tờ khai hàng hóa nhập khẩu 32002; 32004; 32010, ngày 10-9-2007 của 61 container).

    Tại cảng Cát Lái, Cục CSMT tiến hành kiểm tra xác suất 5 /67 container, tại cảng Khánh Hội kiểm tra xác suất 3/24 container. Tất cả các container được kiểm tra đều cho thấy hàng hóa gồm các loại lon kim loại phế liệu chưa được phân loại và làm sạch, ép thành khối, bốc mùi hôi thối, khó chịu. Cục CSMT xác định số hàng nhập khẩu trên của Công ty Anh Trang là không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu theo quy định tại khoản 1, điều 43, Luật Bảo vệ môi trường và Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 8-9-2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, Công ty Anh Trang còn ký hợp đồng mua bán với Nhà máy luyện cán thép Lưu Xá, thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên, có địa chỉ tại TP Thái Nguyên phế liệu ép thành khối, trọng lượng 2.150 tấn.

    Tiếp đó, Công ty cổ phần Kim khí TP Hồ Chí Minh, địa chỉ tại quận 1, TP Hồ Chí Minh bị phát hiện khi đang làm nguội phôi thép các loại tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Tân Bình. Công ty này đã nhập khẩu lô thép phế liệu được ép thành khối gồm 13 container, số lượng 309 tấn, nguồn gốc từ Philippines. Các lô hàng này cũng chưa được phân loại, làm sạch, có tạp chất bám dính, đất cát, gỉ sét, bốc mùi khó chịu... Mặc dù Vinacontrol có chứng thư giám định số 07GO2HQ0506 đối với lô hàng nhập khẩu của Công ty Anh Trang, cho rằng đạt tiêu chuẩn nhập khẩu, nhưng Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 có Văn bản thẩm định số 1197/KT3 - N1. Văn bản này kết luận: “Khi mở container để tiến hành giám định, các giám định viên nhận thấy có mùi nồng nặc, khó chịu nên không thể tiếp cận giám định toàn bộ lô hàng.

    Qua đánh giá sơ bộ, lô hàng được đóng thành từng khối bao gồm các loại vỏ lon, nắp chai bằng kim loại, trong đó có lẫn dây thép, bao nilon, vỏ chai nhựa”. Đối chiếu các quy định tại điều 43, Luật Bảo vệ môi trường, Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 8-9-2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng kết quả giám định khoa học nói trên, đủ cơ sở kết luận các lô hàng phế liệu thép nhập khẩu nói trên là không đảm bảo yêu cầu, vi phạm pháp luật.

    Cục CSMT đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên & Môi trường TP Hồ Chí Minh đề nghị xử lý theo quy định. Sở Tài nguyên & Môi trường TP Hồ Chí Minh đã có Văn bản số 8570, 8571 đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh xử lý và buộc tái xuất toàn bộ lô thép phế liệu vi phạm nói trên. Theo đó, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tổng cộng 40 triệu đồng và buộc tái xuất về nước xuất khẩu.

    Cuối cùng sự việc gây tranh cãi kéo dài nhiều tháng qua đã có hướng xử lý, những lô hàng vi phạm Luật bảo vệ môi trường đã buộc phải tái xuất, tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, việc thiếu những hướng dẫn cụ thể, xử lý chậm chễ của các cơ quan chức năng cũng đã gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Hy vọng, những vụ việc tương tự như thế này sẽ không còn xảy ra.

    Quang Duy
    Tạp chí TCĐLCL - Số 2,3,4 Tháng 2 Năm 2008
     

Share This Page