Cảm quan về biển-lời đồng vọng ngàn xưa

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Jul 30, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    Cảm quan về biển của các thi nhân Việt Nam tự ngàn xưa có những tầng bậc khác nhau. Với những thi nhân-chính khách (như Nguyễn Trãi), biển là biểu tượng để thể hiện hoài bão lớn lao, khát vọng tự do, thoát tục. Đồng thời, biển cũng gắn liền với đất nước, lãnh thổ, với nhân dân, với những thăng trầm lịch sử. Đối với chính khách-thi nhân (như vua Lê Thánh Tông), cảm quan về biển gắn liền với những nghĩ suy về việc trị nước, an dân. Đến thế kỷ XIX, cảm quan về biển của một số nhà Nho (như Cao Bá Quát) lại phản ảnh tâm trạng lo âu, khắc khoải về vận nước trước sự đe dọa của tàu đồng và súng đại bác của thực dân phương Tây. Có thể nói, xuyên suốt mạch cảm thức của tiền nhân về biển là: Biển luôn gắn chặt với quyền lợi của tổ quốc và dân tộc. Đó chính là lời đồng vọng của người xưa gởi lại.

    ABSTRACT

    There have been various levels of perceptions of sea of Vietnamese poets from time immemorial. As for the poet-politician Nguyễn Trãi, sea is the symbol of great ambition, the desire for freedom and purity. At the same time, sea attached to the country, territory, the people, and the vicissitudes of history. As for the politician-poet statesman King Lê Thánh Tông, the perception of the sea associated with the thoughts of managing state affairs and securing a peaceful life for the people. By the nineteenth century, the perception of some Confucian scholars, such as Cao Bá Quát, reflected the anxiety about the destiny of the country under the threat of Western colonialism. It can be said that the predecessors’ perception of sea is that seas always link closely with the interests of the nation and its people. It is really the resounding words of the from time immemorial.


    Toàn văn: PDF
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page