Công Tác Bảo Tồn Di Sản Hán Nôm Ở Hà Bắc

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    TRẦN VĂN LẠNG
    Bảo tàng Hà Bắc
    A- Khái quát chung
    Hà Bắc là một tỉnh có truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước kiên cường, bất khuất và lâu đời. Nơi đây với vị trí của nó trong lịch sử, đã trở thành một địa bàn du nhậ và truyền bá chữ Hán đầu tiên của nước ta. Trung tâm Dâu, với trị sở Luy Lâu - trị ở của Giao Châu thời Hán (khoảng thế kỷ I đến thế kỷ IV) trên đất Thuận Thành ngày nay đã đồng thời là trung tâm Nho học của đất Việt với tên tuổi Sĩ Nhiếp - Thái thú Giao Châu và cũng là người có công truyền bá chữ Nho tới đất Viêt, được dân Việt sau này suy tôn là "Nam giao học tổ".
    Chính vì yếu tố Nho học sớm như vậy, đất Bắc xưa đã được coi là miền đất nhàn năm văn hiến. Tiêu biểu cho tinh thần văn hiến đó là truyền thống hiếu học và khoa cử. Trải suốt thời kỳ phong kiến, con số Tiến sĩ khoa cử của Hà Bắc đã thống kê được 645 vị. Người xứ Bắc - Kinh Bắc đã tự hào với truyền thống hiếu học và khoa cử của mình, nên đã cho xây dựng văn miếu tỉnh Bắc Ninh để tôn thờ các bậc thánh hiền Nho học và đã ghi khắc tên tuổi các danh dĩ khoa cử tên bia đá "Kim Bảng lưu phương". Bên cạnh văn miếu, ở các làng xã nhày nay vẫn con các di tích văn chỉ, từ quán đểtôn thờ các bậc tiên hiền Nho học, và để nêu cao tinh thần hiếu học với làng quê. Các gia đình ở nơi thôn xóm, cũng như cácdòng họ lớn ở làng đều là nơi tu tập học hành Nho giáo.
    Với các cơ sở ấy, Hà Bắc đã trở thành một cùng đất bảo lưu nhiều di sản Hán- Nôm phản ánh nhiều lĩnh vực của xã hội. Các di sản Hán - Nôm đó trong điều kiện hiện nay chưa được khai thác và sử dụng một cách tích cức. Vì thế trong công tác bảo tồn bảo tàng của Hà Bắc, các di sản Hán Nôm là đối tượn cần phải bảo tồn trong những năm tới. Đó là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo tồn ở Hà Bắc.
    B- Công tác bao tồn di sản Hán Nôm ở Hà Bắc
    1- Giai đoạn trước năm 1985
    Từ trước năm 1985 - tức là từ trước khi Hà Bắc tiến hành thực hiện Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnhdo Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 4 tháng 4 năm 1984, công tác bảo tồn di sản Hán Nôm của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Đó là việc sưu tầm , bảo quản, biên dịch những tác phẩm có giá trị văn, sử, địa. Có thể kể ra những tác phẩm đã được dịch thuật, xuất bản và phát hành như: - Phong thổ Kinh Bắc thời Lê, Cung oán ngâm khúc, Sái Thuận, Bắc Kinh tỉnh chí, v.v...Nhưng bên cạnh đó, nhiều tư liệu Hán Nôm còn chưa được quan tâm bảo tồn như: sách vở, bia ký, minh chuông, ván in...ở nhiều địa phương trong 16 huyện thị chưa được quan tâm bảo tồn, ngoài sự gìn giữ của các gia đình với tư cách cá nhân. Có thời gian, các di sản Hán - Nôm bị hủy hoại một cách vô thức. Các sách vở, giấy tờcác loại được tập trung về cơ quan văn hóa huyện với lý do sách vở mê tín dị đoan. Số sách vở giấy tờ đó mai một dần và mất hẳn. Các bia đá của triều đại Lê - Nguyễn ở các làng xã không còn ở vị trí ban đầu của nó, có bia bị đập vỡ nung vôi, vó bia bị vùi xuống đường, xuống cống và làm cầu ao, bàn đập lúa. Nhiều kho ván in lưugiữ ở các chùa, đền, miếu không được bảo quản, nên bị mục ải; thậm chí đem làm củo đốt, do đó ở các kho này số lượng - ván in không còn đầy đủ hoặc hết hẳn. Những người cao tuổi đã từng được theo học chx Nho, vì nhiều lý do nên đã không đem khả năng của mình xem xét các tư liệu Hán - Nôm để truyền lại cho thế hệ sau, mà chìm ẩn ở chốn thôn quê. Bởi thế tình trạng thiếu hụt các bậc túc Nho ở các làng xã đã làm cho dân xã nhiều nơi không hiểu giá trị của di sản này, nên không lưu tân bảo quản. Đó là một thực trạng - một thực trạng đáng lo ngại trong việc bảo tồn di sản Hán Nôm ở Hà Bắc trước năm 1985.
    2 - Giai đoạn sau năm 1985
    Sau khi có pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, cuối năm 1984 Hà Bắc đã có hội nghị triển khai thực hiện pháp lệnh bảo vệ di tích - do UBND tỉnh chủ trì. Từ đây, các di sản hán - Nôm đã trở thành một đối tượng bảo tồn cùng các di tích lịch sử - văn hóa khác.
    Công việc đầu tiên cho công tác này là việc tập hợp và chuyển toàn bô kho ván in bộ sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông từ Chùa Cao, xã Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh về Baỏ tàng Hà Bắc để bảo quản. Qua kiểm kê xem xét mới thấy kho ván in này đã bị mất khá nhiều, phần bị làm củi đun, phần bị ải, mục. Tiếp theo đó, là các đợ điều tra điền dã, khảo sát các di tích ở các địa phương trong 16 huyện thị. Việc điều tra đó đã phát hiện bước đầu các giá trị của các loại văn bản Hán - Nôm giúp cho nhân dân hiểu và có biện pháp gìn giữ. Việc điều tra khảo sát các di tích nói chung, tư liệu Hán - Nôm nói riêng, đã xác định di sản Hán - Nôm thực sự là một loại di sản văn hóa đặc biệt phải được gìn giữ. Nó cho phép Bảo tàng Hà Bắc xác minh được hững địa danh lịch sử như địa danh Bình Than, Đại Than, Tiểu Than ở xã Cao Đức (Gia Lương) ; địa danh núi Phả Lại với chùa Chúc Thánh ở xã Đức Long (Quế Võ). Nó cho chúng ta biết có mọt di tích thời Lê Lợi (1432) ở Khâm Lạng (Lục Nam) v.v...Một số vấn đề tìm hiểu các danh nhân lịch sử cũng qua tư liệu Hán Nôm được sáng tỏ. Các hệ thống tín ngưỡng tôn thờ các danh nhân văn hóa màqua việc tìm hiểu tư liệu Hán - Nôm được xác định, đó là:
    - Hệ thống tôn thờ các danh nhân văn hóa ở bờ nam sông Đuống )vùng Thuận Thành, Gia Lương ) có thể gọi đó là hệ thống tín ngưỡng thờ " Bách noãn" tổ Việt như : Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. Âu Cơ. các vua Hùng và con cháu Lạc - Hùng.
    - Hệ thống tín ngưỡng tôn thờ các danh nhân văn hóa thời Hùng - Thục, trải hầu khắp các huyện thị, chủ yếu phản ánh nội dung lịch sử về cuộc chiến tranh Hùng - Thục.
    Hệ thống tín ngưỡng thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng, trong giai đoạn lịch sử đầu công nguyên.
    - Hệ thống tín ngưỡng thờ các danh thần có công chống sự Xâm lấn của quân Chiêm Thành ở Gia Lương, Thuận Thành, Quế Võ trong cả thời kỳ Tùy - Đường đến hết thời Lý (thế kỷ 12)
    - Hệ thống tín ngưỡng tôn thừ các tướng lĩnh thời Lý Nam Đế (thế kỷ 5) ở thị xã Bắc Ninh, Yên Phong, Tiên Sơn, Gia Lương, Thuận Thành.
    - Hệ thống tôn thờ các vua Lý và tướng lĩnh triều Lý thế kỷ XI - (TK Xii) ởTiên Sơn, Hiệp Hòa, và dọc hai bờ sông Lục Nam.
    - Hệ thống thờ vua tôi nhà Trần (thế kỷ XIII, XiV) tiêu bbiểu là việc tôn thờ Trúc Lâm tam tổ theo tuyến Yên Dũng- Gia Lương.
    - Hệ thống tôn thờ các văn thần, võ thần (chủ yếu của thời Lê trung hưng) ở hầu khắp các huyện thị. Đó là các tiên hiền khoa bản, các quận cong tạo sĩ...
    Bên cạnh đó, Bảo tàng Hà Bắc đã sử dụng các tư liệu Hán - Nôm để xác định nhiều niên đại các loại di tích, di vật. Các công trình đình, chùa, đền miếu nếu không có tài liệu Hán - Nôm, sẽ không xác định được thời điểm ra đời, và tiến trình phát triển của nó. Tính tới nay, Hà Bắc được nhà nước công nhận bảo vệ 208 di tích thì tư liệu Hán Nôm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hồ sơ lịch sử của các di tích đó.
    Điều quan trọng nhất và ý nghĩa tốt đẹp là thông qua 208 hồ sơ di tích, các tư liệu Hán - Nôm đã được nhân dân và chính quyền các cấp tiến hành sưu tầm, bảo quản. Có thể kể như: 107 tấm bia đá ở chùa Vân Hà (Việt Yên) được nhân dân tìm lại ở các nơi trong làmg đem về dựng lại ở trước tam bảo.Những tấm bia lăn lóc ở chùa Bình Than, ở quê hương Hàn Thuyên (Lai Hạ ) ở Đan Hội (Lục Nam), ở Bùi Bến (Yên Dũng) và ở nhiều nơi khác của làng xã đã được khiêng chuyển về di tích để dựng đặt gìn giữ. Các kho sách ở làng Me, Quan Đình, làng Pheo, làng Tiên Lục, ở Nam Sơn... do các tập thể, cá nhân lưu giữ cũng được xem xét và nhắc nhở bảo quản.
    Nhiều bia ký được in dập, lược dịch góp phần cho công tác nghiên cứu được hiệu quả.
    Có thể nói, Bảo tàng Hà Bắc đã cùng đội ngũ công tác viên không lương hoạt động tích cực để gìn giữ các di sản Hán - Nôm; để tạo điều kiện cho việc nghiên lâu dài. Song các hoạt động đó dù có tích cực mấy cũng chỉ làm được một phần rất nhỏ của khối lượng công việc. Quá trình công tác dã cho thấy sự thiếu hụt quá nhiều về vốn Hán - Nôm. Chính vì trình độ hiểu biết Hán - Nôm quá ít ỏi nên việc lập kế hoạch bảo tồn loại di sản này không được hoàn thiện. Và cũng vì vậy mà Bảo tàng Hà Bắc chưa sử dụng được nhiều về tư liệu Hán Nôm.
    3- Giai đoạn hiện nay: Bảo tàng Hà Bắc xác định vấn đề bả tồn di sản Hán Nôm có tầm quan trọng, vì công tác bảo tồn di sản Hán 0 Nôm là một trong những nhiệm vụ thực hiện chủ trương của Đảng là 'văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội". Nó góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc một cách tích cực. Nó tạo nên một niềm tự hào, phấn chấn thực sự đối với đời sống tinh thần ở làng xã. Thông qua việc bảo tồn di sản Hán Nôm đã góp phần thúc đẩy truyền thống hiếu học và khoa bảng ở Hà Bắc. Từ năm 1991 đến 1995, Hà Bắc đã tổ chức các hội nghị chuyên về truyền thống hiếu học và về một số danh nhân khoa bảng, mà tiêu biểu là trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh, triều Lý (thế kỷ 11)
    Nhiệm vụ của công tác bảo tồn di sản Hán- Nôm của Hà Bắc thời gian tới là triển khai công tác tổng kiểm kê di tích thong toàn tỉnh; trong đó có công việc sưu tầm, kiểm kê di sản Hán - Nôm. Tiếp theo đó sẽ là hệ thống, phân loại để có kế hoạch tn dập nhân bản tho các hệ thống nêu trên, góp phần cho việc tra cứu, nghiên cứu được thuận lợi.
    Những tư liệu có giá trị ở làng Me, Quan Đình, Bình Than, Luy Lâu, Xuân Hương, v.v... sẽ tổ cức sưu tập và tập kế hoạch bảo quản, lưu trữ.
    Từ những công việc trên , sẽ thúc đẩy công tác nghiên cứu tiến lên một bước. Các văn bản cần phải phân loại, hệ thống theo chuyên mục. Cán bọ Hán - Nôm chuyên ngạch của Bảo tàng phải được quan tâm đầy đủ các điều kiện theo chế độ nhà nước nhằm động viên khai thác triệt để khối lượng tư liệu Hán - Nôm hiện có. Song song với việc làm trên, cần phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn, nhất là Viện Nghiên cứu Hán - Nôm dịch thuật, tiến tới xuất bản, công bố các tư liệu có giá trị để phục vụ các cơ quan và đạ đa số nhân dân.
    Đối với công tác bảo quản phải lập kế hoạch bảo tồn di sản Hán - Nôm trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là quan tâm bảo tồn các bia ký ngoài trời, các kho sách ở các gia đình. Tổ chức và hướng dẫn các địa phương công tác bảo tồn disản Hán - Nôm. Đồng thời tại Bảo tàng Hà Bắc cũng phải dành rieng cho công tác bảo tồn di sản Hán - Nôm một kế họch cụ thể và lâudài theo chế độ nhà nước.
    4. Một số đề nghị
    Vấn đề bảo tồn di sản Hán Nôm là một vấn đề khá lớn, vìa thế cần phải có sự quan tâm thực sự của Nhà nước và của ngành văn hóa. Các tư liệu Hán Nôm với đủ các chát liệu có tồn tại lâu dài hay không trong đièu kiện thiên nhiên khắc nghiệt là vấn đề còn nan giải. Bảo tàng Hà Bắc mong muốn các cấp, các nhành có tiếng nói chung và các chủ chương của Viện Nghiên cứu Hán - Nôm đã đề xuất với Nhànước là những biện pháp hữu hiệu để sưu tầm , bảo quản và khai thác vốn di sản Hán - Nôm quí báu mà cha ông ta đã để lại.
    (Thông báo Hán Nôm học 1995, tr. 150-157).

    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page