Địa Bạ Thôn Bình Cầu, Một Tư Liệu Quý Để Tìm Hiểu Tình Hình Sở Hữu Ruộng Đất Đầu Thời...

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    NGUYỄN QUANG KHẢI
    Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Bắc
    Thôn Bình Cầu nằm sát bờ nam sông Đuống, thuộc xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (trước đây là xã Đại Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc), cách huyện lỵ khoảng 3 km theo đường chim bay. Tháng 8 - 1995, trong dịp đi công tác về đây, chúng tôi được các cụ cho xem cuốn địa bạ của thôn. Theo các cụ ở thôn cho biết thì cuốn địa bạ này đước cất dấu trong hốc cột cái, nơi lắp ghép với gót câu đầu đình. Mấy tháng trước đó, dân làng đảo ngói mái đình, các cụ đã tìm được cuốn sách này nằm trong một mớ giấy tờ khác.
    Sách có 19 tờ, khổ 18 x 27 cm. Mỗi tờ được viết trên hai mặt ghấy. Mỗi mặt giấy có 8 hàng chữ viết tay, trong đó, những hàng chữ ghi tên chủ ruộng, tên xứ đồng và diện tích ruộng đều viết to gấp đôi những hàng chữ ghi giới hạn, phạm vi của từng thửa ruộng. Chữ viết trên giấy đó còn tốt, rõ ràng, dễ đọc. Bìa sách màu đỏ, có dòng chữ "Đại Mão xã, Bình Cầu thôn địa bạ". Ở các tờ, tên xứ đồng, diện tích đều được đóng dấu son đè lên, và nơi tiếp giáp với 2 tờ giấy đều có dấu giáp lai.
    Sách được đóng bằng một sợi giấy dó se kỹ.
    Căn cứ vào những dòng ghi ởtờ 15a và 18a, 18b thì sách này được sao lại vào ngày mùng 3 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 4 (1929) của bản chính. Bản chính được viết vào tháng 3 năm Gia Long thứ 4 (1805). Tại bản chính có ghi tên 3 vị chịu trách nhiệm trước dân đứng ra kê khai ruộng đất của thôn, đó là Xã trưởng Lê Thế Hệ, Khám thủ Lê Đắc Hợp, Thôn trưởng Đỗ Thời Cử. Bản sao năm Bảo Đại thứ 4 (1929) có đóng dấu son của Bộ Hộ (người đóng dấu là Trần Gia Hòe). Sở dĩ năm 1929 làng Bình cầu phải sao lại cuốn địa bạ thời Gia Long là vì - theo những dòng ghi ở tờ 18a cho biết - năm trước đê vỡ, địa bạ, sổ sách mất cả, nên dân làng xin Bộ Hộ cho sao chép lại theo ý như bản địa bạ thời Gia Long.
    Tìm hiểu cuốn Địa bạ, chúng tôi xin đề cập đến hai vấn đề dưới đây:
    Một là : tình hình ruộng đất và sở hữu ruộng đất thời Gia Long ở Bình Cầu và hai là một vài đặc điểm văn bản của cuốn Địa bạ.
    1- Tình hình ruộng đất và sở hữu ruộng đất đầu thời Gia Long ở thôn Bình Cầu:
    Bản sao y bản chính cuốn Địa bạ chép vào năm Gia Long thứ 4 (1805) này đã giúp chúng ta hiểu được nhiều điều lý thú về tình hình ruộng đất và sử hữu ruộng đất của một làng nhỏ ven sômg Đuống của vùng Kinh Bắc đầu thời Nguyễn.
    Căn cứ vào cuốn Địa bạ này, chúng ta được biết vào năm 1805 làng Bình Cấu có tổng diện tích thổ canh, thổ cư, ao vườn là 75 mẫu 8 sào 8 thước 6 tấc, 3 phân. Trong đó:
    a) Ruộng tư có 51 mẫu 1 sào1 thước 7 tấc 3 phân. Trong số ruộng tư này có 15 mẫu 3 sào 5 thước thuộc hạng nhị đẳng điền. ; 35 mẫu 7 sào 11 thước 7 tấc, 3 phân thuộc hạng tam đẳng điền. Không có ruộng nhất đẳng điền. Toàn bộ diện tích ruộng tư trên đây được phân chí thành 27thửa . Cụ thể như sau:
    - 1 thửa 1 mẫu 5 sào 5 thước, 3 tấc do Đỗ Trọng Ban phân canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 5 sào 4 thước do Đỗ Trọng Đê, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 4 sào 9 thước 2 tấc do Lê ĐắcHợp, người trong thon phân canh.
    - 1 thửa1 mẫu 2 sào 5 thước do Lê Thế Hệ, người trong thôn phân canh.
    - 1thửa 1 mẫu 2 sào do Lê Công Liêm, người Lam Cầu (1) phụ canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 4 sào do Đỗ Trọng Tửu, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 1 thước do Lê Đắc Hợp, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 9 sào 3 thước 5 tấc do Nguyễn Công Dụng, người bản thôn phan canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 10 thước do Hoàng Tuấn Bách, người Nghĩa Vi(2) phụ canh.
    Chín thửa ruộng trên đây có tổng diện tích là 15 mẫu 3sào 5 thước nằm trên xứ Bãi Quàng. Tại xứ Trong Đông có các thửa sau đây:
    - 1 thửa 2 mẫu 4sào 2 thước 4 tấcdo Lê Danh Mai, người Dực Vi(3) phụ canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 10 thước 1 tấc do Đỗ Trọng Đề, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 2 sào 7 thước 2 tấc do Đỗ Trọng Tửu, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 3 sào 10 thước do Đỗ Duy Cảnh, người Lam Cầu phụ canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 1 sào 6 thước do Chu Bá Đỗ, người Quảng Lãm(4) phụ canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 1 sào 9 thước do Nguyễn Thị Trang, người Nghĩa Vi phụ canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 3 sào 1 thước 1 tấc do Lê Đắc Hợp, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 5 sào 3 thước do Lê Thế Hệ, người trongthôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 7 sào 5 thước do Ngô Thời Xuân, người Nghĩa Vi phu canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 5 sào 2 thước do Nguyễn Công Dung, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 3 thước 3 phân do Đỗ Thị Huy, người Lam Cầu phụ canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 9 sào 10 thước, do Đỗ Trọng Huy, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 1 sào 5 thước do Đỗ Trọng Ban, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 3 sào 9 thước do Nguyễn Hữu Can, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 1 sào 3 thước, do Nguyễn Côn Dụng, người trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 2 mẫu 5 sào do Nguyễn Thi Hai, ngườu trong thôn phân canh.
    - 1 thửa 1 mẫu 1 sào 6 thước 3 tấc do Lê Doãn Trắc, người Trung Thôn(5) phụ canh.
    - 1 thửa 5 sào 5 thước do Đỗ Trọng Diên, người Trung Thôn phụ canh.
    Tổng cộng là 18 thửa là chân ruộng cấy lúa mùa.
    b) Ruộng đát công: (ba thửa)
    - 1 thửa ruộng ở xứ Đường Kho 2 mẫu 9 thước 7 tấc, thuộc hạng tam đẳng điền, cấy lúa mùa.
    - 1 thửa ruộng thần từ tại xứ Trong Đồng là 2 sào 11 thước 2 tấc thuộc loại nhị đẳng điền cấy lúa mùa.
    - 1 khu đất công tại xứ Trong Đồng 12 mẫu.
    Những thửa ruộng này đều do bản thôn cùng quân phân canh tác.
    c) Ruộng phe giáp:
    1 thửa 2 mẫu 5 sào 4 thứơc 6 tấc của giáp Bắc.
    d) Đất thổ trạch, vườn ao; Tại xứ Trong Đồng có một khu là 10 mẫu 4 sào 1 thước (trong đó có 9 mẫu dân ở) là nơi cùng ở và trồng trọt của thôn.
    e) Ruộng quan điền:
    - Ruộng quan điền của Trung Thôn tại xức Đường Kho Bình Cầu 1 thửa 3 mẫu 3 sào 1 thước.
    - Ruộng quan điền của thôn Lam Cầu tại xứ Đường Kho thuộc địa phận Bình Cầu 1 thửa là 1 mẫu 6 sào 12 thước 9 tấc.
    - Ruộng quan điền của thôn Đông Miếu tại xứ Trong Đồng thuộc địa phận Bình Cầu 1 thửa là 1 mẫu.
    Tổng số ruộng quan điền của các thôn Trung Thôn, Lam Cầu, Đông Miếu, Nghĩa Vi nằm trên địa phận Bình Cầu là 7 mẫu 6sào 2 thước 8 tấc.
    Qua những tài liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm về tình hình sở hữu ruộng đất ở thôn Bình Cầu đầu thời Gia Long như su:
    - Khác với nhiều địa phương khác, ruộng tư ở Bình Cầu nhiều hơn ruộng công. Ruộng phe giáp, ruộng thần từ, đất để ở không đáng kể.
    - Ruộng tư chủ tập trung vào 19 chủ ruộng (trong đó chỉ có 9 người trong làng còn có đến 10 người phụ canh ở những làng lân cận). Những chủ ruộng là người trong làng thì người ít nhất có 1 thửa, người nhiều nất có 3 thửa; Về diện tích, người ít nhất có 1 mẫu 9 sào 10 thước, người nhiều nhất có 5 mẫu 8 thước 5 tấc.
    - So với thời kỳ hòa bình lập lại (năm 1954), diện tích của từng thửa ruộng ở Gia Long là tương đối lớn. Thửa ruộng có diện tích lớn nhất là 3 mẫu 3 sào 1 thước; bình thường là từ trên 1 mẫu trở lên, cá biệt chỉ có 1 thửa là có 5 sào 5 thước.
    - Quyển Địa bạ được lập từ năm 1929, phải chăng suốt 124 năm đó, tình hình ruộng đất ở thôn Bình Cầu không có gì biến đọng đáng kể?
    2- Một vài đặc điểm văn bản của cuốn Địa bạ:
    Cuốn Địa bạ thôn Bình Cầu có khoảng 2500 chữ, thì trong đó có khoảng hơn 60 chữ Nôm. Trong số các chữ Hán, chỉ có chữ Thời được viết theo lối kỵ húy (mn). Về cách ghi số đếm thì trừ một hàng ghi niên hiệu Gia Long (Gia Long tứ niên tam nguyệt) và chữ ghi số thứ tự (đệ nhị đẳng, đệ tam đẳng) là viết bằng chữ đơn còn toàn bộ các số đếm (diện tích thửa ruộng, ngày tháng năm) đều viết kép.
    Những chữ Nôm được viết trong Địa bạ là những chữ dùng để viết tên chủ ruộng, tên cánh đồn, đại từ chỉ thị. Đó là những chữ:
    (sào),(ấy)(đê)(đường),(bãi)(thửa),(hai).
    Toám lại, cuốn Bình Cầu thôn địa bạ là một tư liệu quý góp phần giúp chúng ta có cơ sở tìm hiểu tình hình ruộng đất và sử dụng ruộng đất của một làng ven sông Đuống của vùng Kinh Bắc thời Gia Long. Loại tư liệu này ở Hà Bắc chưa sưu tàm được mấy. Với sự trân trọng vốn văn hóa cổ, trong đó có nguồn thư tịch cổ, của một vùng quê văn hién, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu quý này./.
    Chú thích:
    1. Lam Cầu, Nghĩa Vi, Dực Vi ngày nay đều là các thôn thuộc xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành (Hà Bắc).
    2.3. Lam Cầu, Nghĩa Vi, Dực Vi ngày nay đều là các thôn thuộc xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành (Hà Bắc).
    4. Quảng Lãm nay thuộc xã Hán Quảng, huyện Quế Võ (Hà Bắc).
    5. Trung Thôn nay là thôn Đại Mão, xã Hòai Thượng, huyện Thuận Thành (Hà Bắc).
    Tháng 12 năm 1995
    (Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.128-135)

    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page