Địa đồ lịch sử Trung Hoa liên quan đến biển Đông Nam Á

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Aug 1, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    Bài này là phần đầu của một biên khảo nhiều kỳ, nhằm tìm hiểu những vấn đề liên quan đến biển Đông Nam Á thể hiện qua các loại bản đồ được soạn/vẽ trong những thời kỳ lịch sử kế tiếp nhau của Trung Hoa, từ thời Thượng cổ cho đến thời Dân quốc.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Trong phần mở đầu, tác giả điểm qua quá trình hình thành và phát triển của ngành cổ địa đồ học Trung Hoa từ khởi thủy cho đến giữa thế kỷ thứ 10. Tiếp đến là phần trình bày về các loại bản đồ địa lý hành chính toàn Trung Hoa suốt hai triều đại Tống-Nguyên, gồm các bản đồ khổ lớn khắc trên đá, các tập bản đồ (Atlas), các bản đồ phụ lục in kèm trong các sách lịch sử, địa lý... Hầu hết các bản đồ này đều do các trọng thần cấp cao thực hiện theo lệnh của các hoàng đế Trung Hoa. Điểm nhất quán có thể thấy rõ là toàn bộ các bản đồ này đều xác định giới hạn cương vực cực nam của Trung Hoa chỉ đến đảo Quỳnh Châu, tức đảo Hải Nam ngày nay. Điều này phù hợp với sự ghi nhận biên giới cực nam trong các bộ chính sử, địa chí... của Trung Hoa được biên soạn cùng thời.

    ABSTRACT

    This article is the first part of a serial research on learning about the issues related to the Southeast Asian Sea represented by various maps which were drawn during successive historical periods of China, from the utmost antiquity to the period of the Republic of China.

    In the beginning, the author gives the brief review of the formation and development of Chinese ancient cartography from the beginning until mid-10th century. Then, the presentation of entire China’s geographical and administrative maps during the two dynasties of Song-Yuan, including large-sized maps carved in stone, sets of maps (Atlas), appendix maps in history books, and geography books... Most of those maps were made by high-ranking mandarins under the command of Chinese emperors. The consistent point which can be clearly seen in those maps is that they are all defined the southernmost border of China is Quỳnh Châu island (present Hainan island). This is conformable to the acknowledgement of the southernmost border recorded in contemporary Chinese official history and geography books.


    Toàn văn: PDF
     

Share This Page