Điểm Qua Tình Hình Thư Tịch Hán Nôm Ở Kiến Xương

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    NGUYỄN TIẾN ĐOÀN
    Sở Văn hóa - Thông tin Thái Bình
    Những người làm công tác văn hóa văn nghệ, nghiên cứu lịch sử, văn học không thể không quan tâm đến việc sưu tầm, nghiên cứu, xử lý thư tịch hán Nôm. Di sản này rất phong phú và rất quý báu.
    Trong phạm vi tỉnh Thái Bình, huyện Kiến Xương là miền đất hứa cho những ai say mê nghiên cứu, khai thác di sản Hán Nôm quý báu của cha ông ta. Bởi vì chúng ta xem di sản văn hóa là sức mạnh mấy nghìn năm của dân tộc.
    Về phương diện nghiên cứu văn học, sử học, nhiều năm qua chúng tôi ý thức được rất rõ hiệu quả của việc thu thập, nghiên cứu, xử lý thư tịch Hán Nôm pục vụ cho công tác giáo dục truyền thống, nâng cao thẩm mỹ, lòng tự hào dân tộc cho đông đảo bạn đọc nhất là lớp thanh niên.
    Từ hơn 20 năm qua, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Bình giao công tác thư tịch Hán Nôm cho 3 bộ phận có trách nhiệm sưu tầm, khai thác. Đó là Phòng nghiên cứu xuất bản, Bảo tồn bảo tàng, và Thư viện tỉnh. Các cơ quan này thực sự đã thu gom, kiểmkê được một khối lượng khá lớn.
    Qua thực tế điều tra huyện Kiến Xương, kho sách Hán Nôm mà chúng tôi tiếp xúc sưu tầm, nghiên cứu và đã biên soạn hoặc dự kiến biên soạn có hiệu quả khá cao.
    Số sách đó có thể phân loại thành những mảng như sau:
    1. Thần phả, thần tích, sắc phong, văn bia trên đá, minh trên khánh, trên chông, gia phả các dòng họ, câu đối.
    2. Địa bạ, hương ước, văn tự bán dợ ruộng đất các triều từ Gia Long, Minh Mệnh đến Bảo Đại.
    3. Các loại kinh tôn giáo, kinh đàn thiện, kinh Phật, tiểu sử một số vị cao tăng người Kiến Xương và sau trở thành Lưỡng quốc thiền sư. Sách phù thủy, ma thuật, bói toán.
    4. Sách giáo khoa: Tứ thư, ngũ kinh quen biết. Còn các loại gia huấn ca, châm ngôn, tiêu triết cách ngôn, sách thuốc.
    5. Lịch sư, Văn học, Triết học: Phần lớn chúng tôi chú ý những bộ do người Kiến Xương biên soạn: Phương ngôn, ngạn ngữ, ca trù, tuồng chèo, cách đánh trống. Năm 1978 đến 1982 chúng tôi đã lược thuật gần 100 đầu sách cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm và được đánh giá rất tốt.
    Bộ phận Lịch sử nhân dân thuộc Ban NCLS Đảng tỉnh ủy đã thu thập, mua lại của các gia đình một số đầu sách có giá tị. Môt số đã được dịch ra quốc ngữ, do các ông Vĩ Đinh Ngạn, Nguyễn Tiến Đoàn đảm nhiêm.
    Trước đó, năm 1977, các ông Nguyễn Tiến Đoàn, Phạm Đức Duật - ngờ phần lớn các sách Hán Nôm sưu tàm ỏ Kiến Xương đã nghiên cứu biên soạn được các cuống sách và đã xuất bản như: Văn học dân gian Thái Bình của tác giả Phạm Đức Duật, công trình này được giải thưởng Lê Quý Đôn; Kỳ Đồng tiểu sử và thơ văn của tác giả Nguyễn Tiến Đoàn, công trình được giải thưởng đặc biệt của Hội Văn học, nghệ thuật Thái Bình.
    Các công trình của các tác giả, các nhà nghiên cú khác như: Nguyễn Thanh, Vũ Mạnh Quang, Đoàn Ngọc Hân - Phạm Hóa... Phạm Thị Nết - Phạm Hương Lan - Nguyễn Thị Thảo, Bùi Duy Lan - Vũ Đức Thân v.v... với nhiều cuốn sách có giá trị nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Thái Bình ít nhiều đều có sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp những tư liệu Hán Nôm ở Kiến Xương.
    Nhà nghiên cứu cao tuổi Dương Quảng Châu, tuy ở Đông Hưng nhưng gắn bó với Kiến Xương, nười phát hiện, chỉ chỗ cho một vài đầu sách có giá trị, nhờ đó mà chúng tôi đã được tiếp xúc, khai thác nó, bổ sung cho lịch sử Thái Bình một giai đoạn còn trống vắng thuộc thế kỷ thứ 10. Các chuyên gia sử học của Viện Sử học đánh giá cao về cuốn Gia phả họ Bùi ở xã Vũ Hòa. Cuốn sách này do cụ lương y Nguyễn Đức Nhuận xã Vũ Hòa bảo quản trên 50 năm nay. Cụ thông cảm sự vất vả âm thầm của người viết sử đời xưa cũng như đời nay nên cụ vui vẻ trao cho chúng tôi nghiên cứu.
    Nhà nghiên cứu cao tuổi Vũ Đình Ngạn lầm lũi như một con xuyên sơn, chui vào kho thư tịch Kiến Xương, cụ đã làm được nhiều việc có ích cho bà con và đã có nhiều công trình được ra mắt độc giả trong tỉnh, nhiều bài được công bố trên báo chí, trên làn sóng điện.
    Ông Nguyễn Thanh Vân nguyên Trưởng ban NCLS Đảng Tỉnh ủy được coi là người có tầm nhìn xa về các vấn đề lịch sử Thái Bình và Kiến Xương, ông đã đề xuất và tổ chức lực lượng sưu tầm, dịch thuật, biên soạn trên cơ sở đã xử lý khoa học các di sản Hán Nôm của Kiến Xương, củaThái Bình vào các công trình nghiên cứu biên soạn lịch sử địa phương và chuyên ngành, và đã đạt được những thành tưu đáng mừng.
    Các bác, các anh chị em nghiên cứu hôm nay dù có làm được gì lớn lao hơn nữa, thì trứơc hết công lao lấy theo chúng tôi là thuộc ông cha chúng ta, ngời lưu giữ kho báu (đã bị mất mát khá nhiều) của dân tộc.
    Chúng ta phải biết ơn các vị tiền bối, đã vì con chàu hôm nay và mai sau biên soạn, ghi chép, trao truyền lại những kiến thức cần thiết thuộc nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn.
    Ở đây, chúng tôi muốn nêu lên một số tấm gương sáng thời cận hiện đại của huyện nhà.
    + Đó là Nguyễn Mậu Kiến, người xã Động Trung (nay là Vũ Trung). Vốn là dân thường, là học trò có tinh thần nghĩa hiệp, khảng khái, có thực tài trên nhiều lĩnh vực, được các danh thần đương thời nhiều lần tiến cử với triều đình, nên ông không từ chối được và ra làm quan triều tự Đức với chức Án sát Lạng Sơn. Con đường tiến thân của ông không phải cứu cánh cuộc đời. Trên thực tế đã chứng minh điều ấy. Khi chưa tham chính và ngay khi làm việc ông vẫn lưu tâm đến việc viết sách .Ông đã viết cácbộ sách sau:
    - Minh sử luận đoán khảo biện. (Sử học)
    - Dịch lý tân biên (Triết học)
    - Thiêm thiên tham khảo 8 quyển (thiên văn - tinh tượng học)
    - Kính Đài tập vịnh (văn học)
    Ông lập nhà in sách nơi thờ Khổng Tử ở làng ông, có tên là ChiêmBái Đường với hàng vạn ván in, in ấn các trước tác phẩm của tiền nhân, trong đó có các bộ: Toán pháp ngự chế thông mãn (Toán học), Đăng đàn bái tướng (Binh thư); Các loại sách giáo khoa; Các loại sách văn học, sử học Việt Nam. In và hiệu đính các bộ: Chu dịch chiết trung, Cận tư lục, Độc thư lạc thú, Tam diệu thiếp v.v...
    Hai bộ Chu dịch chiết trungNgũ tử cận tư học hiện đang nằm ở bảo tàng Guinet thủ đô Pairi nước Pháp. Và còn nhiểu đầu sách có giá trị khác chưa phát hiện được ở các thư viện nước ngoài.
    + Đó là nhóm ngữ văn Trình Phổ với những tác phẩm của Ngô Đức Dung: Việt sử mông học tứ tự thư, biên soạn từ thời Hồng Bàng đến cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. Văn hay, súc tích, tham khảo nhiều bộ sử lớn các triều đại. Tác giả hy vọng lớp con cháu vừa học sử, vừa học thể thơ 4 chữ. Văn có hình ảnh, có vần, có bình luận. Quả là một cây bút đáng kính trọng.
    + Đó là Nguyệt Viên Tử Phạm Ngọc Trâm xã Vũ Lăng, người kiên trì sưu tầm, sao chép suốt 15 năm ròng rac các áng thơ văn, câu đối, lịch sử, địa chí của địa phương. Bản thân ông còn sáng tác thơ, các vở chèo truyền thống, dịch văn; có đóng góp vào phong trào kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. Sô sách tự tay ông sao chép, theo số liệu chính tay ông viết là gần 100 đầu sách. Chiều cao gần ngang mặt ông.
    + Đó là Thái Xương Lăng, chính tên là Trần Đình Xước, người xã Vũ Lặng. Hơn 40 năm để tâm tu luyện Đạo giáo. Gia đình cụ có tới 300 - 400 đầu sách đủ mọi thể loại. Nhiều cuốn sách quý như bộ "Yên hỏa thần kinh" (binh pháp cổ VN). Tiếc rằng cuốn này không ở lại Thái Binh. Các loại kinh đàn thiện vùng Thái Binh - Kiến Xương - Tiền Hải và cả đồng bằng Bắc Bộ. Ở tuổi gần 90, cụ còn soạn bộ sử Việt Trung thông giám 11 tập. Viết một mình, ngồi thủng chiếu trong 3 năm. Trong lời tựa cụ nói:
    "Kính thưa Ban văn hóa tỉnh nhà. Tôi là người học hành lỗ mỗ chốn thôn dã. Suốt đời tôi chỉ mong muốn làm sao cho dân ta biết rõ sự tích tổ tiên. Các tấm gương nhân từ nghĩa liệt, các nhà tu đạo học hạnh uyên thâm mẫu mực để cho con cháu soi vào nối bước ông cha.
    Tôi tin răng hội Týnày (Giáp tý - 1984) nước Việt Nam ta sẽ hùng cường, vạn quốc khải khâm phục. Vậy làm sao cho con cháu xứng đáng với đất nước văn hến..."
    Cụ hoàn thành bộ sách khoảng hơn 1 năm thì cụ qua đời vào hồi 3h sáng ngày 20 tháng 2 năm Bính Dần (1986), thọ 90 tuổi.
    Chúng ta không thể quên nhiều gia đình, dòng họ ở tất cả các xã trong huyện. Gần như xã nào chúng tôi đến cũng gây được ấn tượng khó phai... Đó là xã An Bồi với An Phong thi tập. Xã Thịnh Quang với Đoàn Cao Đệ, tác giả của Thiên Nam tiện lãm, Lê Văn Chế với tập thơ Nôm 100 bài thời kỳ 1936 - 1938. Vũ Thắng tác giả Đinh Nhạc Trang thời Minh Mệnh biên soạn cuốn Việt Nam Địa dư Nguyên lưu chí. Xã Thanh Nê, tác giả Thư Trai Vũ Mạnh Phương với Thư Trai thi văn tập. Xã Vũ Trung, Nguyễn Hữu Cường với Mai Hồ thi thảo, Dật phẩmMặc ký (Thư Pháp - Họa Pháp). Thập Hoài Nguyễn Công Chuẩn với Truyện vặt và văn thơ. Tập hồi ký với các nhà văn yêu nước, các chí sĩ có tên tuổi như phó bảng Nguyễn Sinh Huy, Ngô Đức Kế, Phan Bội Châu, Tú Xương, Từ Diễn Đồng, Đề Thám v.v... Xã Vũ An với thơ văn của Nguyễn Vân Đằng tức Lý Thoa (Bá Thoa) một cây bút trào phúng già dặn thời Đông Kinh nghĩa thục. Xã Vũ Lạc với thơ văn trào phúng nổi tiếng Phạm Kim Ngô. Xã Hồng Thái với nhièu tư liẹu phong phú về Triệu Đà, nguyễn Kim Lân. Văn bia, câu đối của nhiều danh sĩ trong nước đề vịnh đền Đồng Sâm. Với thơ văn của Triệu Công Minh đằm thắm, đậm đà.
    Xã Nam Bình với Nam cốc tập lãm. Một bộ sử được giới sử học quan tâm từ lâu.
    Xã Bình Nguyên với cử nhân, á nguyên Trần Sĩ Dư khoa Tân Sửu, có nhiều bài thơ chữ Hán khá hay.
    Có thể nói không có sức đi, sức tìm. Mỗi mảnh đất Kiến Xương nếu tổ chức được một cuộc điều tra cơ bản trong đó có thư tịch Hán Nôm thì chắc chắn phương châm "Ôn cố nhi tri tân" hẳn có hiệu quả nhiều mặt. Và ở đây nên thêm một ý "Tri tân để thức cổ", chúng ta mới đánh giá đúng đắn những cống hiến của những người đi trước và phát huy nó trong thời đổi mới đầy triển vọng, song cũng đầy thử thách cực kì căng thẳng hiện nay. Không có cách nào khác, hãy đứng vững đôi chân trên nền văn hóa dân tộc để tiến bước.
    (Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.75-82).

    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page