Doanh nghiệp Việt Nam - nguy cơ bị kiện chống bán phá giá

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Theo số liệu từ Ban thư ký Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đưa ra, từ năm 1995 đến tháng 6-2007, có 3.099 vụ kiện chống bán phá giá mà tất cả các nước thành viên WTO đã tiến hành đối với hàng hóa nước ngoài. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang phải đối mặt với 30 vụ kiện, trong đó có 4 vụ đang điều tra.

    Nguy cơ bị kiện

    Tuy nhiên, theo nhận định chung của các nhà kinh tế lẫn doanh nghiệp (DN), con số 30 chỉ là khởi đầu. Khi Việt Nam (VN) “hòa nhập” WTO, số vụ kiện chắc chắn sẽ gia tăng vì kiện chống phá giá là “vũ khí của mọi quốc gia”... . Ngay cả khi đã vào WTO, Doanh nghiệp Việt Nam (DN VN) vẫn phải đối phó thường trực với nguy cơ các vụ kiện bán phá giá. Thực tế cho thấy, nhiều DN VN vẫn chưa có sự nhìn nhận đúng mức luật chơi quốc tế và thường tỏ ra bị động trước các vấn đề kiện tụng. Các vụ kiện chống bán phá giá gần đây cho thấy sự bất công bằng liên quan tới chống bán phá giá có thể xảy ra trong hai trường hợp. Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu là hàng bị bán phá giá, gây thiệt hại cho các DN sản xuất trong nước. Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu phải đối mặt với các biện pháp chống bán phá giá của nước ngoài mà không ít trường hợp là rào cản thương mại trá hình.

    Theo ông Nguyễn Thành Biên, thứ trưởng Bộ Công Thương, lẽ ra các DN phải chủ động nghiên cứu xác định vấn đề, phối hợp cơ quan hữu quan đưa ra kiến nghị điều tra hoặc tranh tụng tại cấp tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền, thế nhưng hầu hết các DN VN chưa chú trọng vấn đề này, chưa “tự lên tiếng” bảo vệ quyền lợi khi có vấn đề phát sinh.

    Thực trạng hiện nay, nhiều DN còn chưa nắm vững luật VN nói chi đến luật của nước ngoài. VN cũng chưa có nhiều DN có đủ khả năng “nuôi” cả một dàn luật sư để sẵn sàng tham mưu cho ban giám đốc. Do đó, nhiều DN “lo xa” thường chọn phương án “tránh voi chẳng xấu mặt nào” và tránh bán hàng vào các nước, vùng lãnh thổ nào đã từng có tiền lệ chống bán phá giá những mặt hàng mình có xuất khẩu.

    Theo ông Bùi Sơn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), VN vẫn còn bị xem là nước có nền kinh tế phi thị trường. Đó cũng là bất lợi khi phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Bởi việc tính toán giá để xác định mức phạt phải phụ thuộc vào nước thay thế do phải lấy số liệu từ nước này. Việc chọn nước thay thế thường do bên kiện chọn và điều này sẽ gây bất lợi cho DN xuất khẩu VN. Khi gia nhập sân chơi toàn cầu, nếu muốn an toàn thì “ở nhà”, còn nếu chấp nhận “đem chuông đi đánh xứ người” thì cũng phải chấp nhận rủi ro bị kiện chống bán phá giá.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Đối phó bằng cách nào?

    Phương án tối ưu mà các DN VN cần làm để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất là cần phải đa dạng hóa thị trường. Đa dạng hóa thị trường đồng nghĩa với việc “không để tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Nếu bị kiện ở thị trường này thì còn có doanh thu từ thị trường khác để duy trì hoạt động và có chi phí để... theo kiện. Ngoài ra, việc đa dạng hóa thị trường không chỉ được hiểu theo một nghĩa là đa dạng hóa khu vực kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm mà DN cần phải hiểu là phải đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào. Điều này nếu các DN VN biết tận dụng thì sẽ tạo ra lợi thế rất lớn khi đối mặt với các vụ kiện.

    Theo quy định về kiện chống bán phá giá, các DN thuộc quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nhưng nếu nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất các mặt hàng đang bị kiện) từ các nước có nền kinh tế thị trường từ 33% trở lên thì sẽ được dựa vào giá nguyên liệu này để tính, không phải phụ thuộc vào nước thay thế do bên kiện chỉ định. Để được công nhận đang hoạt động theo nền kinh tế thị trường, các DN VN cần có sổ sách rõ ràng theo tiêu chuẩn quốc tế “án tại hồ sơ”, và người ta sẽ dựa vào sổ sách chứng từ để kiện lẫn nhau.

    WTO tạo cho các nước một kênh giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế một cách xây dựng và công bằng, hạn chế tối đa các hành động đơn phương độc đoán của các đối tác lớn. Nhưng luật chống bán phá giá của Mỹ với cách hành xử của kẻ mạnh vẫn là một cửa ải khó vượt qua. Để đối phó với cách chống bán phá giá của Mỹ, Trung Quốc và một số nước đang phát triển đã có những kinh nghiệm để đối đầu với kiện chống phá giá này. Đó là... tích cực theo kiện; liên kết với các công ty nhập khẩu; thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện; chuẩn bị đầy đủ tài liệu tố tụng; ứng xử với DOC (có thiện chí hợp tác, không tỏ ra thù địch...); đưa ra cam kết về giá; khiếu kiện nếu không chấp nhận quyết định của nước nhập khẩu; xây dựng hệ thống thông tin minh bạch, phù hợp chuẩn quốc tế. Về phía Nhà nước, cần tăng cường hỗ trợ về vốn, thông tin và đào tạo chuyên môn khi đối diện với vụ kiện chống bán phá giá cho các DN (như tài chính phải minh bạch, trung thực và nghiêm túc trong trả lời câu hỏi, vận động hành lang, tôn trọng thời hạn phía điều tra đưa ra…).

    Bên cạnh đó, Nhà nước cần tổ chức một nhóm nghiên cứu nghiêm túc vấn đề chống bán phá giá như một dự án cạnh tranh trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia, các luật sư trong và ngoài nước, các hiệp hội nhằm giảm thiểu nguy cơ bị kiện bán phá giá.

    Vân Anh
    Số 1 Tháng 1 Năm 2008
     

Share This Page