Đôi điều lạm bàn về 'Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ'

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Jul 31, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    Sau khi bản sao điện tử (electronic replica) bức họa-thư Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ được bán với giá cao bất ngờ tại cuộc bán đấu giá ở Bắc Kinh vào tháng 4/2012, ở Việt Nam đã xuất hiện hàng trăm bài báo cùng nhiều cuộc tọa đàm bàn luận sôi nổi về tác phẩm này, trong đó có không ít ý kiến bình tán “độc đáo bất ngờ”, vượt hẳn giá trị thực của tác phẩm! Trong bài viết này, tác giả cố gắng đưa ra một cách nhìn thực tế, dựa trên việc phân tích bằng các thao tác mang tính “kỹ thuật”, để người đọc có thể tự nhận định đâu là những giá trị thực của tác phẩm. Trước hết là việc làm rõ các khái niệm trong kỹ thuật phục chế một tác phẩm nghệ thuật. Tiếp đến, bằng các thao tác phân tích văn bản học, tác giả bài viết chỉ ra những điểm đáng ngờ hoặc sai lạc trong phần Thư, tập trung vào bài Ký của Dư Đỉnh - chính là người có ảnh hưởng nhiều nhất và quyết định nhất đối với những người đi sau khi nghiên cứu về Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ. Những điểm đáng ngờ trong phần Họa cũng được tác giả phân tích, theo đó, tác giả cho rằng không có cơ sở chắc chắn nào để trả lời câu hỏi, vua Trần Anh Tông có thực sự ra đón Đại sĩ Trúc Lâm khi Ngài xuống núi?
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Tác giả bài viết cho rằng, việc Wikipedia tiếng Việt xếp tác phẩm này là của Trung Quốc là vì họ dựa vào chính bức tranh chứ không tin vào những gì các học giả, các nhà nghiên cứu nước ta viết/nói, nhiều khi chỉ theo óc suy tưởng.

    ABSTRACT

    After the electronic replica of the painting Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ (The Mahasattva Trúc Lâm coming out of the mountain) was sold at surprisingly high prices at the auction in Beijing in April 2012, there were hundreds of newspaper articles and some seminars discussing about that painting in Vietnam with many “unique and unexpected” praising comments exceeding the real value of that piece of work.

    In this article, the author tries to give a realistic view based on technical methods of analysis so that readers can identify what the real value of the work is. Firstly, the author clarifies the concept of restoration techniques of an art work; then, by textual analysis, the author points out unclear or wrong parts in the writing section, focusing on the narative of Dư Đỉnh who had the most influential and decisive role in the study of the painting Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ. The unclear parts in the painting section are also analyzed, in which the author claims that there is no reliable basis to confirm that King Trần Anh Tông really came to meet Mahasattva Trúc Lâm.

    In the author’s opinion, Wikipedia Vietnamese classifies it as one of Chinese paintings because they do not trust in what Vietnamese scholars and researchers of our country wrote or said.


    Toàn văn: PDF
     

Share This Page