Đôi nét về việc sử dụng điển cố trong truyện thơ Nôm Tày - Nùng

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Dec 31, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc thù được sử dụng phổ biến trong văn học cổ Việt Nam nói chung, văn học cổ Tày - Nùng nói riêng. Đây có thể coi là một biện pháp tu từ đặc thù để thể hiện tư tưởng tình cảm, cũng như hình tượng nghệ thuật trong truyện thơ Nôm Tày - Nùng, cũng như trong truyện thơ Nôm Việt.

    Bài viết này bước đầu khảo sát một số điển cố được dùng trong các truyện thơ Nôm Tày - Nùng (từ đây xin viết tắt: TTNTN) sau: Lưu Đài - Hán Xuân, Nam Kim - Thị Đan, Kim Quế, Lư Thế Khanh, Đính Quân, Quảng Tân - Ngọc Nương, Tần Chu, Nho Hương, nguyên bản hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

    Những TTNTN nêu trên là truyện cổ tích dân gian được thể hiện bằng lối văn vần, thể thất ngôn trường thiên, gieo vần ở từ thứ năm và thứ bảy mỗi câu. Nội dung cốt truyện rơ ràng, mạch lạc, có nhân vật chính diện, phản diện, với các chủ đề: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, chính nghĩa thắng gian tà, nghĩa nhân thắng cường bạo... Đề cao những nhân vật chính diện có đạo đức, vì nước vì dân, v.v..., và phê phán, đả kích hoặc trừng trị những kẻ gian ác, cường quyền, nhũng nhiễu dân lành, v.v...

    Hầu hết các TTNTN nêu trên đều khuyết danh, không ghi niên đại sáng tác, hoặc năm sao chép, hoặc xuất xứ...

    Những TTNTN này có thể chia ra làm hai loại. Loại thứ nhất gồm những truyện có kết cấu đơn giản, nhiều yếu tố thần thoại, chủ đề Tiên, Phật được đề cao, như các truyện: Lưu Đài - Hán Xuân, Kim Quế, Đính Quân.

    Loại thứ hai gồm những truyện có nội dung xã hội phức tạp hơn, có nhiều tình tiết mang tính chất tiểu thuyết, như các truyện: Đính Quân, Quảng Tân - Ngọc Nương, Tần Chu, Nam Kim - Thị Đan, Lư Thế Khanh, Nho Hương.

    Có thể nói, sự ra đời của TTNTN hết sức phù hợp với điều kiện và yêu cầu phản ánh xã hội đương thời, bởi khả năng nhận thức nghệ thuật của thể loại này rất lớn. Truyện thơ chứa đựng đa dạng các tính cách, hoàn cảnh, sự kiện, số phận, chi tiết về xã hội và đời sống nội tâm của con người.

    Mặc dù ở một vài khía cạnh, TTNTN còn chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại, nhưng rơ ràng đã đánh dấu một bước tiến dài về mặt thể loại, ngôn từ, khẳng định sức mạnh của chữ Nôm Tày - Nùng về phương diện diễn đạt, nhất là diễn đạt tư tưởng, tình cảm,... của nhiều loại nhân vật khác nhau một cách tinh tế.

    Điển cố xuất hiện trong TTNTN phong phú và đa dạng, khiến cho người đọc luôn phải tiếp cận theo những hướng khác nhau để thông hiểu nội dung, ư nghĩa câu thơ, câu chuyện. Điển cố dùng ở đây thường là những điển cố thông dụng có tính phổ quát, dễ hiểu, không cầu kỳ, hòa quyện vào câu thơ, khiến cho câu thơ bay bổng mà không nặng nề, khuôn sáo... Chỉ có điều, cũng như trong truyện thơ Nôm Việt, hầu hết các điển cố ấy đều bắt nguồn từ Trung Quốc, ít dùng đến điển cố của dân tộc mình.

    Điển cố trong TTNTN được dùng khá rộng rãi, bao gồm nhiều mặt, về tài trị nước, tài kinh bang tế thế, về đức hiếu sinh, về tình cảm lứa đôi, về tình bè bạn, lòng hiếu thảo với mẹ cha, tinh thần vượt khó, v.v... Dưới đây chỉ xin điểm vài nét tiêu biểu để cùng tham khảo.

    Để miêu tả tài trị nước, đưa đất nước đến cảnh thái bình thịnh trị, thì TTNTN mượn điển tích về vua Nghiêu, vua Thuấn:


    苦 保 過 舜 堯 圅 古
    舜 边 欣 困 苦 千 班

    “Khỏ bấu quá Thuấn, Nghiêu tởi cổ,
    Thuấn pền cần khốn khỏ thiên ban.”
    (Khó nào bằng Thuấn, Nghiêu ngày trước,
    Thuấn cũng người khốn khó ngàn muôn.)
    (Truyện Lưu Đài - Hán Xuân)

    Hay nói về đạo học, về tình thầy trò, về lòng hiếu học... TTNTN mượn điển Khổng Tử, Nhan Hồi:
    边 欣 孔 顏 尋 柴
    南 娥 吨 準 乃 場 江

    “Lẻ pền cần Khổng, Nhan tím slấy,
    Nam Nga đồn chốn nảy trường chang.”
    (Là Khổng, Nhan hiếu học tìm thầy,
    Hỏi Nam Nga chốn nào trường sở.)
    (Truyện Lưu Đài - Hán Xuân)

    Hay mượn điển Chu Mãi Thần nghèo khó mà hiếu học:
    周 買 神 群 苦 巾
    共 尊 文 書 冊


    “Chu Mãi Thần vằn cón khỏ khăn,
    Cụng mự pây slon văn slư sléc.”
    (Chu Mãi Thần đời cổ khó khăn,
    Cũng lần đi học văn chương sử sách.)
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    (Truyện Chiêu Đức)
    Nhan Hồi, học trò giỏi của Khổng Tử, sống thanh bạch, chỉ “một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngơ hẹp”. Còn Chu Mãi Thần thì nhà nghèo, nhưng rất chăm học, mãi tới năm 70 tuổi mới được gọi ra làm quan. Nói đến Nhan Hồi, đến Chu Mãi Thần, tức là nói đến điển tích vượt khó để học tập.

    Muốn miêu tả chiến tranh huynh đệ tương tàn, hay cảnh thất trận ê chề thì TTNTN mượn những địa danh từng xảy cuộc chiến ác liệt: 諸 軍 冤 烏 江 “Chư quân oan thác Ô Giang” (Chư quân bị oan thác ở Ô Giang). Ô Giang nơi Hạng Vũ thua trận, biết bao sĩ tốt đã mất mạng ở đây. Hay mừng tin thắng trận vang về thì Trường An là nơi tiếp nhận tin tức ấy. Trường An được dùng để chỉ kinh đô.

    德 圣 治 兵 馬 盃
    三 律 長 安 京 畿

    “Đức thánh tẩy binh mạ vui mẩng,
    Slam bươn piót Tàng An kinh kư.”
    (Tướng cùng binh mã vui mừng,
    Ba tháng về tới kinh kỳ Trường An.)
    (Truyện Nho Hương)

    Về tình cảm lứa đôi gặp gỡ, thì: 乃 燕 遇 鴈 仙“Vằn nảy én ngụ nhạn vưởn tiên” (Ngày nay én gặp nhạn vườn tiên), hay muốn đưa tin tức tới người mình yêu dấu

    傳 燕 碧 良 深
    慢 使 勿 三 桃 通 信

    “Noọng truyền én pích lương thôm khảo,
    Mưởn slứ pặt slam đào thông tin.”
    (Nàng gọi én cánh vàng truyền bảo,
    Nhờ gió vượt hiên liễu đưa tin.)
    (Truyện Lưu Đài - Hán Xuân)

    Én, nhạn từ thường dùng để chỉ việc đưa tin tức, có thể xuất phát từ điển tích “Tô Vũ đi sứ Hung Nô,” trong Hậu Hán thư. Tô Vũ thoát khỏi cảnh chăn dê suốt 18 năm trời ở núi Thiên Sơn nhờ vào lời đồn: Vua nhà Hán đã nhận được bức thư buộc vào chân chim nhạn, báo rằng Tô Vũ còn sống. Nhờ vậy mà Tô Vũ được rợ Hung Nô thả về.

    Về đạo vợ chồng thủy chung son sắt, thì: 道 三 從 糟 糠 重 “Đạo tam tòng tao khang nghịa trọng” (Đạo tam tòng tao khang nghĩa trọng). Hay như:

    仁 緣 茶 許 养 分 離
    糟 糠 夫 媚 過
    “Nhân duyên giá hẩư rạng phăn lìa
    Tao khang nghịa phua mìa quá tởi.”
    (Nhân duyên đừng đứt đoạn lìa tan
    Vợ chồng nghĩa tao khang trọn kiếp)
    (Truyện Lưu Đài - Hán Xuân)

    Tao khang lấy tích trong Hậu Hán thư, vua Hán Quang Vũ muốn gả chị gái là công chúa Hồ Dương mới góa chồng cho đại thần Tống Hoằng làm vợ lẽ. Qua lời ướm thử, vua thấy Tống Hoằng không có ư định lấy vợ lẽ mà ruồng bỏ vợ cả, bèn bỏ ư định gả chị gái cho Tống Hoằng.

    Còn nói về tình cảm của con cái muốn báo hiếu cho cha mẹ, thì TTNTN dùng những điển cố Bàn đào như: 磐 桃 仙 祝 壽 官 “Bàn đào tiên chúc thọ mẻ quan” (Quả bàn đào dâng chúc mẹ cha). Hay 席 磐 桃 壽 双 親 “Tiệc bàn đào mẩng thọ song thân” (Tiệc bàn đào mừng thọ song thân). Quả bàn đào của Tây Vương Mẫu trồng ở mường Trời, ba nghìn năm mới ra quả một lần, người ăn thứ quả đó thì trường sinh bất lão (Hán Vũ Đế nội truyện).

    Nêu ra một số dẫn chứng trên đây, là để thấy rằng, các tác giả TTNTN (cũng như người đọc) đều hiểu khá nhuần nhuyễn, tường tận Bắc sử, và có trình độ học vấn nhất định. Nhưng những điển cố được dùng thì hết sức thông dụng, khiến người đọc không phải đắn đo suy nghĩ gì nhiều mà hiểu ngay ư nghĩa điển tích đó. Ví như, nói đến Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ... là nghĩ ngay đến thời buổi thái bình thịnh trị; nói đến thao lược, kinh luân... là nghĩ ngay đến tài kinh bang tế thế của nhân vật kể trong truyện, đến tài thao lược trong việc dụng binh; nói đến én, nhạn, Tấn Tần, Ngưu Lang Chức Nữ... là nghĩ ngay đến việc thông tin tức, đến tình cảm lứa đôi...; nói đến Đào nguyên, Bàn đào... là nghĩ đến việc thoát tục, đến cảnh tiên, là hiểu nói về việc mừng thọ, hay chúc nhau sống mãi. v.v...

    Nhìn chung, điển cố dùng trong TTNTN như trên đã nói, là những điển cố có tính phổ quát, khá thông dụng, dễ hiểu..., và được đọc theo âm Hán Việt là chủ yếu, như: Đào Nguyên, Thần Nông, Nghiêu Thuấn, tri âm, tao khang, Ngưu Lang, Chức Nữ, cầm sắt, lược thao, Trường An, Bàn Đào v.v...

    仍 分 桃 源 魚 府“Nhằng ngở phăn Đào nguyên ngư phủ” (Còn ngờ đây là giấc mơ Đào nguyên ngư phủ) (Truyện Lư Thế Khanh). Điển tích Đào nguyên, được giữ nguyên âm Hán Việt (Xuất xứ Đào hoa nguyên kư).

    太 昊 律 婚 姻 低“Thái Hiệu luật hôn nhân vửa đía” (Lễ hôn nhân từ thời Thái Hiệu) (Truyện Lư Thế Khanh). Thái Hiệu vị vua ở thời thượng cổ, học rộng biết nhiều, đặt ra luật lệ hôn nhân... Thái Hiệu cũng vẫn giữ nguyên âm đọc Hán Việt.

    Có trường hợp, tiếng Tày - Nùng không có âm đọc tương đương với âm Hán Việt thì phải đọc trại đi, như âm “tr” đọc thành “t” chẳng hạn:

    三 律 長 安 京 畿“Slam bươn piót Tàng An kinh kư” (Ba tháng về tới kinh kỳ Tràng An) (Truyện Nho Hương). “Tràng An” đọc thành “Tàng An”, “Trần Chu” đọc thành “Tần Chu” v.v...

    Về số lượng điển tích được dùng trong mỗi TTNTN, cũng giống như trong Truyện thơ Nôm Việt, đều sử dụng khá nhiều điển tích từ Kinh, Sử, Tử, Tập... Chúng tôi thử thống kê 8 truyện sau đây, thấy: Lưu Đài - Hán Xuân 75 điển, Nam Kim - Thị Đan 84 điển, Kim Quế 45 điển, Lư Thế Khanh 30 điển, Đính Quân 12 điển, Quảng Tân - Ngọc Lương 18 điển, Tần Chu 11 điển, Nho Hương 15 điển. Những truyện ít điển cố nêu trên thường là truyện có nội dung ngắn hơn.

    Tóm lại, điển cố dùng trong TTNTN cũng như dùng trong truyện thơ Nôm Việt, có tác dụng khá lớn, trên cơ sở ẩn dụ, hoán dụ, thần thoại... được rút gọn lại thành từ ngữ ngắn gọn, cô đọng, nhưng hàm chứa nhiều ư nghĩa sâu xa. Điển cố có nội dung phong phú, hình thức thể hiện cũng đa dạng. Dùng điển cố một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn... cũng tức là dùng biện pháp tu từ đặc thù này có hiệu quả. Chỉ cần đọc lên câu thơ có điển cố, người đọc có thể tưởng tượng đến hình ảnh và nội dung cốt truyện từ các tên nhân vật, tên địa phương, tên lâu đài, thành quách, hay sự kiện lịch sử của một thời..., từ đó có thể hiểu được ư nghĩa của câu thơ có điển cố đó, hay câu chuyện mà tác giả muốn chuyển tải tới người đọc.

    Khi đọc TTNTN dễ nhận thấy điển cố trong lời kể của tác giả với nội dung thích hợp với diễn tiến của từng tình tiết. Đặc điểm nghệ thuật sử dụng điển cố của TTNTN là miêu tả tâm lư nhân vật, là khai thác điển cố vay mượn trên cơ sở hòa nhập nguồn cảm xúc từ cuộc sống thực tại của mình và những gì xung quanh để thể hiện ra, không đơn thuần lặp lại điển cố một cách cứng nhắc, giản đơn, qua đó tạo nên ấn tượng đặc biệt về tâm lư nhân vật.

    Thành công của TTNTN là sự đúc kết từ những câu chuyện về các nhân vật lịch sử, gắn liền với những địa danh nổi tiếng, tạo sự hấp dẫn, thú vị cho người nghe, người đọc. Người đọc không cảm thấy xa lạ với những điển cố loại này, vả lại, sự thông thuộc tích truyện của điển cố sẽ giúp sự cảm nhận câu thơ, hay câu chuyện thêm sâu sắc.

    Một thành công nữa của TTNTN khi sử dụng điển cố, là làm mất đi tính chất cầu kỳ, khiên cưỡng, mà trở nên tinh tế, sáng tạo trong cấu trúc và vốn từ vựng cơ bản gần với đời sống hiện thực.

    Trên đây mới chỉ nêu ra được một vài điểm về việc dùng điển cố trong truyện thơ Nôm Tày - Nùng. Nghĩ rằng công việc này còn cần được tiếp tục đi sâu tìm hiểu thêm./.

    (Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (74) 2006; Tr.48-51)
    Nguyễn Minh Tuân

     

Share This Page