Đôi nét về xã hội hoá hoạt động kiểm định phương tiện cơ giới

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 19, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Cục Đăng kiểm Việt Nam lạ Đảm bảo an toàn giao thông là đảm bảo hạnh phúc cho từng gia đình và cho cả xã hội, bởi vậy đây là vấn đề đặc biệt quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế.

    Nước ta là một trong những nước tăng trưởng “nóng” phương tiện cơ giới. Hoạt động quản lý kỹ thuật nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới hội đủ các điều kiện an toàn trong lưu thông. Trong đó kiểm định kỹ thuật định kỳ (đăng kiểm) phương tiện cơ giới là một trong 05 khâu cơ bản.

    Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan quản lý việc đăng kiểm các phương tiện giao thông nói chung và PTCG nói riêng. Trong những năm qua Cục ĐKVN đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị, đào tạo nhân lực, đưa hoạt động đăng kiểm tiếp cận với trình độ tiên tiến đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn. Hiện nay cả nước có 77 Trung tâm đăng kiểm bao gồm 84 trạm đăng kiểm đang hoạt động. Những trạm này đã được đầu tư 105 dây truyền cơ giới đồng bộ, hiện đại. Khi đưa xe vào dây truyền kiểm định, các thông số kỹ thuật liên quan đến an toàn và môi trường (như độ sáng của đèn, tiếng ồn của động cơ - còi xe, độ nhạy của phanh, nồng độ khí thải...) sẽ tự hiện lên màn hình và được in ra giấy trong vòng 20 phút, vừa tiết kiệm thời gian kiểm định vừa giảm tối đa tác động (hoặc đánh giá) thiếu khách quan từ phía con người. Quy trình kiểm định cũng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện đảm bảo quá trình kiểm định được thực hiện ngày càng chặt chẽ, chính xác khách quan hơn.

    Nhờ những nỗ lực trong hoạt động đăng kiểm phương tiện cơ giới mà số vụ tai nạn giao thông do nguyên nhân kỹ thuật đã giảm đáng kể. Năm 2006, cả nước không có vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trong nào có nguyên nhân từ việc kiểm định không tốt gây ra. Tuy vậy, tại một số địa phương (đặc biệt là những địa phương có mật độ PTGT tăng cao) hiện tượng tiêu cực trong đăng kiểm PTGT vẫn tồn tại. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các trạm đăng kiểm quá tải gây nên cảnh ùn tắc chờ đợi.

    Trước mâu thuẫn giữa khả năng đáp ứng và yêu cầu thực tiễn của hoạt động đăng kiểm, tháng 6/2005 Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đề án “Xã hội hoá công tác đăng kiểm”. Theo đó, các tổ chức/ doanh nghiệp hội đủ các điều kiện cần thiết có thể tham gia hoạt động kiểm định, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các loại xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu hành. Điều kiện mà các chủ đầu tư tham gia hoạt động đăng kiểm phải đáp ứng, đó là địa điểm xây dựng Trạm đăng kiểm phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm đăng kiểm; các thiết bị đăng kiểm phải hiện đại, đồng bộ, có thể nối mạng toàn quốc; lãnh đạo Trạm và đăng kiểm viên phải có trình độ chuyên môn phù hợp; các trạm đăng kiểm phải có HTQLCL phù hợp ISO9000... Việc xã hội hoá hoạt động đăng kiểm sẽ vừa huy động được nguồn vốn trong xã hội, giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa đáp ứng được nhu cầu đăng kiểm xe ngày càng tăng, giảm bớt được hiện tượng ùn tắc và tiêu cực trong đăng kiểm PTGT, qua đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm định.

    Xã hội hoá hoạt động đăng kiểm PTGT đã được thực hiện nhiều năm qua tại một số nước như Anh, Singapore, Nhật Bản. ở nước ta, đây vẫn là một vấn đề mới mẻ. Bởi vậy, Đề án “Xã hội hoá hoạt động đăng kiểm PTGT” được chia thành 02 bước: Bước 1 - triển khai thí điểm tại 05 địa phương (có số lượng phương tiện phát triển nhanh, các Trung tâm đăng kiểm hiện có đã quá tải) là: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bước 2: đánh giá tổng kết giai đoạn 1 và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

    Hiện nay, các Trung tâm đăng kiểm thí điểm đang gấp rút xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo kiểm định viên và các nhân viên nghiệp vụ, lắp đặt thiết bị và nối mạng quản lý thống nhất an toàn hệ thống. Dự kiến đầu năm 2007 này một số Trung tâm kiểm định PTCG thí điểm của chương trình “Xã hội hoá” sẽ đi vào hoạt động.

    Vừa qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam lại có Quyết định theo đó từ ngày 1/1/2007 các trạm đăng kiểm PTGT đường bộ trong cả nước bắt buộc phải có chứng chỉ ISO 9001:2000. Điều kiện này sẽ tạo động lực để các tổ chức/ doanh ngghiệp tham gia vào hoạt động đăng kiểm PTGT theo mô hình “Xã hội hoá” tích cực xây dựng và hoàn thiện HTQLCL theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đăng kiểm khi triển khai theo mô hình mới.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page