, Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Một sự kiện lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch...không chỉ được đông đảo người dân Việt Nam mong đợi đón nhận, mà còn được bạn bè năm châu chung vui. Riêng đối với ngành du lịch, một năm không chỉ có tác động đến sự tăng trưởng chất và lượng khách mà còn đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp không khói còn non trẻ của Việt Nam. WTO tạo sức hút mới Chỉ trong một năm, nhưng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã có sự tăng đáng kể (từ 3,6 triệu lượt khách năm 2006 lên 4,3 triệu lượt năm 2007); mức tăng trưởng về quy mô thị trường khách du lịch quốc tế cũng đạt tới 20%, cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng của năm 2006 (là 4,9%); tạo nguồn thu xấp xỉ 51.000 tỉ đồng cho toàn ngành du lịch. https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq Chính bởi sự hấp dẫn của du lịch Việt Nam, cộng với cơ chế cởi mở nên đã tăng sức hút mới cho các nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch. Nếu như năm 2006 chỉ có 17 dự án đầu tư vào du lịch, với số vốn chưa đầy 600 triệu USD, thì năm 2007 số dự án đầu tư đã lên hơn 40 dự án, tăng gần 2,5 lần và số vốn đăng ký đầu tư cũng đạt tới 1,77 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2006, bằng 1/3 tổng số vốn FDI cả nước. Sở dĩ du lịch Việt Nam tạo được sức hút lớn như vậy là do năm qua Việt Nam đã tập trung rà soát, điều chỉnh luật lệ để phù hợp với thông lệ quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết của một thành viên WTO theo quy định, nên đã tạo ra được hành lang thông thoáng hơn cho hoạt động du lịch. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, miễn visa cho người Việt Nam ở nước ngoài, thông quan người và hành lý, giao dịch thương mại, đầu tư.. đã có những tác động mạnh thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước, khơi dậy tiềm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh và bền vững. Về yếu tố khách quan, khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam có địa vị bình đẳng với 149 thành viên khác. Do vậy mà các hoạt động thương mại tăng lên; các dịch vụ đầu vào của du lịch như dịch vụ ngân hàng, tài chính, vận tải, bưu điện, bảo hiểm.. được cung cấp thuận lợi, chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn, góp phần làm đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Việt Nam hiện được xếp thứ 6 trong các điểm đến du lịch hàng đầu thế giới. Tại những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An… công suất sử dụng buồng phòng khách sạn luôn đạt ở mức 80 – 85%, vào mùa du lịch quốc tế cao điểm lên đến 100%. Nhu cầu du lịch nội địa cũng tăng mạnh, ước cả năm 2007 đạt gần 20 triệu lượt khách nội địa. Sức cạnh tranh cũng gay gắt hơn Thực tế một năm qua, sự cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam thể hiện trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Nguyên nhân là do Việt Nam chịu sức tác động quá lớn do sự phát triển giữa các lĩnh vực hoạt động, giữa các vùng, miền trong nước không đồng đều, nên khi hội nhập sâu sắc và toàn diện với thế giới bên ngoài thì Việt Nam đã phải chịu tác động rất mạnh, và toàn diện. Biểu hiện rõ nhất thể hiện ở một số các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành đã không thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực; giá tour giảm nhiều, ảnh hưởng đến thị trường du lịch trong nước. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch thiếu và yếu đã tạo ra sự yếu thế tương đối mạnh mẽ cho ngành du lịch vốn còn non trẻ của Việt Nam. Có thế nói, Việt Nam gi nhập WTO là một niềm mơ ước lớn bấy lâu nay của nhân dân Việt Nam nói riêng và của toàn nhân loại yêu chuộng hòa bình nói chung. Một năm là thành viên chính thức của WTO chưa nói lên nhiều điều, bởi chặng đường đi trên tiến trình hội nhập và phát triển còn rất lớn. Song 12 tháng Việt Nam đã bộc lộ rõ hơn những điểm yếu của mình. Tuy nhiên, điều đó sẽ không đáng ngại nếu Việt Nam biết vững bước đi lên để hòa mình và phát triển toàn diện cùng thế giới. Linh Tâm Số 1 Tháng 1 Năm 2008