Đúng Mà Không Đúng (bàn Góp Với Ông Lê Xuân Quang)

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    HOÀNG LÊ
    Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Trên Tạp chi Xưa & Nay số 9 (10) XII-1994 có bài Cần chú ý khi sử dụng Thần tích ngọc phả, tác giả Lê Xuân Quang có đưa ra nhận xét: "...Thần tích, thần phả, ngọc phả là một nguồn sử liệu chứa đựng không ít thông tin bổ ích, thú vị. Tuy nhiên ở đó cũng đầy rẫy những điều tưởng tượng, bịa đặt, chắp vá lẫn lộn...mà khi khai thác, sử dụng, chúng ta cần hết sức thận trọng". Đúng mà không đúng.
    Tôi và một số cán bộ nghiên cứu của Viện Hán Nôm hơn ba thập kỷ nay đã từng làm thư mục Thần tích, đã từng dịch thần tích thần phả cho nhiều địa phương nhất là cuác tỉnh Hà Bắc, Hà Nội, Hà Tây, Hải Hưng và Nam Hà, những nơi cần lập hồ sơ di tích lịch sử văn hóa...Có thể nói 537 tập thần tích hiện để tại VIện mang ký hiệu AE của 22 tỉnh (theo đơn vị hành chính trước 1954) trong đó có thể phân loại Công thầnLinh thần. Công thần là những vị thần có công với nước với dân, ở phạm vi rộng hẹp lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều là nhân thần, nghĩa là con người cụ thể có mẹ cha, có anh em, có quê quán, có công trạng, có ngày sinh ngày hóa v.v...Công thần có người là nam giới như Hà Uyên, Đào Kỳ (tướng tài của Bà Trưng), Lý Bôn, Phạm Tu, Trung Dũng Vương, Lý Thường Kệt, Trần Hưng Đạo, Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng , Nguyễn Chế Nghĩa... Có người là nữ giới như Trưng Vương, Man Thiện, Lê Chân, Thánh Thiên, Phương Dung Thiều Hoa, Ả Lả, Ả Tắc, Ả Di v.v... Thần là nam giới thì còn gọi là Dương thần, nếu là nữ giới thì gọi là Âm thần. CònLinh thần có vị là thiên thần, có vị là sơn hần, có vị là thủy thần hay thổ thần...Sự phân loại đó rất cần thiết và có ý nghĩa nhất định đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội, tôn giáo v.v...Không phải nhẫu nhiên mà triều đình nhà Lê, nhà Nguyễn lại cử các Nho thần có trình độ học vấn uyên bác như Đào Cử, Nguyễn Bảo, Lê Tung, Nguyễn Bính, Nguyễn Hiền... sưu tầm chỉnh lý và viết lại một cách đầy đủ, có hệ thống các thần ở nước ta, làm thành bộ Ngọc phả (hay Ngọc phả cổ lục) đặt tại bộ Lễ, để trên cơ sở đó mà cấp bằng sắc, mà quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên phạm vi cả nước, đồng thời với việc tôn tạo trùng tu cũng ngư việc giáo dục truyền thống cho nhân dân, luôn luôn "uống nước nhớ nguồn", không để xẩy ra nguy cơ đánh mất quá khứ hào hùng của cha ông xưa và tương lai của dân tộc bị đe dọa.
    Nhiều vị công thần, chính sử, dã sử đã ghi chép, đậm nhạt khác nhau, nhưng Ngọc phả quả là "một nguồn sử liệu chứa đựng không ít thông tin bổ ích, thú vị" đúng như ông Lê Xuân Quang viết. Song, điều mà ông kết luận "đầy rẫy những điều tưởng tựơng, bịa đặt, chắp vá, lẫn lộn..."và có đưa ra một số dẫn chứng cụ thể....Quả là có như vậy thật, nếu đứng ở một phương diện nào mà xem xét. Sao ông không thử đặt một dấu hỏi những điều hư cấu, bịa đặt, phi lý ấy sao mà vẫn được nhân dân chấp nhận qua bao đời nay rồi? lẽ nào trình độ dân trí nước ta kém cỏi đến mức không phân biệt nổi đúng sao hay sao? (đành rằng trong dân vẫn còn một phân số cuồng tín) và phải đâu thần phả đều được viết ra "theo ngồi đồng giáng bút... do mồm con đồng phán truyền?"
    Tôi đồng ý với ông Lê Xuân Quang "có nhiều chi tiết sai chính sử" và chư ông đã ý thức được "thần phả nàm trong kho tư liệu văn học dân gian phong phú mà phức tạp" (tôi nhấn mạnh). Cái phức tạp là ở chỗ đó, mà phong phú cũng từ ở đó. Nếu vị thần nào, ta cũng đem kính hiển vi ra soi, vạch rõ bản này bản nọ chép ngày sinh ngày hóa khác nhau, quê quán nghề nghiệp khác nhau, ngay cả họ tên thánh phụ thánh mẫu cũng không nhất quán... thìcó thể dẫn ra vô số trường hợp. Tôi cũng đã từng thắc mắc như ông, khi nghiên cứu một nữ tướng của bà Trưng là Ả Lả. Trong tay có 5 thần phả (3 của tỉnh Phúc Yên, 2 của tỉnh Hà Đông) thì 4 tài liệu nói bà sống ở thời đại Bà Trưng thế kỷ 1), 1 tài liệu nói bà ở thời đại Triệu Đà (năm 206 TCN) 2 tài liệu nói quê bà ở Thanh Hóa, 2 nói quê ở Kinh Bắc, q nói ở Hà Đông. 3 tài liệu nói bà họ Lã, 1 nói bà họ Triệu, 1 nói bà họ Nguyễn v.v... và v.v...
    Và nếu lại cắt bỏ đi những chi tiết hư cấu bịa đặt, phi lý xem ra có vẻ hoang đường như: nằm mộng thấy một tiên ônghay một tiên nữ đến phán bảo thế này... hặc nằm mơ thấy ngôi sao rơi vào bụng, thấy con chim bay vào mồm... rồi tỉnh giấc từ đó hoài thai. Mang thai 12 tháng hay 14 tháng sinh ra một bọc, bọc vỡ lộ ra một cậu bé tiếng khóc như chuông hay một cô bé miệng thơm, môi đỏ, mắt sáng... Khi sinh ra có ánh sáng hoặc mùi thơm lan tỏa khắp nhà.. Khi đánh giặc thì giông tố nổi lên, đá chạy, cát bay... Khi hóa thì có đám mây hồng sà xuống đón... hoặc bay lên trời, hoặc hóa thình giao long bò xuống hồ, hoặc đầu bị chặt lại lắp lên phi ngựa về v.v... Không có những chi tiết ấy thì sao gọi là Thần, là Thánh? Đã là Thánh Thần thì trong tâm linh của người Việt phải thật siêu phàm, hoàn toàn khác con người trần tục. Điều tôn kính thiêng liêng nhất là ở đó. Nét huyền diệu ấy làm cho viên ngọc càng lung linh, sức tưởng tượng càng bay bổng. Hư mà Thực, Thực mà Hư.
    Nói đúng ra ikhi sử dụng khai thác thần phả đừng quên ác "mô típ" ấy, cần coi trong bút pháp của thể loại này, không thể đồng nhất thần phả với sử ký được, cho dù vị tôn thần ấy có được gia phong mỹ tự gì, chó chức tước gì và là một nhân vật có thật 100 % trong lịch sử đi chăng nữa. Ở đây, nhân dân ta không chỉ tin vào hiện thực lịch sử, hiện thực xã hội mà còn biểu hiện niềm tín ngưỡng thiêng liêng. Hiện thực lịch sử không đóng vai trò chính yếu, nên có hiện tượng di chuyển được từ nhân vật này sang nhân vật khác, từ quê quán, tên họ và hành trạng... Có vậy mới mang tính chất thần kỳ, có vậy mới gần gũi với từng làng quê, từng cộng đồng xã họi. Trong dân gian có câu:
    Trống làng nào, láng ấy đánh
    Thánh làng nào, làng ấy thờ.
    Thánh Tâm Giang 372 làng thờ, Thánh Linh Lang 269 nơi thờ, Thánh Giónh cả nước thờ... Ấy vậy mà thần phả của mỗi làng vẫn có nét khác nhau, không hoàn toàn giống hệt nhau. Và còn gắn với lễ hội, phong tục, kiêng húy, kiêng mấu sắc và diễn xướng (1). Bởi vậy, khi nghiên cứu thần phả chúng tôi giữ thái độ trân trọng với từng văn bản không dám làm công việc hiệu đính, giám định, có chăng chỉ chú thích và nêu lên chỗ khác biệt ở các tài liệu để độc giả rộng đường suy nghĩ và tham khảo.
    Phải chăng các yếu tố thần kỳ, ông Lê Xuân Quang cho là những điều tưởng tượng, bịa đặt? Vậy thì ông sẽ giải thích thế nào khi lần dở lại từng trang từng trang sử nước nhà, ta thường bắt gặp những điều tương tự.
    Tiền Ngô vương:.., vua khi mới sinh có điềm ánh sáng khắp nhà, hình dạng khác thường, ở lưng có 3 cái nốt ruồi... Đến khi lớn lên, vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, đi thong thả như cọp có trí dũng, sức có thể cầm vạc giơ lên (Đại việt sử ký tục biên, tập 1. tr.147, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972)
    Tiên hoàng đế: Khi ấy vua còn ít tuổi, binh thế chưa mạnh, thua chạy, khi qua cầu Đàm Gia Loan, cầu gãy bọ sa xuống bùn, người chú muốn lấy giáo đâm, thấy có 2 con rồng vàng che đỡ, sợ lùi lại. (Sđd tr. 154).
    Đại Hành hòng đế: mẹ là Đặng thị, khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, một chiếc kết thành hạt, lấy chia cho người ăn mà chính mình thì không ăn. Khi tỉnh dậy không hiểu là cớ gì. (Sđd, tr. 166)
    Kỷ nhà Lý - Thái Tổ hoàng đế: mẹ là họ Phạm, di chơi ở chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao cấu rồi có chửa sinh ra vua... Ở Viện Cam Truyền chùa Ứng Thiên Tâm châu Cổ Pháp, có con chó đẻ con sắc trắng có đốm đen, thành ra 2 chữ " Thiên tử", kẻ thức giả nói đó là điềm người sinh và năm Tuất làm thiên tử. (Sđd tr.183, 190)
    Thái Tôn hoàng đế: Khi vua mới sinh, ở phủ Trương Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác... Vua có 7 có nốt ruòi sau gáy, hình như thất tinh (Sđd. tr.206)
    Thánh Tôn hoàng đế: mẹ là thái hậu Kim Thên Mai thị trước ằm chiêm bao thấy mặt trăng vào bụng, thế rồi có mang, năm Quý Hợi Thuận Thiên thứ 15 (1023) tháng 2 ngày 25 sinh ra vua ở cung Long Đức.
    Kỷ nhà Trần- Thánh Tôn Thuần hoàng đế: Ban đầu Thái hậu còn làm Tiệp dư, đi cầu tự, chiêm bao thấy trời cho người tiên đồng, ròi có thai.
    Tôi không dám trích dẫn dài dòng và tham lam làm phiền lòng dộc giả, chỉ xin dẫn chứng như trên cũng đã cảm thấy quá nhiều cái mà ông Lê Xuân Qung gọi là "hư cấu phi lý". Ấy thế mà, các sử gia tầm cỡ lớn của chúng ta khi viết chính sử cũng đã từng vận dụng để khắc họa đậm nét nhân vật. Có hại gì đâu? "Những tệ nạn cuồng tín có chiều hướng trỗi dậy hiện nay" giả định là có, thì đâu phải là phổ biến ở mọi nơi, mọi lục và càng không phải nguyên nhân của con bệnh xã hội ấy là ở những chi tiết "hư cấu, bịa đặt" trong thần phả và cả trong chính sử, mà những năm gần đây thần tích, thần phả, ngọc phả đã được khai thác, sử dụng.
    Chú thích :
    1. Hội Gióng: 15 giáp của 4 làng diễn tập đánh tróng, đánh chiêng hành quân,3dàn trân, rước nước, rước cỗ chay, rước cờ, săn hổ, vây bắt hổ, lễ dâng thủ cấp giặc, lễ ạ ơn Gióng, hội mừng thắng lợi khao quân...
    Hội Lệ Mật: múa rắn, dũng sĩ diệt thủy quái lấy xác nàng công chúa.
    Hội Thị Cấm: thi nấu cơm.
    Hộu Cầu Quan: thi bơi chải.
    v.v... đều gắn với thần tích mà làng đó,vùng đó tôn thờ.
    Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.158 - 161

    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page