DVD eBook Đông Dương Tạp Chí - Tờ Báo Quốc Ngữ Đầu Tiên Ở Hà Nội [53 Số]

Discussion in 'DVD eBook Tạp Chí' started by admin, May 9, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    DVD eBook Đông Dương Tạp Chí
    2 Tháng Một 1916 - 31 Tháng Mười Hai 1916 (53 số)
    53 Quyển | 400 MB
    --------------​
    Đông Dương tạp chí đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tìm cách phổ biến chữ Quốc ngữ trong mọi tầng lớp dân chúng. Chưa đầy chục năm sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta thì báo chí bắt đầu ra đời. Tờ báo Quốc ngữ ra đời đầu tiên ở nước ta là Gia Định báo, lúc đầu do một người Pháp là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ làm giám đốc; đến năm 1869 thì Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Càng về sau báo chí phát triển càng mạnh, có nhiều tờ nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san ra đời như: Phan Yên báo, Đại Nam Đồng Văn nhật báo, Nông cổ mín đàn, Đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí….Trong số này thì Đông Dương tạp chí được coi là tờ báo Quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Hà Nội. (Trên thực tế Đại Việt Tân Báo (1905-1908) và Đăng Cổ Tùng Báo (1907) ra đời sớm hơn Đông Dương tạp chí; tuy nhiên hai tờ báo này không phải chỉ in chữ Quốc ngữ mà là song ngữ: một bên là chữ Hán và một bên là tiếng Việt. Như vậy về cơ bản phải đến Đông Dương tạp chí mới được in chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ, và chỉ rất ít bài diễn văn của Toàn Quyền được kèm theo phần tiếng Pháp). Tờ báo này đã có những đóng góp rất lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
    Đông Dương tạp chí ra số đầu tiên vào ngày 15 tháng 5 năm 1913 và đình bản vào năm 1917. Cũng có nhiều tài liệu cho rằng số cuối cùng của tạp chí được ra ngày 15 tháng 9 năm 1919, nhưng qua khảo cứu những số báo hiện nay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I còn lưu thì không thấy số báo nào của năm 1919. Đây là một phụ bản của tờ Lục Tỉnh tân văn (xuất bản ở Sài Gòn), ra vào thứ 5 hàng tuần tại Hà Nội và phổ biến rộng ở Bắc kỳ và Trung kỳ.
    Tiền đề dẫn đến sự ra đời của Đông Dương tạp chí là do thực dân Pháp muốn thực hiện âm mưu “nô dịch văn hoá tinh thần người bản xứ”, như Soái phủ Nam Kỳ đề cập: “Đã đến lúc cần mở mang giáo dục, truyền bá học thuật và tư tưởng Pháp, tạo cho việc đưa chữ quốc ngữ vào quỹ đạo xâm lăng văn hoá đánh bạt chữ Nho”. Bên cạnh đó, khi chữ Hán cùng với đội ngũ nhà nho ngày một bị thu hẹp thì chữ Quốc ngữ gắn liền với đội ngũ tân học lại dần được mở rộng và sự ảnh hưởng của phương tây cũng ngày càng rõ nét. Luồng tư tưởng mới, chất liệu ngôn ngữ mới (chữ quốc ngữ) cần phải có môi trường để thể nghiệm, chính điều này đã chắp cánh cho nền văn học, báo chí phát triển. Như vậy, báo chí nói chung và Đông Dương tạp chí nói riêng đều là sự lựa chọn tối ưu của cả Pháp và giới “duy tân”. Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ cũng từng nhận định: “Đối với Schneider và những người Pháp đứng sau tờ Đông Dương tạp chí, thì mục tiêu chính trị là quan yếu nhất. Còn đối với những người Việt Nam cộng tác, đứng đầu là Nguyễn Văn Vĩnh, hẳn các ông cũng muốn lợi dụng báo để làm nơi tuyên truyền cho việc duy tân đất nước và xây dựng văn học mới...”. Đấy chính là nguyên nhân, tiền đề dẫn tới sự ra đời của Đông Dương tạp chí.
    Về tôn chỉ mục đích của Đông Dương tạp chí, do lúc đầu nằm trong sự tính toán xâm lược văn hóa của thực dân Pháp nên toàn bộ nội dung của tờ báo đều phải chịu sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền, và vì thế mục đích của tờ báo phải thuận lợi và phục vụ cho mục đích tuyên truyền của thực dân. Như trong mục “Cẩn cáo” trên Đông Dương tạp chí số ra mắt đầu tiên ngày 15 tháng 5 năm 1913, đã viết: “Bản báo vì có việc nguy-biến phải vội-vàng in ra, cho nên kỳ đầu này không kịp trình duyệt-báo chư quân tử, chủ-nghĩa báo này thế nào, và lối in, lối soạn chương mục báo có những gì, không kịp nói cho rõ được. Đến kỳ sau bổn-quán xin kể minh bạch chương-trình, chủ- nghĩa. Nay hãy nói đại cương để các ngài biết. Mỗi kỳ sẽ có một bài tổng thuật các việc trong tuần-lễ, một bài đại luận về thời-sự, các điện- báo- hoàn-cầu, các điều nên biết về buôn bán…(1). Theo đó, bài cũng nêu ra: “Cổ động cho dân An-nam lấy văn Quốc-ngữ làm quốc văn, làm gốc nghề học”, “Bổn quán lại mở ra một chương đề là Đăng-văn cổ để lấy ra nhờ sở- ước thực và lẽ phải của dân an-nam mà dâng lên cho chánh- phủ biết và đem những ý cao Nhà-nước mà tỏ cho dân hay(2). Và, trong số báo thứ 2, ra ngày 22/5/1913, ở mục “Chủ-nghĩa”, tôn chỉ, mục đích của Đông Dương tạp chí một lần nữa được nêu lại rõ ràng và cụ thể hơn, đó là: “Phổ biến văn hoá Tây phương, cổ động học chữ quốc ngữ, giới thiệu kiến thức thực nghiệp như canh nông, công nghệ và tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ”. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung thì : “Tất cả các mục tiêu mà Đông Dương tạp chí đề ra đều giống với mục tiêu của phong trào Đông kinh nghĩa thục, trừ việc tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ”.
    Về cách thức trình bày của tờ Đông Dương tạp chí như sau: Ở đầu trang nhất, dưới tên Đông Dương tạp chí có viết: “Edition spéciale du “Lục tỉnh tân văn” Pour le Tonkin et L’ Annam” (ấn bản đặc biệt của Lục tỉnh tân văn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ), tiếp đó là dòng chữ Đông Dương tạp chí được viết bằng chữ Hán, tiếp theo là phần mục lục được đặt ở phía lề bên trái của tờ báo. Nguồn: http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=cl&cl=CL1&sp=JwzRJ
    Code:
    Đông Dương Tạp Chí 1916-01-02.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-01-09.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-01-16.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-01-23.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-01-30.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-02-06.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-02-13.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-02-20.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-02-27.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-03-05.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-03-12.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-03-19.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-03-26.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-04-02.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-04-09.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-04-16.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-04-23.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-04-30.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-05-07.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-05-14.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-05-21.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-05-28.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-06-04.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-06-11.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-06-18.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-06-25.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-07-02.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-07-09.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-07-16.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-07-23.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-07-30.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-08-06.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-08-13.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-08-20.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-08-27.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-09-03.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-09-10.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-09-17.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-09-24.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-10-01.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-10-08.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-10-15.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-10-22.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-10-29.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-11-05.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-11-12.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-11-19.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-11-26.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-12-03.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-12-10.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-12-17.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-12-24.pdf
    Đông Dương Tạp Chí 1916-12-31.pdf
    
    Link Download
    https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1K26XK71j1A14UFmydDEIziiU13_TsvKS
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     
    Last edited: Mar 28, 2018
    ductuonghn likes this.

Share This Page