Hàng trăm tiêu chuẩn thực phẩm được soát xét

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 19, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Văn phòng uỷ ban Codex Việt Nam đã tham gia tích cực trong việc xây dựng, góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn hoá, quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn thực phẩm.v.v. Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc Quỳnh (VNQ) -Giám đốc Văn Phòng Codex về vấn đề này.

    PV: Được biết, trong năm 2006 có 3 Tiêu chuẩn Codex quốc tế được chấp nhận, xin ông cho biết những tiêu chí để các tiêu chuẩn được chấp nhận?

    VNQ: Thực tế trong năm 2006 không phải có 3 mà đã có 7 Tiêu chuẩn Codex đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó có 3 tiêu chuẩn về dầu ăn, mỡ động vật và 4 tiêu chuẩn về rau quả tươi. Các tiêu chí chính để Việt Nam xem xét và chấp nhận một tiêu chuẩn Codex bao gồm:

    - Tiêu chuẩn Codex phù hợp với các điều kiện sản xuất và chế biến thực phẩm của Việt Nam;

    - Khả năng áp dụng tiêu chuẩn Codex dựa trên trình độ công nghệ và tổ chức của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm Việt Nam;
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    - ảnh hưởng của việc áp dụng tiêu chuẩn đó đối với chính sách xuất nhập khẩu các mặt hàng là thực phẩm của Việt Nam;

    - Trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO thì các cam kết của Việt Nam trong vấn đề thực thi các nghĩa vụ của mình như minh bạch hoá, hài hoà hoá các quy định của nhà nước đối với trong các biện pháp SPS hay TBT cũng là tiêu chí để xem xét việc chấp nhận một tiêu chuẩn Codex quốc tế.

    PV: Việc rà soát và loại bỏ những tiêu chuẩn thực phẩm lạc hậu của Việt Nam được tiến hành như thế nào, hiện có bao nhiêu tiêu chuẩn được rà soát, thưa ông?

    VNQ: Việc rà soát để loại bỏ hoặc ban hành lại các tiêu chuẩn thực phẩm ở Việt Nam được tiến hành theo một quy trình đã được thống nhất như sau: Trước hết Ban kỹ thuật rà soát các tiêu chuẩn, xác định các tiêu chuẩn lạc hậu, không phù hợp cần loại bỏ hoặc sửa đổi ban hành lại. Sau đó xác định danh mục để soát xét hoặc chấp nhận tiêu chuẩn Codex quốc tế. Ban kỹ thuật trình danh mục này lên Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng để thông qua, sau đó Trung tâm TCCL tiếp tục trình lên Ban Tiêu chuẩn Tổng cục để xét duyệt tại một Hội đồng thẩm xét. Sau khi Hội đồng thẩm xét thông qua danh mục các tiêu chuẩn rà soát hoặc chấp nhận thì danh mục này được chuyển xuống các Ban kỹ thuật để tiến hành việc rà soát, xây dựng dự thảo tiêu chuẩn và gửi tới các cơ quan xin góp ý. Ban kỹ thuật tổ choc họp lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, chuyên gia để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn. Dự thảo cuối cùng được gửi lên Hội đồng thẩm xét của Trung tâm và đưa ra xét duyệt tại Hội đồng khoa học của Tổng cục. Bước cuối cùng là việc Tổng cục trình lên để Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

    Trong năm 2006, chúng ta đã rà soát được 93 tiêu chuẩn lạc hậu hoặc không phù hợp, loại bỏ 5 tiêu chuẩn, số còn lại được soát xét ban hành mới. Trong năm 2007, dự kiến sẽ có khoảng 100 tiêu chuẩn sẽ được soát xét để xây dựng mới hoặc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế.

    PV: Để thúc đẩy hoạt động của Uỷ ban Codex Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm năm 2007 của Văn phòng Codex là gì, thưa ông?

    VNQ: Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, các hoạt động thương mại đối với hàng hóa là thực phẩm sẽ được đẩy mạnh trong đó xuất nhập khẩu cũng sẽ tăng nhanh. Các vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và lưu thông thực phẩm. Văn phòng Codex phải hoạt động tích cực hơn và hiệu quả trong vai trò giúp Uỷ ban Codex Việt nam như một cơ quan liên ngành điều phối các hoạt động tiêu chuẩn hóa thực phẩm giữa các bộ, ngành có liên quan. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giúp các cơ quan quản lý nhà minh bạch hóa và hài hòa hóa các quy định về thực phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại quốc tế và bảo vệ sản xuất thực phẩm của Việt Nam. Nâng cao vai trò của Uỷ ban Codex Việt Nam trong các hoạt động của Codex quốc tế.

    Để phục vụ các nhiệm vụ trên, Văn phòng Codex đang hoàn thiện trang Web của mình để nâng cao khả năng phổ cập thông tin về tiêu chuẩn Codex, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, các nhà sản xuất có điều kiện tham khảo, trao đổi chia sẻ thông tin và chính kiến trong lĩnh vực tiêu chuẩn thực phẩm và tiếp cận được nhiều với các thông tin của Codex quốc tế.PV: Xin cảm ơn ông!

    Ánh Phương thực hiện
    Tạp chí TCĐLCL Số 1+2+3 Năm 2007
     

Share This Page