Cùng trong một huyện, chi bộ Phú Lai, xã Phú Kim và chi bộ Liên Đình, xã Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Tây) có những đặc điểm rất giống nhau. Mỗi chi bộ đều trực tiếp lãnh đạo một hợp tác xã sản xuất nông nghiệp với quy mô và điều kiện sản xuất tương tự: mỗi nơi có trên dưới 170 héc ta ruộng đất cấy hai vụlúa thuộc vùng có nông giang; có từ chính đến mười hai đội sản xuất với gần năm trăm hộvà trên sáu trăm lao động chính, phụ... Mỗi chi bộ có hơn 40 đảng viên (chiếm khoảng 2% so với số dân) và cũng có những nét như nhau: số đông đảng viên thuộc lứa tuổi trẻ, quá nửa là đảng viên gái, có một số đảng viên là cán bộchủchốt của xã; nhiều đội sản xuất đã có tổ đảng riêng... Với số lượng và chất lượng đảng viên như thế, với quy mô hợp tác xã là vậy, mà sựchỉ đạo thực hiện và hoạt động của chi bộ ởhai nơi lại khác nhau. Cán bộvà đảng viên ở Phú Lai tương đối “đều tay xoay việc”, còn ở Liên Đình thì “chỉ có người chứ không thấy việc”. Tại sao có tình hình đó? Đi sâu tìm hiểu việc phân công đảng viên, bố trí cán bộ ở hai chi bộ này, chúng tôi thấy đó là hai cách làm khác nhau, dẫn đến hai kết quả khác nhau. Download Link eBook có trong tuyển tập DVD Xây Dựng Đảng http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/Data/1971/3/6.pdfhttps://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq