Lạng Sơn: Chấp nhận sống chung với buôn lậu?

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Cứ vào dịp cuối năm hoạt động buôn lậu gian lận thương mại tại các cửa khẩu lại có chiều hướng gia tăng. Tuy nằm trong dự đoán và đã có kế hoạch tăng cường ngăn chặn, nhưng dường như lực lượng chức năng ở Lạng Sơn phần nào đang bất lực với nạn buôn lậu.

    Tân Thanh khổ vì hàng tiêu chuẩn miễn thuế cửa cư dân

    Đến Tân Thanh lần này, điểm khác biệt mà chúng tôi nhận thấy là những chiếc barie ở cổng kiểm soát số 2 (cổng giáp nội địa) được mở để các loại phương tiện tự do đi vào Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh. Không còn cảnh lực lượng Biên phòng và Hải quan đứng kiểm tra để thu giữ hàng lậu tại đây. Còn tại cổng kiểm soát số 1 (cổng giáp biên giới) mới 9 giờ sáng, tập trung trước barie là hàng chục người chen chúc chờ vượt qua. Một cán bộ Hải quan và một cán bộ Thuế đứng chặn trược barie luôn miệng yêu cầu đám đông quay trở lại. Một công chức Hải quan với bộ trang phục đang đứng hàng phía trên thấy chúng tôi để ý liền giải thích “Khổ lắm anh ạ, ca ngày các lực lượng ở cửa khẩu luôn phải giằng co để hạn chế bớt lượng hàng nhập khẩu mà các cư dân mang vào trong chợ, từ sáng đến giờ có người mang hàng đến lấn thứ 3, không cho sang thì giật tung cúc áo như thế này đây”.

    Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh Mai Văn Xuyên cho biết, cơ quan Hải quan rất khó khăn trong việc quản lý và theo dõi các cư dân mang hàng tiêu chuẩn miễn thuế theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 7/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Loại hàng nào, đối tượng nào được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế đến giờ vẫn chưa được cơ quan chức năng hướng dẫn rõ ràng. Tại Tân Thanh, khu chợ của người Trung Quốc và Việt Nam nằm ngay trong Khu kinh tế cửa khẩu, các đối tượng này cũng mang hàng vào và yêu cầu được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế như cư dân biên giới. Giải thích không ăn thua, ngăn chặn, bắt giữ họ thì kéo theo cả đám đông bảo vây trụ sở làm việc của Hải quan. Còn nếu áp dụng theo tiêu chuẩn miễn thuế thỉ chỉ tính riêng hơn 100 hộ đăng ký kinh doanh trong chợ, một ngày đã có lượng hàng hoá trị giá 2 tỷ đồng đưa vào chợ mà không có thuế. Do chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Quyết định 254 nên việc kiểm soát các nguồn hàng đưa vào trong chợ là rất khó, từ đây số hàng hoá này được các chủ kinh doanh xuất hoá đơn vận chuyển nội địa hợp thức rồi công khai đưa vào nội địa.

    Kể từ khi tiêu chuẩn hành lý miễn thuế được tăng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng/người/ngày (từ tháng 12/2006), số lượng cư dân tham gia mang vác hàng tại cửa khẩu Tân Thanh tăng lên đột biến. Theo Hải quan Tân Thanh thì có trường hợp 8 người trong một gia đình làm sổ thông hành để qua lại biên giới mang hàng vào chợ. Với lượng người như vậy, lực lượng Hải quan không thể kiểm tra từng người xem có mang hàng hóa đúng tiêu chuẩn như quy định. Mong muốn của Hải quan Tân Thanh là các bộ, ngành chức năng cần nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Quyết định 254 và có hướng dẫn riêng với các Khu kinh tế có chợ thương mại sát với cửa khẩu như ở Tân Thanh.

    Hang dơi vẫn là hiểm hoạ

    Sau chuyên án phát hiện lượng hàng lậu lớn tại khu vực Hang Dơi cách đây vài năm, tình hình buôn lậu tại đây vẫn tiếp tục “nóng” trở lại. Do địa hình phức tạp, nên các đối tượng buôn lậu tại khu vực này chẳng “ngán” gì lực lượng chức năng, kể cả lực lượng Công an, Biên phòng chứ chưa nói đến lực lượng Hải quan. Thời gian diễn ra buôn lậu tại khu vực này không giới hạn vào buổi tối như trước kia, hiện giờ hàng lậu có thế đi qua bất cứ lúc nào khi không thấy bóng dáng của các lực lượng chức năng ở phía ngoài. Vào buổi tối các mặt hàng lậu đắt tiền nhưng hàng điện tử, đồ da dụng cao cấp thậm chí không loại trừ cả hàng cấm cũng được chuyển qua tuyến đường này, vì các lực lượng chức năng không thể tiếp cận sát với Hang Dơi, khi mà từ trên cao các đối tượng buôn lậu dùng gạch đá ném xuống rất nguy hiểm.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Theo quy định hiện tại, khu vực Hang Dơi thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Cốc Nam, chính vì vậy mỗi ngày hàng lậu đi qua là một ngày lực lượng kiểm soát chống buôn lậu của cửa khẩu như ngồi trên đống lửa. Phó Chị cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam Trịnh Văn Quý bức xúc “Ngay cả cờ hiệu để dừng phương tiện Hải quan cũng không có vì vậy ai sẽ chịu trách nhiệm khi các đối tượng buôn lậu bỏ chạy tự gây tai nạn chết người?” Đã có trường hợp cán bộ Hải quan phải bỏ tiền túi ra đền các đối tượng buôn lậu vì khi truy đuổi bọn chúng bị ngã hỏng xe và xây xát người. Việc phối hợp với các lực lượng chốt chặn 24/24 giờ tại khu vực Hang Dơi thì cũng chỉ thực hiện được theo đợt bởi sức người không căng ra suốt như vậy, hơn nữa kinh phí để duy trì việc ứng trực không phải lúc nào cũng có thể xin cấp được.

    Phải chăng chấp nhận “sống chung với lũ”?

    Câu nói đó không chỉ bây giờ mới có. Tại Lạng Sơn có một bộ phận không nhỏ dân cư sống nhờ vào nghề buôn lậu. Chính quyền biết nhưng cũng chẳng thể làm gì hơn ngoài việc giáo dục và tuyên truyền miệng.Trong khi không có thu nhập ổn định, việc dân cư tham gia tiếp tay cho buôn lậu là điểu dễ hiểu. Tại các Hội nghị bàn về chống buôn lậu, giải pháp lập dự án tạo công ăn việc làm cho cư dân biên giới đã được đặt ra, nhưng nhiều năm nay chưa có địa phương nào thống kê được lượng cư dân bỏ nghề buôn lậu nhờ các dự án này. Phải chăng các dự án đó vẵn đang nằm trên giấy? Và khi chưa triển khai được các giải pháp đó Lạng Sơn nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng sẽ vẫn phải chấp nhận “sống chung với lũ”.

    Tuấn Anh
    Tạp chí TCĐLCL - Số 2,3,4 Tháng 2 Năm 2008
     

Share This Page