Lê Quýnh (1750-1805) cựu thần nhà Lê bị giữ lại trên đất Trung Hoa cuối đời Càn Long

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Jul 30, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    Trong số các cựu thần nhà Lê bị giữ lại trên đất Trung Hoa cuối đời Càn Long, người được nhắc nhiều hơn cả có lẽ là Lê Quýnh. Ông là thủ lãnh một nhóm nhỏ nhất định không chịu cạo đầu đổi áo để nhập tịch thành dân nhà Thanh, khiến cho chính giới sĩ phu Trung Hoa cũng hết sức khâm phục. Thế nhưng hình ảnh của các cựu thần như Lê Quýnh, Lý Bỉnh Đạo, Trịnh Hiếu, Lê Trị… lại rất mờ nhạt trong sử liệu Việt Nam, nhiều chi tiết, sự kiện liên quan đến cuộc đời họ còn bị bôi bác, xuyên tạc vì định kiến hoặc vì những động cơ khác của các sử gia.

    Dựa vào nguồn sử liệu của Trung Hoa, có đối sánh với sử liệu Việt Nam, biên khảo này đặt trọng tâm vào việc phân tích các diễn biến trong mối quan hệ giữa Thanh triều và nhà Tây Sơn, qua đó để thấy rõ hơn số phận của vua Lê và các cựu thần thật ra chỉ là những con cờ trong tay vua Càn Long và triều đình nhà Thanh trong việc đối phó với Đại Việt. Cục diện đó cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa những việc làm của Lê Quýnh và những điều ông đã phải chịu đựng trong suốt 15 năm truân chuyên trên đất Trung Hoa.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Ở một nghĩa rộng hơn, chúng ta có thể xem thái độ bất khuất của Lê Quýnh như một biểu trưng của chính dân tộc Việt trong giao thiệp với người láng giềng phương Bắc.

    ABSTRACT

    Among the old officials of Later Lê Dynasty detained in China during the last years of Emperor Qianlong’s reign, perhaps Lê Quýnh was mentioned the most. He was the leader of a small group of Vietnamese officials who refused to shave their heads except for a queue and wear Chinese costumes to become Chinese citizens, which was admired by Chinese feudal intellectuals. However, the image of such old officials as Lê Quýnh, Lý Bỉnh Đạo, Trịnh Hiếu, Lê Trị, etc… is indistinct in Vietnamese historical records, even a lot of details and events related to their lives were defamatory and distorted by historians because of their prejudice or selfish motives.

    Based on Chinese historical records in comparison with Vietnamese historical records, the article focuses on analyzing the course of relationships between the Qing Dynasty and the Tây Sơn Dynasty, through which we can be fully aware of the fate of the King Lê Chiêu Thống and his officials who were mere pawns in the hands of Emperor Qianlong and the Qing court to deal with Đại Việt. That complexion helps us understand the significance of what Lê Quýnh had done and what he had endured during 15 years of distress in China.

    In a larger sense, we can consider the indomitable attitude of Lê Quýnh as the symbol of the Vietnamese people in dealing with China, our northern neighbor.


    Toàn văn: PDF
     

Share This Page