Mang tinh hoa Việt ra với bạn bè thế giới

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Đơn giản chỉ là những mảnh vỏ của con trai, con sò, sừng trâu, sừng bò... qua bàn tay của anh chúng trở thành những chiếc vòng thời trang, những bát, những thìa, những khay và những chiếc bình hoa nghệ thuật có giá trị tới hàng triệu đồng. Điều đáng nói hơn là những thứ tưởng chừng rất bình dị ấy đã có được một chỗ đứng uy tín trên thị trường nhiều nước. Người chắp cánh cho những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đó là một chàng trai đất lụa Phạm Xuân Cường. Sau đây là cuộc trò chuyện thân mật của anh với độc giả tạp chí TCĐLCL.

    PV: Trước kia Anh cũng đơn thuần chỉ là một anh thợ gia công phụ kiện. Vậy anh có thể nói rõ hơn cho độc giả biết về cuộc hành trình để tr thành một ông chủ của Mỹ nghệ Xuân Cường?

    Phạm Xuân Cường: Khi rời giảng đường, tôi xin đi làm thợ gia công, phụ kiện cho công ty liên doanh nước ngoài. 10 năm làm ở các công ty liên doanh với nước ngoài tôi thấy những sản phẩm gia công chủ yếu của họ lại là những sản phẩm thủ công của Việt Nam. Nhưng các thành phẩm ấy được bán với giá rất cao, trong khi những phụ kiện thủ công họ mua rất rẻ. Và nhìn những sản phẩm của họ tôi luôn thấy mình có thể làm được. Sau 10 năm làm việc tôi cũng đã có một số vốn tương đối. Vì thế, năm 1999 tôi đã thành lập xưởng thủ công mỹ nghệ Xuân Cường. Ngày đầu mới thành lập, xưởng của tôi chỉ là người nhà giúp sức. May mắn tôi được một người bạn Ý đặt hàng. Thế nhưng lô hàng đầu tiên của tôi bị trả lại do sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Thất bại “đầu đời” lập nghiệp tiến thân làm tôi cũng khá mệt mỏi. Và chính nhờ các sản phẩm không đạt chất lượng đó đã giúp các sản phẩm mỹ nghệ của chúng tôi có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường các nước.Đây chính là bài học đầu tiên về chất lượng,lòng tin,sự kiên trì mà tôi luôn có được sau này.

    PV: Thế còn con đường "đưa tinh hoa" Việt Nam ra bạn bè thế giới thì sao?

    Phạm Xuân Cường: Xuất phát từ cái đẹp và ý tưởng làm đẹp, thời trang, trang trí nội thất và quà tặng đã làm cho tôi luôn khao khát sáng tạo để có thể biến những sản phẩm tự nhiên quanh mình thành những sản phẩm vừa có giá trị về văn hoá, và mang đậm tính nghệ thuật. Hành trình đi tìm kiếm các sản phẩm để chế tác ra những thứ nghệ thuật ấy phải nói là không ít công phu. Tôi đi từ Bắc tới Nam thu mua những vỏ sò, vỏ trai, những vỏ sác đen mà cũng không đủ hàng cho chế tác. Nên tôi đành nhờ cậy tìm bạn hàng để nhập khẩu nguyên liệu là các sừng trâu, bò phế thải ở các nước. Nhưng đến khi có hàng lại phải nghĩ cách khai thác, mở ra những hướng đi mới trong nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và cả hướng xuất khẩu. Cho đến năm 2003, những mặt hàng mỹ nghệ do xưởng nhà tôi sản xuất vẫn chưa được thị trường nội địa biết đến. Đây là điều mà tôi luôn trăn trở hàng ngày. Ý nghĩ cần phải quảng bá sản phẩm ra sao? đã làm tôi mạnh dạn “ngỏ ý” với nhà đài. Vậy là một chương trình giới thiệu các sản phẩm mỹ nghệ của tôi trên kênh VTV3 “thời trang và cuộc sống”được phát sóng, đã đưa mỹ nghệ Xuân Cường đến gần với công chúng trong nước hơn. Tôi cũng tham gia hầu hết các hội chợ trong nước, rồi qua những người bạn... Dần dà mỹ nghệ Xuân Cường đã đến được bạn bè trong nước và nước ngoài lúc nào tôi cũng chẳng hay.

    PV: Cách tiếp thị sản phẩm của anh ra nước ngoài như thế nào?
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Phạm Xuân Cường: Ban đầu, tôi gửi các mẫu cho bạn hàng, bạn hàng xem qua thấy ưng thuận thì bạn hàng lại cử người nước ngoài về cơ sở của tôi cùng thiết kế cho phù hợp hơn với các mẫu mốt của nước ngoài. Hầu như hợp đồng nào cũng thế. Chính vì vậy, các mẫu của tôi ngày càng hoàn thiện hơn, đạt được trình độ về thẩm mỹ và tinh xảo về nghệ thuật.Để bảo vệ thương hiệu của mình, các sản phẩm của tôi đều được đăng ký bản quyền.

    Hiện tại, có tới 50% sản phẩm từ xưởng nhà tôi được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, 50% thông qua các công ty du lịch. Có những ngày có tới 40 - 50 khách du lịch cả trong nước và quốc tế đến thăm qua và mua hàng tại nhà.

    Vân Anh
    Tạp chí TCĐLCL Tháng 5 Năm 2008
     

Share This Page