Một kiến giải về nguồn gốc ngôi đình làng Việt Nam

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Aug 1, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Vấn đề nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của ngôi đình làng ở nước ta từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, trong khi thời điểm ra đời của ngôi đình làng là vào thời Lê sơ đã nhận được sự đồng thuận ý kiến của hầu hết giới nghiên cứu thì nguồn gốc của ngôi đình vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi. Bài viết này góp thêm một kiến giải về nguồn gốc ngôi đình làng Việt Nam.

    Từ việc phân tích một số cứ liệu trong sách sử và các tài liệu Hán Nôm, tác giả bài viết cho rằng ngôi đình làng có nguồn gốc từ ngôi đình Thân Minh và lễ Hương ẩm tửu do nhà Minh áp đặt trong thời kỳ thôn tính nước ta vào đầu thế kỷ XV. Mô hình này sau đó đã được các triều đại quân chủ Việt Nam tiếp nhận vì nó có nhiều điểm thích hợp cho việc quản lý làng xã và giáo hóa dân chúng của triều đình. Theo thời gian, từ một địa điểm hành chính và tổ chức sinh hoạt cộng đồng, ngôi đình được mở rộng thêm chức năng tôn giáo-tín ngưỡng và trở thành một thiết chế văn hóa không thể thiếu của làng xã Việt Nam.

    ABSTRACT

    The matter of the origin and the time of the communal house’s appearance in our country has long been studied. But, meanwhile the time of the communal house’s appearance, which is in the Early Lê Dynasty, received the consensus of most researchers, there are still many controversial opinions about its origin. This article contributes an interpretation of the origin of Vietnamese communal house.

    From the analysis of some evidence in the history books and Sino-Nôm documents, the author suggests that the communal house originate from “Thân Minh” communal house (where people gather to receive announcements or decrees from the royal court) and “Hương ẩm tửu” ceremony (village ceremonies in spring and autumn), which are imposed by the Ming Dynasty to strengthen the ruling system in our country in the early 15th century. This model was then received by Vietnamese dynasties since it was appropriate for village management and people reformation. Gradually, from an administrative and community site, the commnal house extended its function into religious beliefs and become an indispensable symbol of Vietnamese villages.


    Toàn văn: PDF
     

Share This Page