Một Số Kết Quả Về Công Tác Sưu Tầm Di Sản Hán Nôm Trong 2 Năm Qua (1994-1995)

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    TRỊNH KHẮC MẠNH
    Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Dự án Điều tra sưu tầm và bảo quản di sản Hán Nôm (1994-2000) của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) phê duyệt thực hiện từ năm 1994 đến nay đã được 2 năm. Đây là một Dự án được tiếp tục thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ từ năm 1992 về công tác bảo quản, sưu tầm và khai thác di sản Hán Nôm trong tình hình hiện nay.
    Như chúng ta đều biết di sản Hán Nôm là một bộ phận rất quí giá của di sản văn hóa dân tộc. Di sản Hán Nôm có giá trị và có ý nghĩa nhiều mặt cho nhiều ngành khoa học khi nghiên cứu quá trình dựng nước và giữ nước của các triều đạ phong kiến Việt Nam trong lịch sử phát triển dân tộc.
    Về chủng loại, di sản Hán Nôm không chỉ bao gồm những tác phẩm văn học, sử học, y học, địa lý v.v... mà còn bao gồm tất cả các văn bản Hán Nôm khác như gia phả, thần phả, văn khắc, địa bạ, hương ước v.v... cho đến cả các loại giấy tờ khác như văn khế, chúc thư, bằng sắc, lệnh chỉ, sách bói toán phương thuật, hoành phi câu đối mà gắn liền với bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc.
    Cho đế nay, một phần lớn di sản Hán Nôm đã thu thập dược hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ngoài ra còn khá nhiều tư liệu Hán Nôm rải rác ở các địa phương trong toàn quốc. Việc điểu tra sưu tầm tư liệu Hán Nôm cần được đầu tư nhiều hơn nữa về nhân lực và tài chính với sự hỗ trợ quan tâm của các cấp Bộ, ngành và các địa phương.
    Công tác sưu tầm tư lệu Hán Nôm trong 2 năm (1994- 1995 đã tiếp tục triển khai ở 6 tỉnh (Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bình) với những nội dung chủ yếu sau.
    1) Điều tra tình trạng các di tích và di sản văn hóa thành văn hiện còn ở thôn xã. Tìm tòi phát hiện triệt để nhuồn tư liệu Hán Nôm hiện có trong dân gian và đưa ra những phương án thích hợp để thu thập và bảo quản nguồn tài liệu nay.
    2) Sao chép các tài liệu chữ Hán, chữ Nôm gắn với các di tích như hoành phi, câu đối, bài vị, sắc phong v....ghi nguyên văn vàphiên âm.
    3) In rập trên giấy dó nguyên dạng văn khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ, khánh, bệ đá, cột mốc, ngai thờ v.v...
    4) Thu thập tư liệu Hán Nôm với các hình thức mua, trao đổi, sao chụp.
    5) Lập bản điều tra thôn xã theo các nội dung: địa danh, di tích, tư liệu Hán Nôm hiện còn, tục lệ, thần làng, danh nhân, nghề truyền thống v.v...
    Trong hai năm qua, nhều đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã đến tận các thôn xã, đến từng di tích để sưu tầm tư liệu Hán Nôm hiện đang lưu giữ tại các đình, đền, chùa, miếu, lăng tẩm, nhà thờ và các di tích khác. Những chuyến đi của mọi mgười thật vất vả gian truân và đã đem về một khối lượng tư liệu đồ sộ đáng phấn3 khởi tự hào.
    [​IMG]
    3) Mua sách Hán Nôm và sách của các dân tộc khác như: Tầy , Thái v.v....
    - Sách Hán Nôm: 820 cuốn.
    - Sách Tầy Thái: 178 cuốn.
    II. Một số đánh giá sơ bộ
    1) Về địa bàn đi sưu tầm và tình hình tài liệu:
    Sáu tỉnh mà chúng tôi đã sưu tầm đều là những địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều di tích lịch sử lớn, nhiều nhà khoa bảng thời kỳ phong kiến và tập trung nguồn tư liệu Hán Nôm khá phong phú; thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiên tai, địch họa và sự phá hủy một thời của người dân, nên đến nay tư liệu Hán Nôm trong dân gian còn chẳng đáng là bao.
    Tài liệu, sách vở có giá trị tại các địa phương mà các đoàn đi sưu tầm hiện còn rất ít, vì có môt thời người ta đã đốt đi, bỏ đi loại tài liệu nay. Các chủ nhân còn lưu giữ được tài lieeuj Hán Nôm đến ngày hôm may là họ đã ý thức được giá trị tư liệu mình đang giữ nên thường họ không bán, ai đó có bàn thì đòi giá khá cso. Trong khi đó giá duyệt mua 1 cuốn sách Hán Nôm là 50.000đ thì thật là không phù hợp với thực tế chút nào. Sách Hán Nôm và sách của các dân tộc khác mua được trong hai năm qua, chủ yếu là mua ở các tỉnh miền núi như Bắc Thái, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Sơn La.
    Các hoành phi câu đối tại các di tích hiện còn khá nhiều, nhưng nhiều câu đối, hoành phi mới được đắp và tô vẽ trong những năm gần đây khi Nhà nước cho phép nhân dân dựng lại các đình, đền, chùa và các di tích văn hóa khác. Trông số các câu đối, hoành phi mới khôi phục này có nhiều văn bản đã khôi phục sai và cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm ghải góp phần sửa lại cho các di tích.
    Tư liệu văn khắc Hán Nôm là nguồn tư liệu mà Viện thu được khá nhiều và nhiều thác bản có giá trị. Mọi người đều biết, trước đây Viện Viễn đông Bác cổ (thuộc Pháp) đã tiến hành một đợt in rập các bia đá, chuông đồng, nhưng họ mới chỉ thực hiện ở các di tích lớn và những địa bàn có thể thực hiện được. Số lượng thác bản mà Viện thu về trong 2 năm nay, có bản đã có trong kho lưu trữ Viên Nghiên cứu Hán Nôm, có bản chứ, nếu có sự trùng lặp thì con số cũng không lớn lắm. Qua đợt đi sưu tầm vừa qua, chúng tôi thấy văn bia ở các di tích một thời đã bị mất mát khá nhiều. Ví dụ như: Xã Tứ Thông xưa nay là thôn Tứ Thông xã Tứ Minh (ngợi thị Hải Dương - Hải Hưng), hiện kho lưu trữ của Viện Hán Nôm có 19 văn bia, hiện ở địa phương chỉ còn 6 tấm bia mà thôi; hay xã An Lạc xưa, nay là thôn An Lạc xã Trưng Trắc (huyện Mỹ Văn - Hải Hưng) kho lưu trữ của Viện Hán Nôm có 8 văn bia, hiện ở địa phương không có một tấm bia nào. Những ví dụ tương tự như vậy mà nêu ra thì không sao kể xiết, và theo số liệu của chúng tôi, hiện nay tính bình quân mỗi xã còn khoảng 7 đơn vị văn bia mà thôi.
    Vài nét sơ qua về tình hình tài liệu Hán Nôm trong dân gian như nêu ở trên để chứng tỏ rằng mức độ mất mát di sản văn hóa thành văn của dân tộc trong những năm qua là quá to lớn. Đến nay chúng ta mới được quan tâm và tiến hành việc sưu tầm vốn văn hóa quí giá này là quá muộn, nhưng làm muộn còn hơn không làm.
    2) Một số tư liệu giá trị mới thu thập được
    Chúng tô chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu toàn bộ di sản Hán Nôm mầ Viện đã thu thậ được trong 2 năm qua, mà chỉ nêu một số văn bản làm ví dụ mà thôi:
    +) Văn bia có niên đại sớm và bia chữ Nôm:
    - Bệ đá hoa sen ở xã Hồng Dương huyện Thanh Oai - Hà Tây (niên đại xác định khoảng thời Lý).
    - Bia ở đông An Tiêm (không tên) ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Bia mờ nhiều, nội dung nói về việc tế thần câu mưa gió (niên đại xác định khoảng thời Lý).
    - Bia điều lệ (không tên) ở núi Non Nước, thị xã Ninh Bình. Bia ghi chép các qui định về đất đai ở chùa Thủy Sơn (niên đại xác định khoảng thời Trần).
    - Kim Cương tự Hiển Diệu tháp bi ký ở xã Ninh Hòa huyện Hoa Lư - Ninh Bình. Bia ghi chép việc trùng tu tháp Hiển Diệu chùa Kim Cương (niên đại dựng bia vào năm Đại Trị 1 (1358) đời Trần Dụ Tông).
    - 22 bài thơ văn Nôm ở chùa Trầm xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ - Hà Tây.
    - v.v.....
    +) In rập được một số sách đồng, như:
    - Thần tích Nguyễn Công Triều ở Đông Lao, Hoài Đức- Hà Tây.
    - Sự tích đức Phật chùa Đậu ở Gia Phúc, Thường Tín- Hà Tây.
    - Thần tích xã Văn Giáp, Thường Tín- Hà Tây.
    - v.v.....
    +) In rập được một số chuông cỡ lớn đời Lê như:
    - Chuông chùa Sổ, Thanh Oai- Hà Tây.
    - Chuông chùa Văn Phúc, Câu Giang- Hải Hưng.
    -v.v....
    Sưu tầm, bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm là việc làm gắn liền với gìn giữ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc, là nhiệm vụ chung của mỗi người dân Việt Nam, chứ không phải của riêng Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong 2 năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Bộ, ngành và các địa phương, công tác sưu tầm di sản Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và đáng tự hào. Nhân Hội nghị này chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm tạ.
    (Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.192-199)

    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page