Một Vài Vấn Đề Về Sách Giáo Khoa Dạy Chữ Hán Trong Kho Sách Hán - Nôm

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    PHẠM VĂN KHOÁI
    Đại học KHXH và Nhân văn
    1. Trong kho sách Hán - Nôm, sách giáo khoa chuyên dạy chữ Hán do người Việt nam soạn là một nguồn tài liệu rất đáng chú ý. Chúng ra đời là hệ quả tự nhiên của việc phổ biến Hán học và Nho học, đồng tời cũnglà hệ quả tự nhiên cua khát vọng xây dựng một nước Việt Nam độc lập, văn hiến, chẳng kém gì Trung Hoa... Chúng ở những mức độ nhất định phản ánh tinh thần học thuật thời đại, phản ánh nhận thức và những đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục trước những bước phát triển của đất nước. Hơn nữa, chúng còn là những côn trình có ý nghĩa về mặt ngôn ngữ học. Bài viết này nhằm bướcđầu tìm hiểu các sách dạy chữ Hán do người Việt Namsoạn, khái quát một số đặc điểmvà giá trị của chúng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể và cũng như trong lịch sử của nền quốc học Việt Nam nói chung.
    2. Tài liệu về sách giáo khoa chữ Hán được cụ Thúc Ngọc Trần Văn Giáp nghiên cứu trong một tổng mục chung 1-4 Giáo dục của bộ Tìm hiểu kho sách Hán Nôm(1). Trong mục này, cụ Trần Văn Giáp dẫn ra 14 tên sách, trong đó chỉ có hai bộ (Bùi gia huấn hài, Khải đồng thuyết ước) có quan hệ trực tiếp đến việc dạy chữ Hán. Số còn lại là sách giáo khoa của các nhành học khác như toán học, địa lí, luân lí, lịch sử...
    Cần chú ý rằng chữ hán vốn là văn tự vay mượn, cho nên việc sử dụng các bộ sách dạy chữ Hán do người Trung Quốc vốn có một truyền thống biên soạn sách giáo khoa dạy chữ Hán với các bộ như: Sử Trựu thiên (đời Chu Tuyên Vương), bộ Tam Thương của Lý Tư, Hồ Vô Kính, Triệu Cao (đờiTần), bộ Thiên văn tự của Chu Hưng Tự(đờiLương), hay Hiếu kinh v.v...và đặc biệt là bộ Can lộc tự thư, vốn là một quyển sách dạy chữ Hán nhưng lại có tính chất như là một bộ tự điển và trên thực tế là một bộ tự điển có ảnh hưởng sâu rọng, được dùng trong thi củ của nhiều thế kỉ.
    Tuy tiếp thu và sử dụng cả một biển sách giáo khoa dạy chữ Hán Trung Quốc, song nhiều học giả Việt Nam tỏ ra không bằng lòng và hỏa mãn với các bộ sách "nhập nội". Cái tinh thần : Chu chi đỉnh, Thần khí dã; Việt chi đỉnh, Phật khídã. Thần dị biến, Phật thường lạc. Y! Hậu nhân mạc trú thác!" (Vạc nha Chu, đó là đồ Thần; Vạc đất Việt, đó là đồ Phật; Thần dễ đổi thay, Phật thường vui vẻ. Hỡi người sắp tới, chớ có đúc lầm)(2) của một nhà nho thế kỷ XIV cũng bộc lộ trên lĩnh vẹc tiếp thu và biên soạn sách học chữ Hán. Nhiều học giả Việt Nam muốn soạn những bộ sách dạy chữ Hán phù hợp với tâm lí lứa tuổi, phù hợp với trình độ của người đi học, và không chỉ dừng lại ở mặt đặt câu sao cho có cách luật, êm ái... mà sách dạy chữ Hán phải chưá đựng những tri thức thiết thực về dất nước. Họ nhận ra rằng còn có gì thiếu sót hơn khi sách dạy chữ Hán nặng về các vấn đề đạo kí cao xa, nhưng lại không dạy gì về lịch sử Việt Nam. Những nguyên lí giáo dục của thánh kinh, hiền truyện phải được lồng vào bối cảnh cụ thể của đất nước... Trong cái tinh thần xây dựng một nền học thuật Việt Nam, cho thích ứng với tình hình đất nước, một loạt sách giáo khoa chữ Hán đã ra đời.
    3. Sách giáo khoa dạy chữ Hán không đơn thuần chỉ dạy chữ Hán mà còn liên quan đến vấn đề nội dung được chuyển tải. Song do phạm vi bài viết này, xuất phát từ tiêu chi ngôn ngữ làm cơ bản, chúng tôi tạm chia chúng ra làm hai loại: đơn ngữ và song ngữ.
    a) Loại đơn ngữ
    Đó là những sách dạy chữ Hán chỉ sử dụng chữ Hán. Về phương diện ngôn ngữ - văn tự, loại sách này có vẻ không khác với các loại cách dạy chữ Hán do người Trung Quốc soạn, nhưng thực ra có nhiểu cái khác, đặc biệt là về mặt nội dung. Tiêu biểu cho loại sách đơn ngữ này có thể kể ra hai bộ dưới đây.
    - Bùi gia huấn hài
    - Khải đồng thuyết ước
    Bùi giahuấn hài do Bùi Dương Lịch (1744 - 1814), Tiến sĩ người Hoan Châu soạn. Động cơ biên soạn sách này đãđược tác giả nêu lên trong bài tựa như sau: "Tôi từng ở làng thấy mọi nhà dạy trẻ phần nhiều cho học thuộc lòng quyển Thiên tự văn của Chu Hưng Tự, cuối cùng chẳng có ích lợi gì. Có người lấy sách Hiếu kinh, Tiểu học thay vào, câu ngắn, câu dài, khó khăn cho con trẻ"(3). Nhận thấy điều bất cập và không thích hợp với người học Việt Nam của bộ sách dạy chữ Hán có tính chất vỡ lòng do Trung Quốc soạn như câu dài câu ngắn, khó nhớ, ngay ở Thiên tự văn, một quyển sách học chữ Hán nhưng nặng về thuật viết đẹp, dù nó đi vào lịch sử sách dạy chữ Hán như một ví dụ cổ điển, nhưng cách giải thích từng chữ của nó ít bám vào nghĩa đenmà nặng về nghĩa bóng và bị vận luật chi phối, không hợp với trình độ người thiểu học. "Thiên địa huyền hoàng, vũ tụ hồng hoang nhật nguyệt doanh trắc, thần tú liệt chương....") cho nên Bùi Dương lịch soạn ra sách này. Theo ông chữ Hán cần phải được dạy trên cơ sở gắn liền giảng nghĩa và cách luật, âm điệu. Bùi Dương Lịch hiểu được tâm lí của trẻ khi đi học" có tính nhớ nhưng hiểu biết còn kém" cho nên phải dạy chữ trong mối quan hệ vần điệu và ý nghĩa. "Nếu không đặt thành cách luật thì đọc không thuận miệng mà dễ sinh ra nản lòng, không bảo rõ ý nghĩa thì lòng hiểu mập mờ, nhận định không được đúng".
    Như vậy, Bùi Dương Lịch đã nhận thứ được mối quan hệ giữa âm và ý trong việc soạn sách giáo khoa chữ Hán. Âm cần đặt theo cách luật; Ý cần được tường giải rõ ràng. Tiếc rằng ông chưa đặt vấn đề chọn tự dạng, có bao nhiêu chữ giản đơn đã đi vào sách giáo khoa dạy chữ Hán cho trẻ nhỏ...
    Nhưng vẫn còn một điểm đáng lưu ý khi bàn về tư tưởng biên soạn sách của Bùi Dương lịch, như vấn đề nội dung như thế nào cần được truyền đạt cho những người mới học. Theo ông đó là : "tóm tắt những điều cốt yếu, trên từ việc sinh ra trời đất, người vật; tiếp đến thứ tự các đế vương; kể rõ sự tích nước Việt ta lúc chia lúc hợp, ròi đến truyền thống về đạo học, sau cùng đến phương pháp học của trẻ con, đều chọn lọc trong những lời của tiên nho... để cho lũ trẻ trong nhà học tập, gọi là Bùi gia huấn hài". Một nhận thức như vậy trong bối cảnh xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XVIII là một nhận thức mới, mang tinh thần phê phán và có tác dụng cho sự tự nhận thức lại mình.
    Soạn giả đã công phu chọn từ ngữ, nhiều tri thức từ Tứ thư, Ngũ kinh đã được tác giả diễn ca bằng văn vần thật là êm ái, dễ nghe, chẳng hạn thiên Nghiêu điển trong Kinh Thư đã được soạn giả tóm tắt và giải thích như sau:
    "Cử tướng, khử hung
    Lý hội tam tài
    Tề tố thứ sự
    Nghiêu kí tồ lạc
    Thuấn nãi tc vị"
    Bùi Gia huấn hài là bộ sách dạy chữ Hán có phương pháp hẳn hoi, tuy đã bước đầu chú ý đến thực tế Việt Nam nhưng trung tâm vẫn là cái học "tính lý". Chúng ta còn thấy một bộ sách dạy chữ Hán khác được soạn theo tinh thần trên về mặt ngôn ngữ, nhưng nội dung lại dành chủ yếu về thực tế nước nhà. Đó là bộ Khải đồng thuyết ước do Phạm Vọng(thế kỉ XIX) soạn, được xuất bản năm 1853(4) (theo như lời tựa). Với bộ sách giáo khoa chữ Hán mới này, phần nội dung đã được cải biến hoàn toàn mới, nhiểutri thức mới về đất nước và cuộc sống đã được đưa vào. Tác giả bộ sách đã giới thiệu cho người đi học những trang sử của đất nước cùng những việc trước mắt họ cần phải quan tâm. Nhiều tri thức khoa học mới đã được đưa vào vòn các ví dụ theo kiểu học tầm chương trích cú đã bi giảm thiểu. Qua kinh nghiệm học chữ Hán của mình tác giảviết: "Tôi lúc còn bé, được cho tôi theo thói thương: trước hếtcho dọc sách Tam tự kinh, vùng các sử đời Tam hoàng, rồi học các sách Kinh, Truyện, tập làm lối văn thi cử thời đó, mong sao cho đúng cách thức đi thi chiếm được áo xanh mũ đẹp thì thôi. Còn đến như trên thì thiên văn, dưới thì địa lý, giữa thì nhân sự cùng là các đời trước sau trong sử nước ta chưa hề có giảng đến bao giờ cả".
    Lời tiếc than cho cái học cũ viển vôn xa rời hiện thức của soạn giả cũng là tiến chuông báo động cho buổi sắp cáo chung của cái học cũ - cái học mà chỉ bàn đến những gì là vu khoát, không thiết thực...Ông hy vọng quyển sách dạy chữ Hán nhập mon tương đối mỏng của ông, có thể cung cấp cho người đi học nhiều tri thức về đất nước.Ông đã đưa ra những tri thức về công điền , tư điền, nhân khẩu..."Công tư điền các hữu kỳ số; Thông quốc nhân đinh, tu tường suất hộ"...
    So với Bùi gia huấn hài, Khải đồng thuyết ước không có lối gieo vần êm ái bằng. Vần là cước vận. Nếu như Bùi gia huấn hài người đọc dễ dàng nắm được những yếu tó căn bản của cái học tính lý vốn được diễn đạt bằng một ngôn từ du dương thì Khải đồng thuýêt ước ngườiđọc lại nắm được nhiều trí thức về đất nước. Khải đồng thuyết ước đã cho ta thấy nét chuyển biến trong phương pháp sư phạm ở Việt Nam.
    b) Loại sách song ngữ
    Loại sách song ngữ để học chữ Hán là một hiện tượng đáng chú ý trong lịch sử ngữ văn học và giáo dục học Việt Nam. Có thể kể ra ở đây một số bộ sách tiêu biểu: Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa; Tam thiên tự giải âm (của Ngô Thì Nhậm); Nhật dụng thường đàm (của Phạm Đình Hổ); Tự học cầu tnh ca (của Đỗ Huy Uyển); Tự học giải nghĩa ca (của vua Tự Đức); Nan tự giải âm (chưa rõ tác giả)....
    Sách song ngữ dạy chữ Hán ngoài tác dụng dạy chữ Hán lại còn có một chức năng quan trọng khác: phổ biến và cố định hóa (trong chừng nực nhất định) tự dạng chữ nôm. Nhìn chung, các sách song ngữ vừa có tác dụng truyền dạy chữ Hán, vừa truyền dạy chữ Nôm và do đó ngay đến bây giờ chúng giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu ngôn ngữ văn tự nước ta.
    Cách song ngữ có lượng khá lớn trong só sách dạy chữ Hán, Dĩ nhiên ở loại này không có sự thống nhất trong thể lệ biên soạn, dung lượng vốn từ...Rất nhiều bộ có tư cách là những bộ từ điển đối chiếu Hán - Việt. Nổi bật lên trong số này cần phải kể đến Tam thiên tự giải âm (của Ngô Thì Nhậm) và Tự học giải nghĩa ca (của Vua Tự Đức).
    Ngô Thì Nhậm (1746 -1803) đã soạn bộ sách học chữ Hán này trong nhiều năm (theo lời tựa do tác giả viết), tác giả "xem các sách hay, tìm trong các tài liệu, chữ nào hiểu được thu nhặt cất đi, phiên âm giải nghĩa, nghĩa liền với vần, vần lại đối nhau, gồm ba ngàn chữ, đặt tên là Tự học toản yếu(5).
    Tác giả cho rằng quyển sách của mình phổ dụng cho tất cả những ai bước đầu học chữ Hán: "Còn về nghĩa lí, nghĩa thật, nghĩa bóng, về việc lớn, việc nhỏ đều chỉ là những điều mà người thường, đàn ông cũng như đàn bà ai cũng dễ dàng hiểu được, cũng có thể dùng sách này làm bài dạy cho các trẻ nhỏ, may ra sẽ giúp cho các học trò của chúng ta từ bước gần trèo lên cao và đi tới xa được".
    Sách gồm 3000 chữ được sắp thành 750 câu, mỗi câu 4 chữ, hiệp vần giữa các câu theo vần lưng, tiến thứ tư của câu hiệp với tiếng thứ hai của câu dưới, rôì cứ thế mà tiếp tục mãi như:
    Thiên trời, địa đất
    Cử cất, tồn còn
    Tử con, tôn cháu
    Lục sáu, tam ba....
    Ta có thể thấy ở đây nghĩa của một chữ Hán tương đương với nghĩa của một chữ Nôm. Nguyên tắc nay được quán triệt từ đầu đến cuối.
    Sách Tam thiên tự tuy như là một quyển sách dạy vỡ lòng, nhưng ngoài vai trò trên, nó còn là một quyển tự điển thông thường, xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII, có giá trị lớn trong việc nghên cứu truyền thống học thuật nước nhà. Có thể nêu ra ở đây một quyển sách khác được biên soạn ra với mục đích học chữ Hán cũng được biên soạn ở dạng tự điển đó là Tự học giải nghĩa ca của vua Tự Đức(6).
    Ở sách này, chữ Hán ghi trên, chữ Nôm ghi dưới, có ghép vần thượng lục, hạ bát; nhiều chỗ do tránh trùng vần nên có ghép đôi cho êm ái. Ví dụ:
    "Hiệu trời hạ, Mân trời thu
    Phiêu phiêu gió thổi, lưu lưu gió hòa
    Kiêu là giang chân bước cao
    Chí đạo bước trước bước sau vội vàng".
    Tự học giải nghĩa ca là một bộ sách lờn về dung tích (gồm 4 cuốn, cộng lại là 295 tờ, tờ 2 trang, trang 5 dòng, mỗi dòng khoảng 14-15 chữ...). Sách biên soạn cho người mới đi học như vậy là quá dài, nhiều chữ khó, nghĩa khó ít dùng, có thể nói về mặt sư phạm nó thua kém Tam thiên tự giải âm rất nhiều, nhưng về dung lượng nó lại lớn hoan và quan trọng hơn nữa, sách này lại được đích thân vua Tự Đức biên soạn, vì vậy tự dạng của chữ Nôm được chính đấn chí tôn soạn trong điều kiện của quá khứ có thể được coi là tự dạng bắt buộc để cả xã hội phải theo. Vua Tự Đức soạn sách học chữ Hán theo con đường song ngữ, tự thân nó đã chứng minh cái khát vọng xây dựng ngôn ngữ, văn tự dân tộc, tự thân nó là hành động chuẩn hóa chữ viết dân tộc.
    4. Qua việc phân tích một số ví dụ về sách giáo khoa chữ Hán đã nêu lên ở trên đây chúng ta có thể rút ra một số kết luận sơ bộ dưới đây về chúng:
    4.1. Đa phần cac bộ sách dạy chữ Hán đều có dung tích vừa phải. Trừ Tự học giải nghĩa ca ra, phần lớn chúng đều thu thập khoảng từ 1000 chữ cho đến 3000 chữ. Việc chọn số lượng chữ Hán như thế là vừa phải đối với người thiểu học, và cũng phù hợp với tình hình thực tế của chữ Hán là tuy tổng số chữ Hán có nhiều nhưng số chữ thường dùng lại chr là một con số nhất định nào đó (Chẳng hạn Khang Ki tự đển ra đời năm 1716 thu thập hơn 40.000 chữ, nhưng trong số ấy chỉ có4.000 chữ thường dùng, 2.000 chữ họ tên; còn 34.000 chữ ít được dùng). Điều đó chứng tỏ các tác giả soạn sách đã hiể rõ thực tế chữ Hán và do vậy các bộ sách này có ý nghĩa sư phạm cao. Một số tác giả công khai nói rõ mục dích biên soạn của mình là "cho người thiểu học nghỉ xem nghỉ nhuần"(7) hay "Còn về nghĩa lí, nghĩa bóng, nghĩa thật....đều chỉ là những điểu thông thường, đàn ông cũng như đàn bà, ai cũng dễ dàng hiểu được"(8).
    4.2. Chú trọng đến vần điệu khi biên soạn sách. Có thể nói hầu như các sách đều chú ý đến vần luật khi biên soạn. Vần điệu thường là vần chân (cước vân), vần lưng (yêu vận) và vần lục bát. Các tác giả đều nắm vững bản chất của chữ Hán, ba yêu cầu về học chữ: tự dạng, vần luật và ý nghĩa đều được quán triệt trong khi dạy chữ. Tác dụng của vần luật như mọi người đã rõ, giúp cho người đi học dễ học thuộc, tránh được cái hạn chế của câu dài câu ngắn, Cái mẹo sử dụng vần luật trong việc dạy chữ, dạy nghĩa quán triệt trong toàn bộ các sách làm tăng khả năng nhớ chữ của người đi học. Kinh nghiệm này cùng với cách chiết tự để nhớ chữ thường được nêu ra trong khi dạy và học chữ, tạo thành nét truyền thống của việc dạy chữ Hán và chữ Nôm.
    4.3. Các soạn giả sách dạy chữ Hán Việt Nam không chỉ chú ý đến nội dung truyền đạt. Tính chất Việt Nam bộc lộ ở chỗ: các vấn đề lịch sử, địa dư, ranh giới Việt Nam, núi non, sông biển... luôn được nhắc đến cho người đi học để tăng thêm nhận thức và hiểu biết về đất nước, giống noi. Từ Bùi gia huấn hài, Khải đồng thuyết ước cho đến các sách dạy chữ Hán sau này như:Ấu học Hán tự tân thư (của Dương Lâm) tinh thần trên vẫn được quán triệt và càng được nâng cao lên các tầm cao mớil Người ta phê phán sách dạy chữ Hán của người Trung Quốc soạn không phù hợp với người việt Nam và thực tế Việt Nam cần phải biết đến "tinh thần" Việt Nam. Tinh thần Việt Nam khác với Trung Hoa. Như Khải đồng thuyết ước có viết
    "Việt Nam tinh phận
    Nghị luận vị minh
    Quản khuy sở tải
    Ngưu hạ tam tinh"
    Từ việc giáo dụn những tri thức về Việt Nam làm tăng thêm sự nhận thức về đất nước, tăng thêm lòng tự hào về quốc gia, dân tộc - một quốc gia, dân tộc có "Sơn kì, thủy tú, nhân kiệt địa linh, các nước khác không thể sánh được" để nuôi dưỡng trong từng người đi học cái hình ảnh đẹp về đất nước, để giáo dục tình yêu đất nước, con người, tăng thêm trách nhiệm của từng người đối với đất nước.
    4.4. Các sách giáo khoa chữ Hán ở một mức độ nào đó phản ánh tinh thần học thuật của thời đại mà nó ra đời. Chẳng hạn với bộ Bùi gia huần hài, nội dung chủ yếu được đề cập đến là cái học "tính lí" của Tống Nho, điều đó cũng có thể là do âm vang của học thuật thời đại dội vào. Cuối thế kỉ XVIII chúng ta thấy có một phong trào nhằm chấn hưng Nho học ở Việt Nam. Vì vậy nội dung hay tinh thần học thuật của thời đại đã in dấu bóng một trong nhưng bộ sách dạy chữ Hán có tiếng nhất lúc bấy giờ.
    Từ giữa thế kỉ XIX trở đi, đất nước đứng trước một nhiệm vụ mới cầ phải duy tân để tránh một hiểm họa thực tế của chủ nghĩa tư bản phương Tây (1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam). Người Việt Nam cần học cái mới, tri thức mới chứ không thể theo cái học cũ tầm chương trích cú... Bộ sách Khải đồng thuyết ước ra đời vào 1853 phản ánh cái nhận thức mới của nhiều bậc thức giả Việt Nam trước tình hình và nhiệm vụ trước mắt của đất nước. Sách giáo khoa chữ Hán cho ta biết sự chuyển biến của nhận thức xã hội vềtình hình đất nước , đặc biệt vào những giai đoạn có những chuyển biến lớn của lịch sử....
    4.5. Một điều thú vị nữa cần được nói đến ở đây là ở chỗ: Nhiều sách giáo khoa chữ Hán lại là các sách song ngữ, vừa Hán vừa Nôm. Do hoàn cảnh lịch sử, chữ Nôm tuy là chữ viết dân tộc nhưng vẫn đang trên con đường tiến hóa, chưa có một bộ sách hay một quyển tự điển nào được nha fnước phong kiến coi là chuẩn chữ Nôm chư : Tam thiên tự giải âm, Tự học giải nghĩa ca.... tuy mục đích được soạn ra là để dạy chữ Hán nhưng lại góp phần đắc lực vào việc chuẩn hóa chữ Nôm.
    Nhìn lạilịch sử xâu dựng chuẩn chính tả cho chữ Hán ở Trung Quốc ta thấy đó là công việc lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ. Ngay cả đến thời Đường - Tống ở Trung Quốc vẫn chưa có chuẩn chính tả hoàn toàn thống nhất. Lịch sử ngữ văn học Trung Quốc cho thấy rằng các bọ sưu tập chữ Hán như: Sử Trựu thiên, Thương Hiệt thiên, bộ Tam Thương... và sau đó là Thuyết văn giải tự, Ngọc thiên... đã đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa chữ viết.
    Ở Việt Nam những sách dạy chữ Hán song ngữ (tực chất chúng là những tự điển Hán - Nôm) đã đóng vai trò chuẩn hóa chữ Nôm trong một chừng mực nhất định.
    Sách giáo khoa chữ Hán là một bọ phận đáng chú ý của kho sách Hán Nôm,chúng chúng tỏ nước ta là một nước văn hiến. Tùy theo mức độ phổ biến của mình chúng đã góp mọt phần không nhỏ trong công cuộcxây dựng nền học vấn nước nhà. Cái nền học vấn đó đã được Hoàng Đức Lương ngay ở thế kỉ XV khao khát phục hổi, bồi bổ khi ông than tiếc "Than ôi! Há có một nước văn hiến, dựng nước đã mấy ngàn năm, thế mà không có lấy một chút sách vở gì làm bằng, chẳng cũng đau xót lắm thay"(9). Có lẽ các soạn giả sách dạy chữ Hán Việt Nam - những hậu sinh của Hoàng Đức Lương khi tiến hành công việc của mình đã hành động theo tinh thần xây dựng một nền quốc học VIệt Nam. Và những kinh nghiệm dạy chữ Hán ấy vẫn còn có ích đó với chúng ta bây giờ.
    Chú thích:
    1. Xem Trần Văn Giáp - Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Thư viện Quốc gia xuất bản, Tập I, tr.246.
    2. Dẫn theo Đặng Thai Mai - Mấy điều tâm đắc...., Thơ văn Lý Trần, tập I, Nxb Khoa họ xã hội, Hà Nội, 1977, tr. 45.
    3. Bùi gia huấn hài, VHV.364/1.
    4.Khải đồng thuyết ước, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.
    5. Tam thiên tự giải âm, AB. 19
    6. Tự học giải nghĩa ca, AB.5
    7. Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm , chú giải Nxb Khoa học xã hôi, Hà Nộ, 1985.
    8. Ngô Thì Nhậm - Tựa Tam thiên tự giải âm.
    9. Văn thơ Lý - Trần, tập I, tr.18.
    (Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.136- 149)

    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page