Năm 2007 - Tiêu chuẩn Việt Nam hướng tới hội nhập

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 17, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Hoạt động tiêu chuẩn hoá đang khẳng định vai trò, vị thế của mình trong bối cảnh kinh tế nước ta đang hội nhập, phát triển mạnh mẽ, đặc biệt khi Việt nam đã chính thức là thành viên của tổ chức WTO. Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam là đầu mối thực hiện trọng trách này và năm 2007 kết thúc cùng với nhiều nỗ lực hướng tới hội nhập.

    Trong năm 2007, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã tổ chức xây dựng và trình Bộ Khoa học và Công nghệ, công bố trên 550 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Đây là số lượng TCVN cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Số lượng TCVN được xây dựng thể hiện sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam trước yêu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế xã hội trong bối cảnh Việt Nam vừa ra nhập WTO. Các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trong năm 2007 thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như: Đo lường, Thử nghiệm, Cơ khí, Chế tạo, Năng lượng, Điện-điện tử, Dịch vụ, Tổ chức và quản lý công ty, Chăm sóc sức khỏe, Bảo vệ môi trường, An toàn, …..

    Đặc biệt, Quy chuẩn kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam có tên là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và nhiên liệu Điêzen” đã được xây dựng và ban hành trong năm 2007. Quy chuẩn này đã được Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và nhiên liệu Điêzen do cán bộ Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam làm thư ký xây dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Quy chuẩn kỹ thuật này là văn bản pháp quy kỹ thuật đầu tiên được xây dựng và ban hành theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã chính thức có hiệu lực từ 01/01/2007.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Tiếp sau Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và nhiên liệu điêzen, nhiều Quy chuẩn kỹ thuật khác đã và đang được soạn thảo nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

    Cũng trong năm 2007, lần đầu tiên Diễn đàn các Tổ chức mã số mã vạch khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - GS1 AP Regional Forum 2007, được tổ chức tại Việt Nam. Diễn đàn các Tổ chức MSMV khu vực của GS1 được tổ chức thường niên và luân phiên tại các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được vinh dự đăng cai tổ chức. Diễn đàn sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi cho nhà quản lý MSMV của các quốc gia trong khu vực gặp gỡ và trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm, trao đổi kinh nghiệm triển khai áp dụng hệ thống GS1 trong nhiều ngành công nghiệp và kinh tế, hứa hẹn những kết quả tốt đẹp trong hợp tác để “cùng chung mục đích, cùng chung tiếng nói và cùng nhau hành động”, nhằm thúc đẩy áp dụng hệ thống GS1 trong khu vực. Trong hàng loạt các hoạt động hướng tới hội nhập khu vực về mọi mặt, Diễn đàn các Tổ chức MSMV khu vực lần này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và thu hút được sự tham gia của hơn 40 đại biểu, đại diện cho 18 nước.

    Tháng 12 năm 2006, định dạng Office Open XML được đề nghị thành dự thảo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC DIS 29500 để lấy ý kiến các nước thành viên. Việt Nam là thành viên đầy đủ (member body) của ISO. Theo thủ tục bỏ phiếu dự thảo tiêu chuẩn quốc tế DIS của ISO, Việt Nam có thể bỏ phiếu cùng với 104 quốc gia thành viên đầy đủ khác của ISO. Để bỏ phiếu cho dự thảo tiêu chuẩn này, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã tổ chức các hội thảo và lấy ý kiến góp ý của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chủ đề tiêu chuẩn hóa ODF (định dạng mở theo chuẩn quốc tế ISO/IEC 26300:2006) và Open XML đã trở thành một cuộc tranh luận gay gắt về những tính năng đặc sắc của từng định dạng trong giới CNTT Việt Nam. Những người ủng hộ ODF khẳng định rằng Open XML và ODF được thiết kế cho cùng một mục đích, vậy nên chỉ cần một định dạng tồn tại. Trái lại, phía ủng hộ Open XML, cùng với những người sử dụng khác, tin rằng Open XML và ODF ra đời vì những mục đích khác nhau, và sẽ tồn tại song song để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng (cũng như PDF, RTF, HTML và rất nhiều định dạng văn bản và dữ liệu khác). Sau nhiều cuộc tranh luận không ngã ngũ, Việt Nam đã quyết định bỏ phiếu "TRẮNG" cho dự thảo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC DIS 29500.

    Sau một thời gian xây dựng và triển khai áp dụng, ngày 12/12/2007, Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn - Quacert đã tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực "Cung cấp dịch vụ tư vấn" của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phù hợp với ISO 9001. Đây là bằng chứng khách quan về năng lực của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam trong hoạt động tư vấn. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 sẽ là cơ sở cho Trung tâm tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín với khách hàng và mở rộng thị trường.

    Ngày 27/10/2007, tại lễ kỷ niệm 45 năm hoạt động TCĐLCL, Ông Hoàng Văn Phong - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã thay mặt Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Huân chương Lao động hạng Nhì lần này là sự ghi nhận của Nhà nước đối với những thành tích xuất sắc trong công tác của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Trung tâm có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp tiêu chuẩn hóa đất nước với gần 9000 TCVN đã được xây dựng và ban hành, trong đó có hơn 6000 TCVN còn hiệu lực, luôn là một bộ phận quan trọng, gắn bó chặt chẽ với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước. Cùng với sự đổi mới của đất nước, hoạt động tiêu chuẩn hoá cũng đã và đang được đổi mới để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của mình, phù hợp với yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

    Số 1 Tháng 1 Năm 2008
    PV
     

Share This Page