Nên có trung tâm tư vấn để DN có thể bảo hộ nhãn hiệu của mình

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Thạc sĩ Trần Mạnh Hùng - luật sư chủ hợp danh người Việt Nam đầu tiên từ trước tới nay của Công ty Luật quốc tế Baker & McKenzi – người đứng đầu nhóm SHTT, M&A, thương mại và WTO của Baker&McKenzi - nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên về thực thi quyền SHTT sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO.

    Việt Nam đó cam kết rất cao!
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Thưa ông, việc xây dựng Luật SHTT cho phù hợp với các cam kết gia nhập WTO có vẻ như đưa ra những chuẩn mực quá cao so với năng lực thực thi quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay, theo ông điều này sẽ ảnh hưởng và tác động như thế nào khi tới đây chúng ta thực hiện những cam kết, thực hiện hiệp định Trips khi vào WTO?

    Để phù hợp cho tiến trình gia nhập WTO, trước đó chúng ta đã phải sửa đổi khá nhiều luật trong đó có Luật SHTT. Nói một cách khách quan thì các tiêu chuẩn trong Luật SHTT đã đáp ứng được các tiêu chuẩn trong hiệp định Trips. Vấn đề không phải là thực hiện Luật như thế nào mà là thực thi như thế nào. Việc thực thi ở đây có hai vấn đề đó là bản thân các cơ quan chức năng phải hiểu và làm nghiêm túc các cam kết, đó mới là vấn đề quan trọng, và hơn nữa là việc nâng cao trình độ của người dân. Mặc dù việc xử lý theo con đường hành chính không được các chuyên gia luật pháp quốc tế đánh giá cao thế nhưng thực tế bên cạnh luật pháp còn yếu tố văn hoá. Văn hoá của Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn nghiêng về xu hướng xử lý theo con đường hành chính. Về lâu dài khi chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì tôi cho rằng quan niệm này sẽ thay đổi và chúng ta nên coi việc xử lý tại toà án là bình thường và tỷ lệ ra toà sẽ nhiều hơn. Trong những năm tới tôi nghĩ sẽ không có sự xáo trộn lớn trong lĩnh vực xét xử các vụ việc liên quan đến SHTT nhưng lĩnh vực xử lý hành chính sẽ tiếp tục tăng. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của hội nhập, các tranh chấp đều trong thời kỳ ấp ủ và có khả năng bùng phát trong tương lai. Để chuẩn bị cho điều này chúng ta nên có toà chuyên trách về SHTT.

    Khách hàng của các ông có mong đợi việc VN vào WTO sẽ làm thay đổi bức tranh thực thi quyền SHTT của họ tại Việt Nam?

    Theo tôi nghĩ, các doanh nghiệp Việt Nam không có sự tư vấn của luật sư thì khả năng bị kiện sẽ nhiều bởi vì trên thực tế có một số nhãn hiệu nối tiếng có mặt trên khắp thế giới và có rất nhiều doanh nhân do hiểu biết không đầy đủ, hoặc do hám lợi khi đi ra nước ngoài thấy nhãn hiệu nổi tiếng đã bắt chước và đang sử dụng cho hàng hoá của mình ở Việt Nam. Với các cam kết về SHTT trong WTO, trong tương lai những DN này có thể sẽ bị kiện và việc xử lý sẽ rất nghiêm túc. Về phía các chủ sở hữu quyền SHTT, trước đây các vi phạm của DN chúng ta là có nhưng không phải họ “nương tay” vì chúng ta còn nghèo và khi vào WTO thì họ sẽ “thẳng tay” mà bởi pháp luật của chúng ta trước đây còn chưa hoàn chỉnh. Giờ đây pháp luật về SHTT của chúng ta tương thích với WTO và luật pháp quốc tế, áp lực của việc thực hiện các cam kết là có, quy định của Luật SHTT có biện pháp xử phạt tiền rất cao (cao hơn nhiều so với quy định cũ). Các khách hàng của chúng tôi mong đợi vấn đề thực thi luật của chúng ta sẽ như thế nào vì thẩm quyền của cơ quan hành chính chỉ có mức độ. Trong tương lai tôi cho rằng nhất định sẽ có sự ùn tắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT do chưa có sự phân biệt, hướng dẫn một cách cụ thể.

    “Nên có trung tâm tư vấn để DN có thể bảo hộ nhãn hiệu của mình”

    Dưới góc độ một luật sư chuyên về SHTT ông nhận xét thế nào về nhận thức của DN vừa và nhỏ của Việt Nam với quyền SHTT của chính họ?

    Gần đây một số DN vừa và nhỏ đã bắt đầu tiếp cận và hỏi về bảo hộ nhãn hiệu của họ như thế nào. Thực ra thì vấn đề quan trọng là các DN trong nước chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ pháp lý trong kinh doanh, chi phí bỏ ra cho luật sư chưa nhiều và họ có xu hướng tìm tới các văn phòng luật sư nhỏ để xin tư vấn, bảo hộ quyền SHTT. Tuy nhiên với sự hội nhập thì một số DN vừa đã để ý đến thị trường ở nước ngoài như các nước láng giềng, Lào, Campuchia...., Lào, Trung Quốc, vấn đề đặt ra là nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu bao giờ cũng có tính lãnh thổ. Một số DN vẫn có nhận thức chưa đúng ví dụ như họ cho rằng đã bảo hộ ở Việt Nam rồi thì ở đâu cũng sẽ được bảo hộ, thực tế thì không phải như vậy, khi anh làm ăn ở nước ngoài, anh muốn được bảo hộ ở thị trường đó thì anh phải nộp đơn để được bảo hộ ở nước đó. Tôi nhận thấy rằng nhận thức của DN về vấn đề này đã được tăng cường so với trước đây nhưng chưa phải thực sự đã đầy đủ và sâu sắc. Chúng tôi nghĩ rằng nên có trung tâm tư vấn cho DN vừa và nhỏ để họ có thể bảo hộ được nhãn hiệu của mình.

    Vậy Trung tâm tư vấn đó sẽ do cơ quan nào đảm nhiệm, thưa ông?

    Hiện Cục SHTT đã có một trung tâm như thế tuy chưa có nhiều người biết đến nhưng theo đánh giá của chúng tôi thì trung tâm này làm việc khá hiệu quả. Tuy nhiên bên Cục SHTT cũng chưa đủ nhân sự để đáp ứng kịp thời nhu cầu của tất cả các DN.

    Tuy nhiên như ông thấy trên thực tế DN của ta vẫn có tư duy đi nhái nhãn hiệu nước ngoài, có vẻ như họ không tự tin với nhãn hiệu “made in Việt Nam”? Theo ông, để sử dụng tài sản SHTT như một công cụ nâng cao sức cạnh tranh, các DN cần hành động như thế nào?

    Đúng là DN vừa và nhỏ vẫn có tư duy “ăn sổi ở thì”, họ không nhìn ở tầm xa, ít chịu bỏ chi phí, công sức ra để đầu tư. Để thay đổi điều này phải thay đổi tư duy của chính DN, chúng ta nên từng bước nói với DN hiểu thay vì đi nhái thương hiệu hãy tự xây dựng cho mình thương hiệu của chính mình, dù nó chưa nổi tiếng nhưng mình phải xây dựng bằng chính niềm tin của mình để thành công. Chiến lược hành động bảo vệ tài sản SHTT của một DN liên quan đến tầm nhìn của người đứng đầu DN, nếu mà bản thân người đứng đầu DN thấy vấn đề này quan trọng với DN mình thì họ sẽ có cách, chẳng hạn như là họ xin tư vấn của luật sư hoặc tìm thông tin qua website của Cục SHTT để được tư vấn. Mặt khác hiện nay Luật SHTT đã đã có rất nhiều quy định phù hợp với thực tế nhưng quan trọng là thực thi pháp luật như thế nào, cá nhân tôi cho rằng để các quy định từ trang giấy bước ra thực tế mới là quan trọng.

    Anh Phương
    Tạp chí TCĐLCL - Số 2,3,4 Tháng 2 Năm 2008
     

Share This Page