Nhu cầu tiềm năng đối với du lịch dựa vào cộng đồng ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai/Potential Demand for Community-based Tourism in Tam Giang-Cầu Hai Lagoon Bùi Thị Tám và cộng sự Tóm tắt Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (TG-CH) tỉnh Thừa Thiên Huế được xem là vùng giàu tài nguyên du lịch nên việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) ở vùng TG-CH có ý nghĩa quan trọng, làm giàu sản phẩm du lịch Huế cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn của vùng. Với cách tiếp cận từ phía cầu, nghiên cứu này chỉ ra rằng, cơ hội phát triển CBT ở TG-CH không bị hạn chế bởi thời gian và tính kém linh hoạt trong chuyến đi của du khách đến Huế. Du khách rất quan tâm đến giá trị tài nguyên du lịch vùng đầm phá và các yếu tố thuộc tính sản phẩm CBT, cũng như họ có mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ của tour CBT. Do vậy, để thúc đẩy phát triển CBT ở TG-CH thì cần tập trung triển khai các giải pháp phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị trải nghiệm cho du khách, khai thác thị trường tham quan phong cảnh, các di sản và cuộc sống người dân đầm phá, với điểm nhấn là các cơ hội cho du khách thưởng thức ẩm thực, kết hợp các hoạt động giúp đỡ và giao lưu cộng đồng. Đồng thời, cần có chiến lược và lộ trình cụ thể để nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng phù hợp với từng giai đoạn phát triển CBT, cũng như tạo điều kiện và tăng cường vai trò chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong tiến trình phát triển CBT ở vùng TG-CH. ABSTRACT Tam Giang-Cầu Hai lagoon (TG-CH) of Thừa Thiên Huế province is very rich in tourism resources and development of community-based tourism (CBT) in TG-CH is expected to make significant contribution to enhancing Huế tourism products, promoting social economic development as well as conserving natural, environmental and cultural resources. From demand perspective, this study shows that opportunities and potentials for CBT development in TG-CH are not bounded by time availability and flexibility of tourists to Huế. The surveyed tourists show their keen interest in tourism attractiveness and key attributes of the CBT products in TG-CH as well as willingness to pay for services of CBT tours. These important findings provide very good implications for product development as well as pricing based on value perception of the tourists, that aims to enhance tourists’ experiences via promoting cultural heritage, sightseeing, local cuisine, native people and community aid activities. Furthermore, it is in need for strategic plan for capacity building to enhance local participation as well as creating suitable mechanism to promote the role of tourism enterprises in development of CBT in TG-CH. Toàn văn: PDF DVD eBook tuyển tập Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triểnhttps://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq