Phấn đấu 80% tiêu chuẩn, quy chuẩn về VSATTP phù hợp thế giới

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định 149/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) giai đoạn 2006-2010 nhằm xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý VSATTP, bảo đảm về VSATTP phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới. Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2010, 80% tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về VSATTP phù hợp với tiêu chuẩn thế giới. ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam là tổ chức quốc gia liên ngành do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, có chức năng tham mưu về công tác tiêu chuẩn hoá cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến thực phẩm, tham gia các hoạt động về tiêu chuẩn hoá thực phẩm trong các tổ chức quốc tế và khu vực, đồng thời đề xuất các chính sách quản lý tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Việt Nam là thành viên chính thức của ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CAC) từ năm 1994 với việc thành lập Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam (Uỷ ban Codex Việt Nam) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa hoc và Công nghệ) chủ trì. Cho đến nay, ủy ban Codex Việt Nam đã qua 3 nhiệm kỳ hoạt động và đã có nhiều đóng góp cho chương trình tiêu chuẩn hoá thực phẩm của Việt Nam trong những năm gần đây. Uỷ ban Codex Việt nam tiến hành tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ 3 và bắt đầu nhiệm kỳ 4 trong bối cảnh Quốc hội mới ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước công bố ban hành ngày 12 tháng 7 năm 2007. Việt Nam cũng mới gia nhập WTO và đẩy nhanh quá trình hội nhập và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Bối cảnh này tạo nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho hoạt động của Uỷ ban trong thời gian tới.

    Năm 2007, Uỷ ban Codex Việt Nam đã tham gia Nhóm công tác biên soạn góp ý Dự thảo tiêu chuẩn Codex quốc tế về Sữa chua uống lên men; Chủ trì biên soạn dự thảo tiêu chuẩn Codex quốc tế về nước mắm. Tháng 12 năm 2007, Văn phòng Codex đã chính thức trình bản Dự thảo tiêu chuẩn Codex về nước mắm ở bước 3 sang Ban thư ký Codex quốc tế. Tham gia đóng góp ý kiến dự thảo tiêu chuẩn khu vực về Tương ớt do Thái lan chủ trì; Góp ý nhiều dự thảo tiêu chuẩn quốc tế ISO, CODEX về các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm, chất nhiễm bẩn trong thực phẩm, rau quả tươi, rau quả chế biến, phương pháp phân tích và lấy mẫu, ghi nhãn thực phẩm, hàm lượng OTA trong cà phê. Trong nhiệm kỳ 3 Uỷ ban Codex Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam hài hoà tiêu chuẩn theo chương trình TBT trong những lĩnh vực: Chè và sản phẩm chè; Gia vị; Dầu ăn; Ngũ cốc và đậu đỗ; Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm; Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; Sữa và sản phẩm sữa; Thực phẩm chiếu xạ; Nhóm sản phẩm rau quả; Vi sinh vật trong thực phẩm; Nước chấm.

    Uỷ ban Codex Việt Nam cũng đã chỉ đạo Văn phòng ủy ban và các thành viên ủy ban tích cực tham gia xây dựng, góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về tiêu chuẩn hóa, quản lý chất lượng do Bộ Khoa hoạc và Công nghệ và Tổng cục TCĐLCL yêu cầu như: Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật chất lượng và sản phẩm hàng hoá; Thông tư hướng dẫn xây dựng, thẩm định và công bố quy chuẩn kỹ thuật; Quy định về đánh giá sự phù hợp; Thông tư hướng dẫn việc ký kết các thoả thuận, điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp; Thông tư hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; Thông tư về ghi nhãn hàng hoá; và nhiều văn bản khác. Ngoài ra, Văn phòng ủy ban Codex Việt Nam còn tham gia tư vấn đóng góp ý kiến cho các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước trong các lĩnh vực VSATTP, ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, mức tối đa dư lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, mức vi sinh vật trong sản phẩm thịt, sữa;... của các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, các hoạt động thương mại đối với hàng hóa là thực phẩm sẽ được đẩy mạnh trong đó xuất nhập khẩu cũng sẽ tăng nhanh. Các vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và lưu thông thực phẩm. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đãphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn 2006-2010 nhằm xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý VSATTP, bảo đảm về VSATTP phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2010, 80% tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về VSATTP phù hợp với tiêu chuẩn thế giới; từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Văn phòng Codex có vai trò quan trọng trong việc giúp Uỷ ban Codex Việt Nam điều phối các hoạt động tiêu chuẩn hóa thực phẩm giữa các bộ, ngành có liên quan. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP. Giúp các cơ quan quản lý nhà minh bạch hóa và hài hòa hóa các quy định về thực phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại quốc tế và bảo vệ sản xuất thực phẩm của Việt Nam. Nâng cao vai trò của Uỷ ban Codex Việt Nam trong các hoạt động của Codex quốc tế.

    Vân Anh
    Tạp chí TCĐLCL - Số 2,3,4 Tháng 2 Năm 2008
     

Share This Page