Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tìm thấy dư lượng trong các loại rau ăn lá và ăn quả chiếm đến 70% số mẫu. Phân hữu cơ và hoá chất độc hại đã cấm sử dụng vẫn tìm thấy trên các mẫu rau, đặc biệt là rau cải, rau muống, cải bắp, đậu đỏ, dưa chuột, cà chua… Một số mẫu quả của Trung Quốc và quả nội địa như cam xanh, cam vàng, xoài đều tìm thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đó là thông báo “giật mình” mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết về tình hình tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quảở nước tatại Hội nghị toàn quốcvề công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới được tổ chức gần đây. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao Ông Bùi Bá Bổng, thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Kết qủa điều tra về sự tồn dư hoá chất vi sinh vật và kim loại nặng trong một số loại nông sản ở nước ta từ năm 2001 đến nay đã ở mức nghiêm trọng. Thuốc BVTV tìm thấy dư lượng trong các loại rau ăn lá và ăn quả chiếm đến 70% số mẫu. Một số loại phân hữu cơ và hoá chất cấm sử dụng vẫn tìm thấy trên các mẫu rau như; rau cải, muống, cải bắp, đậu đỏ, dưa chuột, cà chua… Tồn dư thuốc BVTV ở quả cũng rất đáng lo ngại. Cụ thể, mẫu nho có dư lượng vượt mức cho phép 20%. Cam Hà Giang 1%- 10%. Đặc biệt, tỷ lệ quả lê, táo (nhập từ Trung Quốc) đã tìm thấy dư lượng thuốc bảo quản vượt quá mức cho phép gần 50%. Theo ông Bổng, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng rau, quả ở trong nước thiếu an toàn đến vậy. Ngoài yếu tố chủ quan như tình trạng thiếu cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách chăm sóc và phun hoá chất đúng kỹ thuật, thời gian thì ở nhiều nơi, người trồng rau chỉ vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề Vệ sinh An toàn Thực phẩm (VSATTP). Trong khi Bộ NN&PTNT đã ban hành danh mục và cách sử dụng các loại thuốc BVTV và danh mục các loại thuốc không được sử dụng nhưng người trồng rau ở một số địa phương cố tình sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nằm trong danh mục cấm hoặc hạn chế phun như Monitor. Cũng vì muốn kích thích tăng trưởng nhanh cho cây rau nhiều người đã tăng lượng thuốc BVTV và số lần phun thuốc rất cao. Cụ thể, rau muống 2-5 lần/lứa, cây đỗ dài 8-15 lần, rau ngót 1-4 lần, rau cải củ 3- 4 lần, cà chua 3-10 lần, bắp cải 8-12 lần mướp đắng 6- 7 lần, dưa chuột 6- 10 lần, dưa hấu 6-15 lần và thời gian cách ly hầu như không đúng quy trình hướng dẫn. Thêm vào đó, nhiều địa phương vẫn chưa có quy hoạch về đất trồng rau an toàn và đất trồng rau cũng chưa được đánh giá, phân tích. Hiện nay, có khoảng 12% diện tích đất trông rau ở gần các khu vực bị ô nhiễm như các khu công nghiệp, đường giao thông hoặc bệnh viện. “Trắng” công tác kiểm tra, quản lý https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng thời gian cách ly theo quy định và lạm dụng thuốc đã là vấn đề nan giải ở nhiều địa phương. Kết quả điều tra cụ thể của Cục Bảo vệ thực vật cho thấy; có tới 70- 80% số hộ trồng rau phun từ 8- 12 lần thuốc BVTV/1 vụ rau, 75-80 lần/1 vụ nho. Sự lạm dụng thuốc đã dẫn đến hậu quả tồn dư một lượng lớn hoá chất trong rau, quả. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và tính ổn định của các vùng sản xuất rau an toàn và dẫn đến sự hoài nghi đối của người mua. TS. Trần Đáng- Cục trưởng Cục VSATTP bức xúc: Hiện nay, nước ta chưa có văn bản nào hướng dẫn thành lập mạng lưới kiểm tra giám sát sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn từ TW đến địa phương nên dẫn tới tình trạng công tác quản lý, kiểm tra VSATTP tại các địa phương vẫn gần như “trắng”. Ở nhiều nơi, chính cán bộ cấp địa phương cũng chưa ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác này. Vẫn có ý kiến cho rằng rằng “thực hiện VSATTP hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì!”. Có địa phương, trong thời gian xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn đã hình thành được vùng sản xuất hàng trăm hecta. Vậy mà sau khi mô hình kết thúc. nghĩa là không còn cán bộ giám sát, kiểm tra nữa thì mô hình này lại trở về với điểm xuất phát ban đầu. Theo ông Đáng, muốn nâng cao hiệu quả quản lý VSATTP cho các năm tiếp theo, ngoài vấn đề cấp bách là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chất lượng VSATTP từ Trung ương đến địa phương còn phải nhanh chóng tăng cường và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ làm công tác quản lý, phân tích, đánh giá VSATP nhằm khắc phục bộ máy còn thiếu và yếu như hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý, giám sát ô nhiễm sinh học và hoá chất độc hại tồn dư trong sản xuất nông sản rau, quả, chè phải thực hiện cho được việc cấp chứng nhận sản phẩm nông sản đạt chất lượng an toàn. Khi có được chứng nhận đó, các sản phẩm mới được đưa đi tiêu thụ. “Thực hiện đồng bộ được những vấn đề này, rau quả của chúng ta mới có thể “sạch”. Thanh Hà Tạp chí TCĐLCL Tháng 5 Năm 2008