"tân Biên Truyền Kỳ Mạn Lục Tăng Bổ Giải Âm Tập Chú", Một Tác Phẩm Văn Xuôi Nôm Thế Kỷ 17

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    HOÀNG HỒNG CẨM
    Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Nếu không tính đến những tác phẩm văn xuôi quốc âm theo các thể như phú, văn sách, văn té v.v.. viết theo thể cách biền ngẫu, thì cho đến nay chúng ta chưa có một tác phẩm văn xuôi Nôm nào. Chúng a cũng nhiều lần nhắc đến văn xuôi Việt Nam dưới thời phong kiến, trong khối chữ vuông, song tất cả đều được viết bằng chữ Hán như: Hoàng Lê nhất thống chí, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả v.v.. Cho nên thật khó mà xác định xem văn xuôi của người Việt đã ra đời và phát triển như thế nào? Những tác phẩm viết theo thể biền ngẫu tuy là văn xuôi nhưngvẫn phải tuân thủ thro một quy cách nhất định, có ứng đối, có ngữ điệu đối đáp hẳn hoi. Đó là biền văn chứ không phải là văn xuôi. Theo chỗ hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi, thì cho đến nay mới có một tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi Nôm đó là bộ sách: Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú. Tác phẩm này thực ra là một bản văn dịch chứ không phải là văn sáng tác. Người dịch tất nhiên phải bám sát theo nguyên văn chữ Hán không được phóng túng tự do, vì vậy khó mà tung hoành ngòi bút theo khả nămg, trình độ của mình. Dịch một tác phẩm thơ (đường luật, ngũ ngôn, cổ phong... ) hay từ khúc ra tiếng Việt, tất nhiên có khó khăn nhưng đó là những khó khăn về mặt thơ. Và những thi phẩm dịch ấy cũng đòi hỏi người dịch phải có một tâm hồn đông điệu. Còn dịch một tác phẩm văn xuôi Hán thì tác giả đó phải viết bằng văn xuôi Nôm. Cho nên dù yêu cầu, quy tắc dịch phải được tôn trọng đến thế nào, thì đó vẫn là một tác phẩm văn xuôi Nôm rõ rệt. Và ở đây vai trò của người dịch cũn không kém phần quan trọng: giúp cho độc giả biết thêm một áng văn Nôm dày dặn từ những ngày xa xưa, góp phần giýp cho bạn đọc nhân thức được tiếng Việt trong quá trình phát triển cả nó. Do đó, thiết nghĩ chúng ta nên quan tâm hơn nữa đối với tác phẩm này. Xin mạnh dạn nêu ra đây một vài suy nghĩ để chờ ý kiến tham khảo rộng rãi.
    Như ta đã nói trên, bản văn dịch này có tựa đề : Tân biên truyyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú. Theo những điều mách bảo trong sách Công dư tiệp ký vủa Vũ Phương Đề (1940) thì người dịch là Nguyễn Thế Nghi. Chúng ta cũng chưa rõ lắm về tiểu sử của nhà văn này, chỉ biết ông sống vào khoảng thế kỷ XVI, XVIII, là bạn với Mạc Đăng Dung. (Có thể bằng hoặc hơn tuổi Nguyễn Dữ). Nguyễn Dữ viết cuốn Truyền kỳ mạn lục đã được rất nhiều người hoan nghênh và có lẽ Nguyễn Thế Nghi cũng nhân đó làm tập Tân biên này. Gọi là tân biên (biên tập mới), có lẽ vì lúc đó chưa thịnh hành khái niệm dịch thuật. Từ chữ Hán chuyển ra chữ Việt, người ta chỉ quen gọi là giải âm. Còn tập chú có nghĩa là giảng giải, chú thích thêm những gì cần cho việc hiểu rõ nghĩa của nguyên văn. Nguyễn Thế Nghi đã nói như thế để khẳng định việc làm của mình, mặc dù thực chất là ông đang làm công việc dịch thuật.
    Nguyễn Thế Nghi khi dịch tác phẩm của nguyễn Dữ đã bám rất sát nguyên văn và đã dùng chữ, đặt câu đúng như cách học nghĩa của các sinh đò, cậu khóa ngày xưa, đọc thuộc lòng bài dịch của thầy. Thông thường lúc học chữ Nho, đọc những câu trong Tam tự kinh như: "Nhân chi sơ, tính bản thiên", Thầy giáo chuyển ngay cho trò nghĩa đen của câu: "Người chưng đầu, tính vốn lành". Nguyễn Thế Nghi đã giải âm cuốn Truyền kỳ mạn lục theo phương pháp ấy - phương pháp trực dịch. Đó là lối dịch chẳng để lột tả được đúng nguyên văn theo từng chữ. Ngay ở truyện đầu tiên của tác phẩm là "Hạng Vương từ ký (truyện đền hạng Vương), câu mở đầu của nguyễn Dữ: "Thừa chỉ Hồ Tông Thốc, công ư thi, vưu trường quy, phóng trào lự" đã được Nguyễn Thế Nghi dịch là : "Quan Thừa chỉ họ Hồ, tên là Tong Thốc, hay chưng thơ, càng dài chưng lời dạy dỗ, lời trêu ghẹo"; hày "Tửu cam tư thùy, kiến nhất nhân tiền chí, từ vân", được dịch là: "Rượu hầu say muốn ngủ, thấy một người đến trước, có lời rằng:"v.v...
    Ngay trong bải thơ Nguyễn Dữ viết trong nguyên văn, Nguyễn Thế Nghi cũng dịch ra văn xuôi, chứ không dịch thành thơ. Nhưng kể cảở đây ông cũng hết sức tôn trọng cách thức chữ nghĩa của chữ Hán mà hầu như không dám thêm bớt gì. Ví như hai câu:
    "Bách nhị sơn hà khởi chiến phong,
    Huề tương tử đện nhập Quan Trung".
    Dịch là
    "Trong sông núi hai địch trăm, dấy mũi nhọn cùng đánh,
    Dắt đem chúng con em vào chốn Quan Trung".
    có những câu mang tính chất bình luận như:
    "Kim Vương nãi xả nhân nhi đàm chư thiên. Thử Vương chung yên táng tán, nhi bất năng ngộ dã", được dịch là: "Nay Hạng Vương bèn bỏ sự người mà nói chưng sự trời. Ấy Hạng Vương trọn vậy phải mất thua mà chẳng hay biết vậy".
    Về những câu trên đây, sau này đã được Ngô Văn Triện dịch trong sáng hơn:
    1. "Quan Thừa chỉ Hồ Tông Thốc là người hay thơ, lại giỏi mỉa mai giễu cợt".
    2. "Rượu say nằm ngủ, ông Hồ mơ tháy một người đến nói với mình răng:"
    3. "Non nước trăm hai nổi bụi hồng,
    Đem đoàn tử đệ đến Quan Trung".
    4. Nay nhà vua bỏ việc người mà đi bàn lẽ trời, vì thế đã đến bại vẫn không tỉnh ngộ". v.v...
    Qua một vài so sánhtrên, chúng ta thấy cần phải công nhận giá trị đặc biệt của tác phẩm dịch này. Dù sao đây cũng là một bằng chứng về lối văn xuôi Nôm ở khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thé kỷ XVII. Tuy là dịch thẳng dịch sát, nhưng tác phẩm cũn đã đạtdến một trình độ ngôn ngữ nhất định. Nó chuyển tải được ý nghĩa chữ Hán ra chữ Nôm, và chắc rằn thứ ngôn ngữ này cũng không xa thưc tế diễn đạt của thời bấy giờ.
    Tóm lại, có thể nói cuốn Tân biên Truyền kỳ mạn lục đặt ra nhiều vấn đề cho việc nghiên cứu học thuật ở nước ta:
    1 - Tác phẩm đòi hỏi chúng ta phải tìm thêm nhiều thông tin về người viết. Nguyễn Thế Nghi đã có vị trí như thế nào thời bấy giờ. Quan hệ gữa ông với Mạc Đăng Dung là thế nào? Là tình bè bạn hay tình vua tôi? Một vài chi tiết cho ta cảm tưởng như là ông bằng vai với Mạc Đăng Dung? Phải chăng ông đã dám đối đãi với ông vua họ Mạc này một cách ít nhiều ngang tàng. Và, ông đã dựa vào đâu để có thái độ đó?
    Điều khá rõ ràng là giữa ông với Nguyễn Dữ có tình bạn văn chương. Nhưng việc học hạnh đỗ đạt của ông thì ta chưa rõ lắm. Và ong có phải học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Các nhà văn đương thời đã có quan hệ như thế nào với ông?
    2 - Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đựoc đem ra dịch và dịch nga lúc tác phẩm mới ra đời, giải thích thế nào hiện tượng này? Phải chăng do tầm quan trọng, do yêu cầu phổ biến trong quần chúng ngay lúc đó? Dịch giả có trao đổi ý kiến với tác giả không?... Trả lời được những câu hỏi này sẽ có thể khẳng định hơn giá trị của Truyền kỳ mạn lục, giá trị ngay đương thờ chứ khong phải giá trị do sự luận định của hậu thế.
    3 - Bản dịch là một văn bản quốc âm. Dịch giả đã ghi ngay trên đầu đề là giải âm tập chú. Tại sao Truyền kỳ mạn lục lại có được cái hân hạnh đặc biệt như vậy so với hầu hết các tác phẩm Hán văn xưa. Việc này cũng có một ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá các tác phẩm Hán văn của nước ta xưa nay.
    4 - Sau cùng tác phẩm còn là bằng chứng về văn xuôi Nôm của nước ta. văn xuôi đích thực, chứ không phải văn xuôi biền ngẫu. Văn dịch tất nhiên chịu ảnh hưởng của thao tác dịch, phải bám theo nguyên văn, bản dịch này cũng là một bằng chứng về ngôn ngữ Việt Nam cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Như vậy tác phẩm không những có giá trị đối với lịch sử văn học mà cả lịch sử ngôn ngữ nữa.
    Sau đây để tiện việc tham khảo, xin gửi đến các bạn bản phiên câu chuyện đầu của tác phẩm.
    CÂU CHUYỆN Ở ĐỀN HẠNG VƯƠNG
    Qua Thừa chỉ họ Hồ tên là Tông Thốc, hay chưng thơ, càng dìa chưng lời dạy dỗ, lời trêu ghẹo, Rốt đời nhà Trần vâng mệnh sang sứ nước Bắc, qua dưới miếu Hạng Vương(1) bài thơ rằng:
    "Trong sông núi hai địch trăm(2) dấy mũi nhọn cùng đánh
    Dắt đem chúng con em vào đất Quan Trung
    Khói tàn ải Hàm Cốc trong cung châu đã lạnh(3)
    Tuyết tan đất Hồng Môn đôi ngọc đẩu đã không(4)
    Thua một trận bởi có cơ trời mất ở chốn Trạch Tả(5)
    Lại lần nữa song chẳng biết chốn đến thửa quận Giang Đông(6)
    Sửa sang năm năm nào nên nhữg việc gi;
    Nát còn được mảy mảy lễ táng tước Lỗ Công".(7)
    Bài htơ rồi, sậu vọt ngựa lại nghỉ điếm khách.
    Rượu hầu say, muốn ngủ, thấy một người đến trước có lời rằng:
    - Vâng chiếu chỉ vua ta, phiền người đến nói khó.
    Họ Hồ bèn vội vàng khép nép sửa sang. Thửa ngườiấy bèn dẫn đi mé tả. Đến thì thấy đền nhà cao cả, quan theo chầu sắp hàng, Hạng Vương trước đã ngồi ở đấy. Bên đặt gường lưu ly. Tiếp người Hồ đến đấy, hỏi rằng:
    - Câu thơ đề ban ngày, ngươi sao thấy chê chưng lắm vậy vay?
    Thửa câu rằng: "Nhất bại hữu thiên vong Trạch Tả
    Trùng lai vô địa đáo Giang Đông".
    thì thật phải vậy. Đến chưng câu:
    "Kimh doang ngũ tải thành hà sự
    Tiêu đắc khu khu táng Lỗ Công".
    Chẳng bèn chê bàn thát đáng ru. Chưng nhà Hán có muôn cỗ xe vậy, Ta chẳng hay diệt nhà Hán, nhà Hán sao lại hay phong tước cho ta vậy vay? Vả ngươi Điền Hoành(8) là một gã con trẻ còn chẳng tham tước nhà Hán, biết hổ tự vẫn mà thác. Há lấy lộng lông nghiệp bá nước Sở bên cam chịu chưng lễ Lỗ Công vậy thay? Nhà Hán kia cất làm sự ấy. Dường không lấy tước ngôi cùng cho, đến chưng hổ ngày trước phong cho đất Hán Trung(9) vậy. Xin vì sứ quân nói đấy. Xưa nay nhà Tần mất thửa hươu(10). Kẻ tranh ấy bốn phương dấy. Ta chưng đương thì ấy, nhân chưng dân ghét nhà Tần, dấy quân đánh nhà Tần, uốn con bừa mà làm cái mâu, nấu gạo mạch mà làm càn lương. Kẻ dân hèn đều làm binh, người hào kiệt đều làm tướng, đánh phá đất Ngô bằng xua lỗ kiến, cất được đát Hoài bằng đốt lông hồng. Mộttrận đánh mà chưng quân Chương - Hàm Vương thua trốn; Hai trân đánh mà chưng miếu Tân Tổ Long là gò. Đức nghĩa làm mà chẳn có chưng nước nào là chẳng được gây dựng. Uy linh ra mà chẳng chưng người nào là chẳng được làm tôi . Trấp hơn nước chư hầu thì chưng quân nhà Sở; Làm vương đất Tam Tần thì chưng tướng nhà Sở. Thiên hạ về nhà Sở khá ngồi mà kể hay. Song sau lại thấy chưng nhà Hán giết, chỉn chẳng trời vậy ru? Vậy thì trời chưng phò tộ nhà Hán, tuy kẻ thổi tiêu dệt rèm cũng đủ mặc mà nên công. trời chưng làm mất nhà Sở, tuy sức gánh vạc tuốt núi chẳng hay mặc mà nói mạnh. Phương chi chưng sức mạnh, ngươi Chung lý(11) chẳng kém quan hầu Hoài Âm(12), chưng mưu lo ngươi Á Phụ(13) thật hơn người Trần Nhụ Tử(14). Khiến ta nghe lời nói hay xét, nhân khi thua làm công, vọt dục chưng chân mỏi ngựa ô truy, há chẳng hay cày chưng chốn cung đình đất Phong Bái(15)? Thu được chưng quân tan đất Bành Thành(16); há chẳngb hay đào chưng nhà tông xã họ Xích Lưu(17)? Hợp làm chưng cứ sinh linh, lấy chưng mình ngôn ngộn tám thước, cắt mà trao đấy chưng tay ngươi Vương Ế(18) mọi người. Nhà Hán, nhà Sở một dấy, một mất, trời chưng cho phúc cùng chẳng cho phúc vậy. Há khá so lấy khi được khi thua mà luận đấy vậy thay. Song, dẻ đời chẳng muốn bình phẩm sự nhân vật ấy. Hoặc có người lấy làm chẳng phải trời làm mất mà nói đấy; hoặc có người lấy làm trời nào có cố chi mà trách đấy. Hằng khiến ông ngâm trần khách trường mực hằng hằng rệt chưng thiên kia, thập nọ. Có câu rằng:
    "Đấng anh hùng trấp trong đời sức hay tuốt núi,
    Nghe tiếng ca Sở bốn bề đều phá tan sa nước mắt chan hòa".
    Có câu rằng:
    "Vua chẳng phải vua vậy, tôi chẳng phải tôi,
    Dường nào lập miếu thờ ở trên bến sông".
    Ngày thêm tháng chứa nhiều đến nghìn chương. Bui ngươi Đỗ Mục(19) có một liễn thơ rằng:
    "Con em dất Giang Đông đều là kẻ tài hiền,
    Thu đất lại lần nữa thì chưa khá biết"/
    Dịu dàng trung hậu được cách luật nhà làm thơ, đọc đấy thêm dức dấy lòng người, thừa kẻ thừa nữa thấy cả quá chưng phụ bạc. Ấy ta thửa mặc thẳm chẳng bằng lòng, mà Sứ quân than kêu vậy".
    Ngươi Tông Thốc(20) cười rằng:
    - Lý trời việc người cùng làm xưa sau. Rằng mệnh ở trời, áy vua Trụ nhà Thương thửa mặc mất nước. Rằng trời sinh đức, ấy ngươi Mãng nước Tân thửa mặc nát mình. Nay Hạng Vương chọn vậy phải mất thua mà chẳng hay biết vậy. Nay min phúc âm dự rước tiếp, xin được bày lời ngay chớ dấu dường nào.
    Hạng Vương rằng;
    - Dạ, dạ.
    Ngươi Tông Thốc rằng:
    - Hễ chuyển được chưng thế thiên hạ ở máy mà chẳng ở sức, thu được lòng thiên hạ lấy nhân mà chẳng lấy bao. Hạng Vương thì lấy quát tháo làm oai, lấy bạo mạnh làm đức, giết quan quán quân là ngươi Tống Nghĩa chẳng kể vua chưng đã quá. Giết kẻ đã đầu là ngươi Tử Amh(21) chẳng phải mạnh chưng đã lắm. Ngươi Hàn Sinh(22) lấy chẳng có tội gì mà phải mổ, hình dâm sao lạm bấy? Cung A Phòng(23) lấy chẳng có cớ chi mà phải đốt, lửa ngược sao lắm bấy? Lấy bấy nhiêu sự thửa làm, được lòng người vậy ôi, mất lòngngười vậy ôi"?
    Hạng Vương rằng:
    - Chẳng phải . Hễ chưng việc đất Hàm Đan, lấy chưng nước Triệu mới dựng nghiệp. Cư chưng nhà Tần như hùm sói, một chốc phập phù thì được thua liên phân, một chốc nháy thở thì được mất liền chia. Mà ngươi Tống Nghĩa vậy, dùng dằng dút dát, mà chờ chưng giặc khi mỏi, đoái trông đầm đia, mặc trở chưng quân khi tiến. Khiến chưng thửa trong trướngc chẳng làm, chưng quân sang sông ít lười thì rai gái thành nước Triệu lại thảm hơn chưnghọa đất Trường Bình(24) vây. Ấy ta giết một ngươi Tống Nghĩa mà sõi được chưng mệnh trăm vạn sinh linh, chưng nào có lỗi gì? Chưng vua mọi nước đều chưng làm chư hầu, đều chưng có dân xã. Thửa tước thì vua nhà Chu thửa thêm. Thửa đất thì vua nhà Chu thừa cho. Mà nhà Tần vậy, muốn thửa đất đai, khoe thửa mâu ma, ăn gỏi nước Hán, làm thịt nước Triệu, đã hiếp nước Ngụy, lại giết nước Yên. Mé nam dụ nước Sở mà cầm ở đấy; mé đông dối nước Tề mà hãm đói đây. Khiến chẳng đấnh trấp tông xã nhà Tần, chẳng diệt hết dong họ nhà Tần thì chưng hận gồm chẳng biết ngày nào khói tan mòn vậy. Ấy ta giết một ngươi Tử Anh mà trả chưng thù sáu nước phải diệt mất, há nào có hại gì? Đều cưu ngy lành là tiết cả kẻ nhân thần. Ngươi Hàn Sinh thì chẳng thể ấy, khoe lên mặc cầu cao, quên ơn lmà bỏ nghĩa, gióng lưỡi mà luận đấng quân tan, giỏng môi mà rao lời dèm chê. Ta vì vậy mổ đấy, khiến chưng người hẳng hết ngay biết thửa răn. Hay caanr dè dặt là đức tốt đấng nhân quân. Vua Thủy Hoàng thì chẳng thế ấy. Liền sông Vị mà làm cung, noi lên núi mà làm đường, chất hận dân mặc cao thửa nền, khơi mỡ dân mặc nhiều thửa chứa. Ta vì vậy đốt đấy. Khiến chưng vua ở đời saubiết trọng dè. Lấy những điều ấy mà thấy chê ta, riêng chẳng phục.
    Ngươi Tông Thốc rằng:
    - Vậy thì sáu pho kinh lò nguội chưng ơn đấng thánh nhân hầu mất. Một mũi gươm giá lạnh chưng một đất Giang Trung sao nỡ? Ai bằng người nhà Hán vậy? Lệ lỗi chưng phận vua tôi, thì nghe chưng lời thốt ngươi Đổng Công(25) cất làm chưng quân nhân nghĩa, mà chưng mối đời đế đời vương hầu rối lmà lại xong. Lo mất chưng truyền đạo học, thì trở chưng xe về đất Khúc Phụ(26) kính mở chưng lễ Thái lao(27) mà chưng mạch Kinh Thi, Kinh Thư hầu dứt mà lại nối. Vì vậy kẻ câu chưng lời nói rằng: "Nhà Hán được thiên hạ chẳng những ở chưng dùng họ Tiêu, Trương, mà ở chưng cất ba quân áo trắng có mặc xướng, chưng lòng hào kiệt ngay giận trận. Nhà Hán giữa thiên hạ chẳng những ở chưng rộng xa khuôn phép, mà ở chưng đất Khúc Phụ đến tế có mặc làm chưng chốn đời sau ương nhờ". Hạng Vương sao được với vua Hán Vương cùng một ngày mà nói vậy thay.
    Hạng Vương hết lời, sắc mặt dầy bằng đất. Chầu bên có tôi lão tẫn là họ Phạm dâng lời rằng:
    - Tôi mảng tiếng làm người chẳng khỏi sinh trời đất lmặc mà có sinh. Làm trị chẳng khỏi chưng giềng hằng mặc mà dựng nước. Chưng tôi đại vương có tên là Cửu ấy(28), bền bằng đá thửa là lòng, dương mùa rét thửa là tiết, chử liền thửa mạng chẳng nỡ chịu thửa nhục, thà hết thửa tiết chẳng nỡ tạm thửa sống. Dầu chẳng ngừa được thửa đạo mà hay có tôi được thửa thác ru? Nói chuyện rằng : "Vua khiến tôi lấy lễ, tôi thờ vua lấy ngay" Đại Vương được chưng ấy vậy. Kìa nhà Hán khiến giữ đất Phong mà ngươi Ung Xỉ(29) liền ra đầu. Khiến xem đất Triệu nhà ngươi.
    Trần Hy(30) liền làm phản. Chưng đạo giềng hằng ai làm hơn vậy. Chưng vợ Đại vương có họ là Ngu(31) ấy,khinh mệnh dường sương trên lá, giục hồn trên mũi gươm sáng, gửi lòng thơm ở chưng cành vắng vẻ, dấu hận cũ ở chưng nội không quạnh, dầu chẳng xử hết thửa đẳng, mà hay được vợ hết thửa tiết ru? Kinh Thi rằng: "Phép dạy chưng vợ, ắt đức sửa trị chưng trong nhà nước", Đại vương có chưng ấy vậy. Kìa nhà Hán gái Lã Trĩ(32) kiêu dâm mà bụi động nơi vách mắc áo. Nàng Thích Cơ(33) được yêu mà gay nên họa người làm lợn. Chưng lẽ giềng hằng ai làm được vậy? Phương chi nỡ chưng đạo thân trong tính trời mà luống chưng lời xin bát canh(34). Đắm chưng con yêu là vua Triệu(35) mà dễ chưng dời động cội nước. Chưng giềng cha con lại ở đâu vậy thay? Đời sau chưng nghị luận ấy, chẳng xét sự nặng sự nhẹ, chẳng cung lời phải lời chăng. Trong nương long chưng can đo đã chẳng có, trong miệng ói chưng phải chăng loàn đơn lạ. Chưng nhà Hán thì khen đấy bằng dường chẳng kịp. Chưng nhà Sở thì chê đấy, lệ thửa chẳng xiết. Khiến ngô Vương ở chưng trong mờ mờ, đã lâu chịu những lời chê lắm. Lời nhơ nói xấu, phiền người rửa đấy, cũng trong gặp gỡ một chốc vui vậy.
    Ngươi Tông Thốc thấy thửa nói vả có lý, gật đầu đấy vậy hai lần, đoái bảo kẻ theo rằng:
    - Mi thửa ghi đấy.
    Đã mà canh tàn chè hết, bước xuống dép trở về. Hạng Vương đưa ra khỏi cửa thì phương đông hầu sáng vậy. Dưới chốn cửa sổ nan, một chốc chiêm bao, ngươi Tông Thốc mua rợu chác thịt, chưng trong thuyền, rót tế đấy mà đi.

    *​
    **​

    Chính vì phương pháp dịch nghĩa theo lối trực dịch đã khiến cho chúng ta ngày nay có những chỗ hơi kó hiểu, một số tình tiết gây nên sự ngỡ ngàng. Tuy nhiên, qua câu chuyện dịch chúng ta phần nào có thể hình dung được cách diễn đạt của các thế kỷ XVII , XVIII. Đó là cách diễn đạt chịu ảnh hưởng cuẩ kiểu cấu trúc ngôn ngữ văn Hán, mà không chịu ảnh hưởng của kiểu cấu trúc phương Tây như sang thế kỷ XIX, XX.
    Chú thích:
    1. Hạng Vương: Hạng Vũ, một tướng có tài đã đánh phá nhà Tần lập nên cơ nghệp nước Sở, tự xưng là Sở Bá Vương, giành quyền với Lưu Bang(tức Hán Cao Tổ).
    2. Hai địch trăm: Nhà Tần đóng đô ở Quan Trung là nơi hiểm yếu rất kiên cố, hai người ở trong có thể chống lại với trăm người ở ngoài . Vì thế gọi là : "sông núi hai địch trăm".
    3. Khói tàn ải Hàm Cốc trong cung châu đã lạnh: chỉ việc Hạng Vũ đốt cung A Phòng của nhà Tần.
    4. Tuyết tan đất Hồng Môn đôi ngọc đẩu đã không: trong bữa tiệc ở Hồng Môn, Phạm Tăng định giết Bái Công, Hạng Vũ không nghe, để Bái Công chạy thoát về được. Phạm Tăng tưc mình đập vỡ tan cái đẩu ngọc của Trương Lương biếu. Ngọc đẩu không: đẩu ngọc không còn.
    5. Chốn Trạch Tả: Hạng Vũ bị vây ở Cai Hạ, đêm phá vòng vây chạy đến  Lăng, hỏi thăm đường thì bị một ông già làm ruộng đánh lừa bảo đi sang phía tả, rồi mắc một cái đầm lớn không chạy được.
    6. Quận Giang Đông: Hạng Vũ chạy đến Ô Giang, gặp người lái thuyền khuyên qua sông sang Giang Đông, rồi sau sẽ tính kế quay về, nhưng Hạng Vũ không nghe, rút gươm tự tử.
    7. Lỗ Công: tước Công ở nước Lỗ. Hán Cao Tổ chôn Hạng Vũ theo nghi lễ của tước Công nước Lỗ.
    8. Điền Hoành: 1 viên tướng không phục bọn tiếm ngôi, bèn rủ một số tráng sĩ cùng ra đảo sống.
    9. Hán Trung: là nơi Bái Công được Hạng Vũ phong cho làm vương. Bái Công còn được làm vương ở đất Ba Thục.
    10. Mất thửa hươu: mất con hươu. Con hươu là ví với thiên hạ.
    11. Chung Ly: một viên tướng của Hạng Vũ.
    12. Hoài Âm: là tên đất, quê của hàn Tín một danh tướng đời Hàn được phong là Hoài Âm hầu.
    13. Á Phụ: tên tôn xưng của Phạm Tăng, một mưu sĩ của Hạng Vũ.
    14. Trần Nhụ Tử: tướng của Bái Công, ý so sánh hai bên ai có người phụ tá đắc lực hơn.
    15. Phong Bái: là nơi của Lưu Bang phất cờ khởi nghĩa.
    16. Bành Thành: nươi luôn xảy ra các cuộc chiến tranh.
    17. Xích Lưu: chữ dùng để nói về cơ nghiệp của Lưu Bang nổ lên khởi nghĩa thành lập nhà Hán.
    18. Vương Ế: Hạng Vũ tự vẫn để cho Vương Ế cắt đầu nộp Hán Vương lấy công.
    19. Đỗ Mục: một nhà thơ thời vãn Đường.
    20. Tông Thốc: Hồ Tông Thốc, người Quỳnh Lưu Nghệ An, ông đậu Trạng nguyên năm 1372, là bậc danh sĩ đời Trần. Ngoài thơ phú, ông còn viết 1 quyển sử đồ sộ: Việt sử cương mục, đã được Ngô Sĩ Liên khen là "Chép việc cẩn thận mà có phép, luận việc thiết thực mà không thừa".(Lời tựa Đại Việt sử ký toàn thư) và 1 quyển dã sử: Việt Nam thế chí. Đáng tiếc là cả 2 quyển hiện nay không còn(theo Việt Nam Cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi. Tủ sách Văn học tái bản năm 1979).
    21. Tử Anh: là vua nước Tần. Hạng Vũ đem quân đến đánh đất Hàm Dương, vua Tần Tử Anh đã đâu hàng, mà Vũ vẫn giết.
    22. Hàn Sinh: là tớng của Hạng Vũ, khuyên Hạng Vũ đóng đô ở Quan Trung, Hạng Vũ không nghe, Hàn Sinh tức, nói vắng mấy câu. Hạng Vũ nghe được nổi giận, sai làm thịt bỏ vào nồi luộc.
    23. Cung A Phòng: Cung của nhà Tần bị Hạng Vũ đốt.
    24. Đất Trường Bình: nơi xẩy ra cuộc tàn sát của Bạch Khởi giết hại đến 40 vạn quân sĩ nước Triệu bại trận.
    25. Đổng Công: là người có khuyên Hán Vương cho ba quân để tang vua Nghĩa Đế nước Sở đã bị Hạng Vũ giết.
    26. Đất Khúc Phụ: là quê hương của Khổng Tử.
    27. Lễ Thái lao: dùng trâu tế trời đất.
    28. Cửu: tức Cao là Tào Cao làm quan Đại tư mã nước Sở. Hán Vương sai giữ ở Thành Cao. Sau vì đánh nhau bị thua quân Hán ở trên.... sông Tị Thủy. Tào Cao tự tử.
    29.30. Ung Xỉ, Trần Hy: Hai biên tướng của Lưu Bang được giao trách nhiệm nhưng đều phản lại. Ý so sánh: Hạng Vũ có tôi trung mà Lưu Bang thì bị người phảnlại.
    31. Ngu: Tên thật là Ngu Cơ, vợ yêu của Hạng Vũ. Đến lúc Hạng Vũ thua trận trên bờ sông Ô, ở Cai hạ, bà Ngu Cơ tự tử. Sau nay trên mộ của Ngu Cơ có mọc một thứ cỏ gọi là cỏ Ngu Cơ.
    32. Lã Trĩ: là Lã Hậu vợ của Hán Cao Tổ là một phụ nữ dâm loạn độc ác. Sau này bà còn làm hại cả vua Huệ đế là con đẻ của mình.
    33. Thích Cơ: là vợ lẽ của Hán Cao Tổ. Sau khi vua mất, Thích Cơ bị Lã Hậu chặt cụt tay chân vất trong nhà xí, và gọi là con lợn để trả thù lúc trước nàng được vua yêu.
    35. xin bát canh: Hạng Vương bắt cha Hán Cao Tổ là Thá Công đem ra chực làm thịt. Hán Cao Tổ nói: "Cha ta cũng như cha mày, nếu mày có thịt thì chia cho ta một chén nước suýt".
    35. Yêu con là Vua Triệu: Hán Cao vì yêu con bé là Triệu Vương Như Ý mà truất ngôi Thái Tử của con lớn. Cả câu: "Đắm chưng yêu con là vua Triệu mà dễ chưng dời động cội nước" ý nói: cứ đắm chìm theo việc yêu con bé mà coi thường gốc nước thi luân thường cha con hỏi đâu còn.
    Thông báo Hán Nôm học 1995(tr. 38-54)
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page