Tóm tắt Tác giả bài viết bàn chung vấn đề quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học trên cơ sở cho rằng công việc nghiên cứu lịch sử cũng như viết sử trước tiên đòi hỏi phải có tính độc lập khách quan và tôn trọng sự thật lịch sử. Chính chủ nghĩa giáo điều trong hoạt động nghiên cứu các khoa học nhân văn nói chung và sử học nói riêng trong mấy chục năm nay đã từng chi phối dẫn đến những nhận thức cực đoan, sai lầm trong cách trình bày, đánh giá một số nhân vật và sự kiện lịch sử, cũng như đã có những sự hiểu sai về mục đích đích thực của bộ môn sử học. Cách làm việc như thế đã gây nên rất nhiều tai hại, gây trở ngại đáng kể cho nỗ lực hòa giải hòa hợp dân tộc, và một trong những hậu quả nghiêm trọng khác nữa là tình trạng chán học môn lịch sử của hầu hết học sinh Việt Nam hiện nay, từ tiểu học cho đến bậc đại học. ABSTRACThttps://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq The author discusses about the issues of viewpoint, method and attitude of doing research of history on the basis of independent, objective requirements and respect of historical truth. It is the domination of dogmatism in research of human sciences in general and history in particularly during recent years that leads to extreme perception and deviation in interpreting or evaluating some historical figures and events, as well as misunderstanding real purpose of history. Such method of working has caused significant obstacles to efforts of national reconciliation and dislike of studying history of most Vietnamese students, from elementary to university level. Toàn văn: PDF DVD eBook Tuyển Tập Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển