TCĐLCL nỗ lực hội nhập quốc tế

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 19, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Ngô Tất Thắng - Ban Hợp tác quốc tế

    Với quyết tâm mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế mở đường và tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực TCĐLCL và làm nền tảng cho việc trao đổi thương mại quốc tế của Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sau này, cho tới nay, Tổng cục TCĐLCL đã có quan hệ hợp tác với 19 tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực. Tổng cục tham gia trong các ban lãnh đạo chủ chốt của một số tổ chức quốc tế và khu vực lớn như: Chủ tịch APO năm 2000, Chủ tịch ASEAN-ACCSQ năm 2002, thành viên Hội đồng ISO, thành viên Ban chấp hành của APQO, phó chủ tịch của TA... và năm 2002 Việt Nam được mời tham gia thành viên Nhóm đặc nhiệm (Task force) của OIML.

    Sau khi tham gia APEC, Việt Nam đã công bố kế hoạch hành động quốc gia về Tiêu chuẩn và Sự phù hợp. Trong đó, Việt Nam khẳng định TCVN là tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng và ban hành theo phương pháp ban kỹ thuật, đồng thời cũng cam kết việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế thành TCVN là một trong những hướng ưu tiên. Trong khuôn khổ ISO, Việt Nam tham gia với tư cách thành viên P (thành viên đầy đủ) của 8 Ban, Tiểu ban kỹ thuật và với tư cách thành viên O (quan sát viên) trong 51 Ban, Tiểu ban kỹ thuật. Ngoài ra còn tham gia hoạt động của các Ban chuyên môn khác của ISO như: CASCO, INFCO, DEVCO... Việc tham gia các hoạt động trong khuôn khổ ASEM, APEC/SCSC, ASEAN/ACCSQ... cũng có những bước phát triển mới.

    Đổi mới hệ thống Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) là một nhiệm vụ trọng tâm trong hội nhập với quốc tế và khu vực. Trước hết là việc loại bỏ các TCVN đã lạc hậu, hoặc không phù hợp với đối tượng của tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu phát triển. Đẩy mạnh việc nghiên cứu để dần dần đưa những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ trong xây dựng tiêu chuẩn tiếp cận với thông lệ quốc tế. Hài hoà các TCVN với tiêu chuẩn quốc tế cũng được đặc biệt chú trọng, trong đó ưu tiên hàng đầu là các tiêu chuẩn thuộc chương trình hài hoà tiêu chuẩn của ASEAN, APEC và ASEM. Trong tổng số các TCVN đã được ban hành, cho đến nay đã có khoảng 25% TCVN được hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến. Trên 800 nhà khoa học, các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đã tham gia làm thành viên của các Ban kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật để trực tiếp tham gia nghiên cứu xây dựng các TCVN và góp ý cho các tiêu chuẩn quốc tế...

    Năm 1995, Tổng cục đã là thành viên của tổ chức EAN quốc tế và đã tích cực triển khai việc ứng dụng công nghệ Mã số mã vạch vào nước ta. Tổng cục là thành viên chính thức của CAC từ 1989 và Uỷ ban Codex Việt Nam đã được thành lập để phối hợp với CAC chỉ đạo hoạt động của 10 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực phẩm trong việc góp ý cho các TCVN theo các qui định của Codex và các tiêu chuẩn ISO có liên quan tới thực phẩm. Các tài liệu, chỉ dẫn và quy định của CAC đã được phổ biến cho các cơ quan có liên quan của Việt Nam, làm cơ sở để Việt Nam hội nhập với thế giới trong việc quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Tham gia Chương trình Đo lường châu á-Thái Bình Dương (APMP) năm 1992, năm 1994, Việt Nam tham gia OIML với tư cách là thành viên thông tấn của Tổ chức đo lường hợp pháp lớn nhất thế giới. Năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APLMF (Diễn đàn đo lường pháp quyền châu Á-Thái Bình Dương). Năm 2003, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của OIML, tham gia Hội nghị toàn thể về Cân-Đo CGPM của Công ước Mét với tư cách là một thành viên hợp tác. Việc tham gia CGPM và chủ trì nhiều lĩnh vực chuẩn đo lường trong khuôn khổ các Chương trình so sánh vòng của APMP đã tạo điều kiện để Việt Nam tham gia Thoả thuận toàn cầu về đo lường CIPM-MRA (2004).

    Việt Nam tham gia ILAC, APLAC, PAC và ký kết các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) của ILAC, APLAC chính là cơ hội và điều kiện để hoạt động công nhận, chứng nhận chất lượng của Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập với các thông lệ và tập quán quốc tế. Là thành viên của các tổ chức năng suất, chất lượng khu vực như APO, APQO phong trào hoạt động năng suất chất lượng của Việt Nam đã được đẩy mạnh và đạt kết quả tham gia hội nhập dần với quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã có hàng ngàn tổ chức/doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000... Nhiều công cụ quản lý chất lượng tiên tiến được giới thiệu và phổ cập tại Việt nam như TQM, KAIZEN, 5S, Giải thưởng chất lượng Châu á - Thái Bình dương..

    Những công cụ pháp lý quan trọng như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành và có hiệu lực từ đầu năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Chất lượng đang trong quá trình soạn thảo; Luật Đo lường sẽ được chuẩn bị soạn thảo vào năm 2008 đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản là đổi mới hoạt động TCĐLCL theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

    Việt Nam đẩy mạnh việc ký kết các Hiệp định và Thoả thuận hợp tác với nhiều nước khác nhau trong lĩnh vực TCĐLCL với Ucraina (năm 2000), với Liên Bang Nga (2001), với Trung Quốc (2002), với Đài Loan (2004), với Hàn Quốc (2005, 2006), Bắc Triều Tiên (2003)... Đặc biệt năm 2004, Tổng cục đã ký MoU với cơ quan Tiêu chuẩn và thử nghiệm vật liệu của Mỹ (ASTM), một tổ chức tiêu chuẩn lớn có uy tin trên thế giới và đã triển khai được một số hoạt động có ý nghĩa. Các hoạt động hợp tác này đã giúp cho Tổng cục nâng cao năng lực của mình trong công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

    Việc tích cực và mở rộng tham gia vào các tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho đến nay đã cho thấy là một chủ trương đúng đắn. Quá trình tham gia ngày càng thực chất và chủ động hơn. Hợp tác quốc tế nay được coi là một trong các nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực hoạt động TCĐLCL cả về sự hỗ trợ vật chất, nâng cao trình độ cho cán bộ cũng như học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động TCĐLCL. Hợp tác quốc tế đã giúp cho hoạt động TCĐLCL tiếp cận, hội nhập được với khu vực và quốc tế và đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

    Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo kinh tế thị trường, chúng ta cũng cần phải nhận thấy một thực tế là Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, thiếu nguồn nhân lực cần thiết có trình độ để có thể khai thác được những lợi thế trong hợp tác quốc tế mang lại lợi ích cho quốc gia. Những kết quả có được trong những năm qua có thể nói đã đạt được về bề rộng mà chưa có chiều sâu. Tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực nhưng việc tranh thủ và khai thác còn khiêm tốn. Đây cũng là bài học và kinh nghiệm được rút ra cho hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TCĐLCL trong giai đoạn tới 2006-2010.

    Thứ nhất, cần thực hiện tốt nghĩa vụ của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã tham gia. Đặt ưu tiên các nghĩa vụ đối với tổ chức trong khối ASEAN, APEC, ASEM.Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thuận lợi hoá thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

    Thứ ba, tổ chức khai thác tốt các dự án hợp tác quốc tế nhằm nâng cao trình độ, năng lực trong hoạt động TCĐLCL.
     

Share This Page