Những ngày cuối năm 2007, một loạt sự kiện trọng đại dồn dập đến với TKV (Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam): Tổ chức Ngày truyền thống của Ngành than; Khai trương văn phòng đại diện tại Lào và Campuchia; được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết về thăm... Đây là những sự kiện ghi đậm dấu ấn về sự quan tâm của lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ đối với công nhân lao động ngành than - khoáng sản, đồng thời khẳng định tầm vóc mới của TKV trong sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước. Với bề dày truyền thống ngót 80 năm, với 2 năm phát triển trong thế một tập đoàn kinh tế đa ngành, TKV đã vượt qua khó khăn thách thức, ghi được nhiều thành tựu và hiện vẫn đang tiếp tục sắp xếp tổ chức, hoàn thiện cơ chế, đổi mới chính mình để đáp ứng những yêu cầu mới của thời kỳ Hội nhập… Theo ông Trần Xuân Hoà - Tổng Giám đốc TKVnăm 2007 TKV đã sản xuất và tiêu thụ được trên 40 triệu tấn than sạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, TKV còn sản xuất được gần 1,2 tỉ kWh điện; 40 000 tấn tinh quặng đồng; 10 000 tấn đồng thỏi; 7 000 tấn kẽm thải; 1250 tấn thiếc thỏi; 500 xe ô tô trọng tải 15 - 35 tấn; bàn giao tàu thủy trọng tải 7000 DWT; cung ứng 7 6000 tấn thuốc nổ. Tổng doanh thu của TKV đạt con số 32 800 tỉ (tăng 15% so với năm 2006); Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu đạt 7%; thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/ người / tháng; nộp ngân sách Nhà nước tăng 94%. Những con số trên là kết quả những nỗ lực rất lớn của cả Tập đoàn trong một năm Hội nhập: nỗ lực trong việc nâng cao năng xuất lao động; trong áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Trong định hướng phát triển, lãnh đạo TKV xác định hai nguồn lực chính của Tập đoàn là nội lực (khả năng, trình độ nguồn nhân lực) và ngoại lực (nguồn tài nguyên của đất nước). Trong những năm qua, TKV đã tập trung phát huy nội lực, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, lấy Quảng Ninh làm địa bàn trọng điểm phát triển mạnh ngành điện - than - cơ khí - hóa chất - kinh tế biển và lấy nguồn lực từ đây để phát triển các lĩnh vực, các địa bàn khác. Về chiến lược phát triển của ngành Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Giám đốc Trần Xuân Hoà cho biết: Chiến lược ngành Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là phát triển bền vững theo các mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh doanh, hài hoà với cộng đồng, thân thiện với môi trường và không ngừng cải thiện đời sống của người lao động. Đồng thời ngành CNTKSVN phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than – khoáng sản theo phương châm từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh với ba giai đoạn: giai đoạn 1 khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản trong và ngoài nước; giai đoạn 2 phát triển các ngành nghề kinh doanh có liên quan tới đầu vào và đầu ra của sản phẩm than và khoáng sản; giai đoạn 3 tiếp tục tạo ra các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có liên quan tới đầu vào, đầu ra của các ngành nghề, lĩnh vực ở giai đoạn 2 cũng như các lĩnh vực, ngành nghề khác theo nhu cầu của xã hội, nhằm tạo ra chuỗi giá trị liên tục. Mục tiêu thức ba của ngành là phát triển đồng thời theo chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở không ngừng hợp lý hoá tổ chức sản xuất, cải tiến quản lý, thực hiện đa sở hữu và đẩy mạnh đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, phát huy tối đa các nguồn lực trong nước kết hợp với các chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế (khoa học công nghệ, đào tạo, đầu tư, tài chính, thương mại…) bao gồm cả đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Song song với ba mục tiêu trên, ngành cũng định hướng xây dựng nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên nghiệp, trung thành với Tập đoàn và sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo, và đây là nền tảng của sự thành công.https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq Phương châm hành động của ngành là táo bạo (để đột phá) - kiên trì (để vượt mọi cản trở) - trí tuệ (để đảm bảo đúng đắn) nhằm liên tục tìm kiếm, nắm bắt hoặc tạo ra cơ hội mới, khai thác cơ hội với hiệu quả tối đa, tăng cường nhanh, phát triển bền vững. Về thời gian, chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2010 trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước, đến năm 20150 - 2020 trở thành một Tập đoàn kinh tế tầm cỡ trong khu vực; và đến năm 2025 - 2030 trở thành Tập đoàn xuyên quốc gia tầm cỡ thế giới. Chiến lược phát triển bền vững ngành Than - Khoáng sản VN giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2025 là một chiến lược đầy tham vọng. Ông Tổng giám đốc Trần Xuân Hoà xác định: Con người là mục tiêu vừa là động lực và là yếu tố quyết định. Do vậy, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu của tập đoàn theo các định hướng sau: Một là: Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có phong thái làm việc chủ động, phản ứng nhanh hiệu quả, biết tạo ra sức ép và giải phóng sức ép. Hai là: Xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề có sức khoẻ tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trình độ chuyên môn cao thành thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, trung thành với doanh nghiệp. Ba là: Tạo mọi điều kiện để người lao động phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, kinh tế văn hoá. Tạo dựng phong cách công nghiệp của thời đại toàn cầu hoá nhưng mang sắc thái văn hoá riêng của Tập đoàn. Bốn là: Xây dựng và hiện đại hoá các trường đào tạo của Tập đoàn đạt các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng cường hợp tác đào tạo với các cơ sở có uy tín ở trong và nước ngoài. Năm mới 2008 đầy triển vọng đang mở ra. Với chiến lược phát triển đầy tham vọng, với mục tiêu hướng tới chất lượng và giá trị và phương châm coi con người là nguồn lực quan trọng, TKV đang tích cực lấy đà để bắt kịp những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới…. Xây dựng chiến lược phát triển gắn với chiến lược năng lượng, mở rộng mô hình trên cơ sở đảm bảo tính bền vững…như lời Chủ tịch nước căn dặn. Bình Nguyễn Tạp chí TCĐLCL - Số 2,3,4 Tháng 2 Năm 2008