Từ thế giới quan Phật giáo khảo về kiến trúc mandala chùa Diên Hựu thời Lý

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Aug 1, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Từ thế giới quan Phật giáo khảo về kiến trúc mandala chùa Diên Hựu thời Lý/Survey on Mandala architecture of Diên Hựu Pagoda under the Lý Dynasty based on Buddhist worldview.
    Trần Trọng Dương

    Tóm tắt

    Bài viết xuất phát từ những sử liệu hữu quan, tiến hành nghiên cứu thảo luận về các tên gọi và một số vấn đề liên quan đến lịch sử kiến trúc của chùa Diên Hựu thời Lý. Trọng tâm của bài viết hướng đến thảo luận và đưa ra giả thuyết phục dựng công trình kiến trúc “một cột”, tức liên hoa đài, cũng như ý nghĩa biểu tượng mà nó hàm chứa từ thế giới quan Phật giáo. Bước đầu tác giả đi đến nhận định rằng, danh xưng “Chùa Một Cột” (Nhất Trụ Tự) chỉ là cách gọi dân gian từ thế kỷ XVII trở về sau dành cho liên hoa đài. Đây là phần trung tâm của một đàn tràng (mandala), còn đàn tràng này cũng chỉ là một phần của chùa Diên Hựu thời Lý Nhân Tông. Với kết cấu liên hoa đài làm trung tâm, với cơ cấu đa tầng-đồng tâm của đàn tràng (hai vòng ao, một vòng hành lang, hệ thống các cầu, các tháp dựng từ bốn phía, hệ thống thờ Tứ Thiên Vương...), với những nghi lễ Phật giáo ở kiến trúc này (như tắm Phật, phóng sinh...), tác giả bước đầu nhận định đàn tràng này là một kiểu kiến trúc xây dựng theo đồ án mandala, đó là một biểu tượng vũ trụ (cosmological symbols) theo thế giới quan của Phật giáo. Có thể nói mandala chùa Diên Hựu thời Lý, đặt trong bối cảnh văn hóa của Đại Việt cũng như văn hóa Đông Á thời kỳ đó, là một dạng kiến trúc có tính biểu trưng cao, và là một giá trị độc đáo của tinh thần nhân văn bất diệt. Đến nay, lịch sử đã trải qua quãng ngàn năm, việc phục dựng lại mandala chùa Diên Hựu hẳn là một công việc thú vị và có ý nghĩa đối với lịch sử văn hóa Việt Nam.

    ABSTRACT

    Based on concerned historical records, the article conduct research on the names and some issues related to the architectural history of Diên Hựu pagoda under the Lý dynasty. The article aims to discuss and bring forward a theory of reproducing the “one pillar” architecture, that is lotus platform, as well as its symbol of the Buddhist worldview. Initially, the author considers that the term “One Pillar Pagoda” (Nhất Trụ pagoda) is named for lotus platform by the common people from the seventeenth century on. This is the central part of a makeshift platform (mandala), and that platform is just part of Diên Hựu pagoda under the reign of Lý Nhân Tông. From the centered lotus platform structure, with concentric multi-layer structure of the makeshift platform (two circles of ponds, a circle of corridor, the system of bridges, towers built up in four directions, Four Heavenly Kings system, etc...), and from Buddhist rituals held in this architecture (bathing Buddha, setting free animals...), the author initially considers that makeshift platform is a type of architecture built under mandala scheme, which is a cosmological symbol according to the Buddhist worldview. It can be said that the mandala of Diên Hựu pagoda under the Lý Dynasty, in the context of Đại Việt culture as well as the East Asian culture at that time, is a highly symbolic architecture, and also a unique value of the immortal human spirit. So far, many centuries of history have passed, the reproduction of the mandala of Diên Hựu pagoda must be interesting and significant to the history and culture of Vietnam.


    Toàn văn: PDF
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page