Vài Đặc Điểm Của Then Nhìn Từ Góc Độc Văn Bản Nôm Tày - Nùng

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jun 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    PTS. CUNG VĂN LƯỢC
    Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Xưa nay người Tày, người Nùng rất ưa thích Then. Một số người nghiên cứu bản ngữ và cả các nhà nghiên cứu ngừơi Kinh đã có quan tâm chú ý thâm nhập và khai thác Then. Nhưng chưa ai đi sâu vào văn bản Nôm Tày - Nùng, để nghiên cứu về đặc điểm của Then.
    Bài viết này bước đầu thử đi vào hướng đó. Và dựa trên kết quả điều tra điền dã, sưu tầm văn bản cũ kết hợp học hỏi cácnghệ nhân cao tuổi ở một số nươi thuộc khu Việt Bắc(1) của chính mình làm, tôi nhận thấy có thể nêu lên mấy đặc điểm chính của Then như sau:
    A. THEN GỒM NHIỀU BÀI CA NGHI LỄ CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TÀY - NÙNG
    Bài được quan niệm là có "bài bản", có "văn từ", có "vần điệu". Ca tức là các bài bản dó thường dùng để hát với những làn điệu theo diễn xướng nhất định của nó. Và chúng thường gắn liền với các dịp nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của cư dân cùng nói chung một ngôn ngữ là tiến Tày - Nùng và cùng có chung một thứ chữ viết cổ là chữ Nôm Tày - Nùng (chính đồng bào gọi là "Slư Nam").
    Rất có thể, lúc sơ thủy Then chỉ là những lời khẩu ngữ tự nhiên xuất phát từ tâm can của người dân tộc thiểu số khi cầu cúng trời đất, núi sông và tổ tiên. Những lời khẩu ngữ tự nhiên ấy, có thể đã có vần, có điệu, dần dà về sau ngày càng được hoàn chỉnh mà thành bài bản hẳn hoi. Phải trải qua một quá trình lâu dài hàng thế kỷ, thậm chí hàng nghìn năm. Hiện tượng này có tính chất chung, ngay cỏ với các nghi thức và các bài ca nghi lễ của các tôn giáo có lịch sử khá rõ ràng cũng vậy, không phải "đốn thành" trong thời gian ngắn ngủi.
    Đến khi Chữ Nôm Tày - Nùng hình thành với tư cách là một hệ thống văn tự dùng làm phương tiện dắc lực ghi chép tiếng nói Tày - Nùng, thì người ta đã sao chép lại các bài then để lưu truyền cho đến ngày nay.
    Như vậy, Then là công trình của nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều thời đại của cộng đồng cư dân Tày - Nùng. Và dĩ nhiên sự tồn tại của nó nhất định phải gắn liền với quá trình nhận thức tự nhiên và xã hội cũng như được sàng lọc, tuyển chọn theo tín ngưỡng và lý tưởng thẩn mỹ của dân gian.
    Vì vậy, ngày nay ta thấy có khá nhiều bài Then, khá nhiều bản Then (sách Then) khác nhau, hiện còn ở các địa phương miền núi Việt Bắc khắp Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, được sao chép vào những thời gian không giống nhau. Ở đó, thường gặp các bài hay các chương mục có số lượng câu chữ không phải bao giờ cũng như nhau. Đó cũng là trường hợp thường gặp ở các văn bản Nôm khuyết danh ở người Kinh.
    B. VÀI NÉT VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA THEN
    1- Muốn đi vào vấn đề này, tạm thời hãy có cái nhìn đại thể xem: then có khoảng bao nhiêu bài và dung lượng của từng bài chừng độ bao nhiêu câu.
    Theo chỗ tôi được biết thị ở cuốn sách then viết bằng chữ Nôm Tày - Nùng đã bị mối mọt lỗ chỗ, nhưng vẫn còn có thể nhận diện được chữ viết, trong đó có ghi niên đại:
    Hoàng Triều Thành Thái nhi niên Canh Dần và người sao chép là Nông Đình Tuấn, hiện nay ông Nông Đình Tuấn hơn 80 tuổi ở Hòa An Cao Bằng giữ; có khỏang 26 bài với những tiêu đề cụ thể và số lượng câu của mỗi bài áng chừng như sau:
    1. Khảm hả (Vượt biển) - khoảng hơn 200 câu
    2. Pác nộc (Trăm thứ chim) - hơn 100 câu
    3. Pác va (Trăm thứ hoa) - hơn 100 câu
    4. Lập trạm chứa lẩu châm (Lập trạm chứa đồ tế lễ) - hơn 280 câu
    5. Lập phủ Thành Lâm - hơn 450 câu
    6. Lập cầu Hào Quang - hơn 90 câu
    7. Suôi Sluông (chưa rõ nghĩa) - hơn 300 câu
    8. Giải uế - hơn 120 câu
    9. Cấm vía - hơn 70 câu
    10. Quét lẩu (Quét rượu) - hơn 80 câu
    11. Pắt ngoảng (Bắt ve) - hơn 190 câu
    12. Thấu nạn quang (Săn hươu nai) - hơn 70 câu
    13. Dự vài (Mua trâu) - hơn 190 câu
    14. Tức Pja (Đánh cá) - hơn 90 câu
    15. Phắt Dả Dìn (Vật mụ quỉ Dả Dìn) - hơn 160 câu
    16. Pú Cải (Ông Khổng lồ) - hơn 80 câu
    17. Khao Nọong (Khao nàng) - hơn 400 câu
    18. Khửn háng Tam Quang (Lên chợ Tam Quang) - hơn 60 câu
    19. Lỉn Én (Chơi Én) - hơn 100 câu
    20. Mời nàng Hai (Mời nàng Trăng) - hơn 100 câu
    21. Khẩu sảo (Chuyển gạo) - hơn 150 câu
    22. Khửn tu Vua (Lên cửa vua) - hơn 150 câu
    23. Phong Cỗ - hơn 150 câu
    24. Khỏa quan (chưa rõ nghĩa) - hơn 150 câu
    25. Tối cấu Cầu va (Bắc cấu Cầu hoa) - hơn 110 câu
    26. Giải Lục giáp (Giải sáu mươi năm) - hơn 100 câu

    Thống kê số lượng câu trong 26 bài Then đó đã được trên 5.300 câu.
    Còn theo nhà sưu tầm người bản ngữ là Dương Kim Bội nêu trong cuốn sách Lời hát Then do Sở Văn hóa Thông tin khu Việt Bắc in năm 1975, thì có một bản Then của bà Bình ở Thất Khê - Lạng Sơn vốn đã được La Tinh hóa, gồm 25 chương với 6000 câu.
    2- Bây giờ ta đi vầo tìm hiểu thể văn then.
    * Then thường sử dụng văn vần, có khi theo thể 5 chữ/một câu. Ví dụ: một đoan trong Then Khảm hải (Vượt biển)
    Khoái lồng than tải nhỉ
    Nặm phắn pé kị hoi
    Ngòi Lai sLai cò khát
    Lừa Lồng hát chan chan
    Nốc sLẩy tàn Lào Luổn....
    (Nhỉ câu 1 vần với kị câu 2. Hoi câu 2 vần với SLai câu 3. Khát câu 3 vần với Hát câu 4 vần với Tàn câu 5....)
    Tạm dịch:
    Nhanh xuống thác thứ nhì
    Nước xoáy như trôn ốc
    Nhìn lâu lạnh ớn cổ
    Thuyến xuôi gềnh vun vút
    Khiến gan ruột nôn nao.....
    * Có khi các câu trước đang 5 tiếng lại chuyển sang 7 tiếng ở các câu sau. Ví dụ: Một đoạn trong Then tiến Thổ công:
    Bẩu slửa slam pác kết
    Bẩu slửa chết pác slai
    SLam dết bố thâng kết tẻ tẻ sLoai
    Chết SLai bố thâng kết tẻ cằm.....
    (Chữ cuối câu 1 kết vần với chữ 3 câu 2 chết, đó là ở 2 câu 5 tiếng. Nối vần giữa chữ cuối của câu 2 là SLai với chữ cuối của câu 3 là SLoai. Và chữ sLoai này lại bắt vần ngay với chữ thứ 2 là sLai của câu còn lại).
    Tạm dịch:
    Tấm áo ba trăm khuy
    Tấm áo bảy trăm dải
    Ba trăm khuy cài chưa hết đã trưa
    Bảy trăm dải đơm chưa xong đã tối....
    * Phổ biến hơn vẫn là thể thất ngôn trường thiên, ít cũng phải hơn 60 câu x 7 chữ và dài có thể vươn tới 8 hay 900 câu x 7 chữ (theo văn bản mà tôi có). Hãy đọc một đoạn ngắn trongThen Tối cầu Cầu Va (Bắc cầu cầu hoa):
    Va hợi chắp cốc khen cốc slóc(2)
    Bjoóc hợ dá hảu tốc hơn tàng(3)
    Va Kim tẻ nàng đẩy thông pẩu
    Bjoóc Ngần đá tốc khau chang kéo
    Bjóoc hẩu bổ ngị héo cỏi toan
    Và hẩu te hom phông ban cỏi chắp
    Va hẩu te hom ngát cỏi
    Bjóoc hẩu te rủng tha cỏi lại
    Nậu hẩu te bố slải lẻ thôi
    Slống au pây biệt nơi viễn xứ.....
    Nghĩa là:
    Hoa ơi! Hãy đậu trên vai áo
    Nụ ơi! Xun chớ rụng nửa vời
    Hoa Vàng cho nàng hái đầy túi
    Hoa Bạc đừng vương đầu núi lưng đèo
    Hoa nào không ngại héo hãy coi
    Hoa nào nở thắm tươi hãy đậu
    Hoa nào hương thơm ngát hãy về
    Hoa nào sắc thật tươi hãy lại
    Bông nào màu nhợt tái là thôi
    Hãy lánh xa biệt nơi viễn xứ!
    Ở đoạn Then này có nói đến "Hoa Vàng và Hoa Bạc".
    Quan niệm trước đây của người Tày, người Nùng cho rắng: Bà Mẹ chung của con người ta là Mẹ Hoa "Mẹ Va/ Mẹ Bjóoc". Việc câu xin hoa chính là cầu xin Mẹ Hoa ban cho sự sinh nở được "mãn nguyệt khai hoa" thuận lợi, tốt đẹp. Ai cầu con giai thì Mẹ cho Hoa Vàng "Va Kim". Ai cầu con gái thì Mẹ cho Hoa Bạc "Bjóoc Ngần". Như vậy, con người trong Then được ví với những bông hoa thơm hoa đẹp và toàn là "Hoa Vàng - Hoa Bạc" thơm thấu mọi mường bản. Nhân chỗ này đã có thể thấy rõ: bàn tay sáng tạo của nghệ sĩ dân gian nào đó trong lịch sử văn hóa truyền thống Tày - Nùng, đã đạt tới mức điêu luyện một cách kì lạ về mặt nghệ thuật và dĩ nhiên phải có tấm lòng vô cùng trân trọn con người, coi con người là vốn quý nhất, là Hoa của Đất Nước, nên đã tạo được một nguồn cảm hứng văn chương dồi dào, sâu xa để làm nên những vần thơ đẹp đẽ, trau chuốt và trong sáng như thế.
    3/ Về ngôn ngữ - văn tự trong văn bản Then:
    Ngôn ngữ - văn tự trong văn bản then không những là công cụ quan trọng của bản thân loại hình văn học nghệ thuật dân gian này mà còn là đối tượng khảo sát chủ yếu của người nghiên cứu ngữ văn trên văn bản cổ.
    Xét về phương diện ngôn ngữ - văn tự của then lại không thể không đặt nó trong tình hình lịch sử của sự giao lưu văn hóa và ngôn ngữ, văn tự trước hết với tiếng Kinh, chữ Nôm Kinh và sau đó là tiếng Hán - Việt với chữ Hán. Hơn nữa, cũng ần so sánh với một vài hình thức văn học ít nhiều có liên quan hoặc đòng dạng là văn chương nghi lễ mới có thể làm nổi rõ vând đề.
    Quả vậy: ở người Tày, người Nùng xưa nay có nhiều hình thức văn chương nghi lễ, như Pụt (Bụt), Mo, Tào (Đạo) và Then. Chúng có những nét giống nhau và cũng có những nét khác nhau đáng kể.
    Văn Tào và Mo phần lớn bằng chữ Hán, cũng có khi là chữ Nôm Tày - Nùng "Slư Nam", nhưng hãn hữu lắm. Chữ Hán ở đây được đọc theo âm Hán phương Nam. Cho nên đại bộ phận người nghe không hiểu gì cả, thậm chí ngay đến người làm Tào, làm Mo ít chữ cũng chỉ hiểu sơ sài, lơ mơ mà thôi. Còn Văn Pụt và Then về căn bản và chủ yếu là bằng tiếng Tày - Nùng và khi viết là bằng chữ Nôm Tày - Nùng. Do đó có nhà nghiên cứu người bản ngữ đã xu hướng coi Pụt và Then là một, song vấn đề vẫn con cần phải khảo sát đầy đủ và kỹ lưỡng hơn, mới có thể rút ra được kết luận khoa học.
    Nói rằng về căn bản và chủ yếu, văn Then bằng tiếng Tày - Nùng và được ghi chép bằng chữ Nôm Tày - Nùng chính là muốn khẳng định văn Then là ngôn ngữ - văn tự dân tộc. Song cũngthấy một vài trường hợp có đoạn, có câu văn Then là tiếng Kinh - Việt và không tránh khỏi một số từ ngữ Hán - Việt như người Kinh vẫn thường đọc, hay đã chuyển âm theo quy luật phát âm của ngời Tày, người Nùng.
    Vài ví du:
    a) Câu 327 đến 330 của bài Then Lập phủ Thành Lâm, nguyên văn viết bằng chữ Nôm, phiên âm xong thì rõ hầu hết là tiếng Việt:
    Thợ mộc khéo tài trạm câu loan
    Trạm luồng bay, phượng hoàng uổn khúc
    Có long châu hồ phục đôi bên
    Có sơn thủy bát tiên quá hải....
    b) Hay câu 163 đến 166 bài Then Tối cấu cầu va (Bắc cầu cầu hoa) cũng vậy:
    Tạ Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế
    Tạ Bà Nguyệt cho chí ông Tơ
    Tiến hương hoa lễ xo cầu phúc
    Cho phua mìa sớm được con khôn.
    Trong VD.a) chỉ có 1 chữ "long" âm Tày - Nùng đọc Luồng, nghĩa là Rồng [con vật tượng trưng cho văn hóa phương Đông, cho hành thủyv.v...];các chữ còn lại như: tài, câu loan, (câu đầu và diềm loan nhà), phượng hoàng, long, hổ,v.v... đều là Hán - Việt. Còn các chữ như: thơ mộc, bay, có....lại là tiếng Việt.
    Cũng vậy, ỏ VD.b) hai chữ phua mìa là chữ Nôm Tày - Nùng, chỉ vợ chồng và chữ xo cũng là chữ Nôm Tày - Nung, có nghĩa là xin. Ngoài ra, các chữ như: Tạ, tiến, lễ, hương, hoa, kì phúc, và những tên riêng chỉ người: Phục Hi, Hoàng Đế, đều là Hán - Việt. Đặc biệt tên người Thần Nông thì từng yếu tố ThầnNông là Hán- Việt, nhưng cả kết hợp từ lại theo tinh thần văn phạm kết cấu cú pháp Việt ngữ. Còn Bà NguyệtÔng Tơ càng rõ, dĩ nhiên do Việt hóa Ty mà thành. Khỏi phải nói thêm các chữ như: cho viết, sớm viết, được viết và con viết thì hoàn toàn là Nôm Việt ghi âm các từ thuần Việt.
    Hiện tượng vay mượn ngữ - văn tự như trên, có thể phần nào chứng tỏ mối quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ - văn tự và văn hóa Tày - Nùng với cộng đồng ngôn ngữ và chữ viết Hán và cộng đồng ngon ngữ, chữ viết Việt khá rõ rệt. Bối cảnh tiếp xúc qua địa bàn cư trú ở Việt Bắc xét theo lịch đại và đồng đại điều trên cũng thể hiện rất rõ nét, nhất là ảnh hưởng qua lại giữa Kinh - Tày - Nùng.
    4. Tiếp cận và thâm nhập văn Then dù qua thực tế thưởng thức các làn điệu hay tĩnh lặng đọc thầm văn bản chữ Nôm Tày - Nùng không thể thoát ly cái hồn dân gian tinh túy của bản thân nó. Vấn đề này rất cần khai thác, bởi vì ở đó có nhiều điều tiềm ẩn thú vị và bổ ích giúp ta hiểu sâu sắc hơn nhiều khía cạnh lịch sử, kinh nghiệm canh tác, ứng xử xã hộ và nhân văn của người dân tộc. Ở đây chưa thể đi hết được mọi khía cạnh, song cũng thử tìm kiếm bước đầu để lượm ra một vài thành phần là hay, là đẹp và đáng quý.
    + Đây là mấy dòng Then nói đến trồng cấy, mùa màng gắn liền với thời tiết ở miền núi Việt Bắc, người đọc khó phân tách ra đó là của văn Then sáng tác hay xuất xứ từ tục ngữ ca dao Tày - Nùng:
    Xuân tiết khẩu mùa ương lồng chả
    Hạ thiên thâng bươn hả pây đăm
    Bươn pét chắng păn lồm cóoc khấu
    Thu tiết thâng bươn cẩu pây tan....

    (Tiết xuân vào mùa ương trồng mạ
    Tháng 5 mùa hè sang mùa cấy
    Tháng 8 gúi về cho lúa trỗ
    Cuố thu tháng 9 đi gặt....)
    Chỉ vài câu mộc mạc mà hiện lên cả một lịch trình về canh tác và thời vụ ở cư dân nói tiếng Tày - Nùng.
    + Nói về cây lúa và hạt gạo như sau thì thật đậm đà hương vị của cổ itchs hay sử thi:
    Co khẩu nhằng au khoan pây chắc
    Muối khẩu cải tầy phắc tầy qua
    Khẩu slúc hác lằn mà thâng các...

    (Cây lúa phải lấy búa để bổ
    Hạt gạo to bằng bí, bằng dưa
    Lúa chín tự lăn về mà lên gác....)
    + Nói về quan hệ huyết tộc con cái đối với cha mẹ, cháu chắt đối với ông bà phải làm sao để giữ vững mối liên hệ gắn bó mật thiết suốt đời, đó là phạm trù đạo lý nhân luân quá quan trọng và như vậy lại có tính thuyết giảng giáo lý. then đã dùng cách sso sánh của dân gian hàng ngàn đời nay quen thuộc, giản dị và dễ hiểu với tất cả mọi người:
    Tàng bấu pây lai vãng lộc cà
    Lục lan bấu pây mà pền lạ.....

    (Đường đi không lai vãng mọc cỏ
    Con cháu kông năng đi lại thành xa...)
    Ở đây, thiết tưởn nên nhấn mạnh và so sánh với tâm thức ca dao đồng bằng để cảm thôn sâu sắc mỗi cha mẹ sợ con cái xa dần, nỗi sợ chung đau đáu không của riêng dân tộc Tày - Nùng mà của cả dân tộc Kinh / Việt, thậm chí ở dân tộc Việt lại muốn "cân đong lợi hại":
    Có con thì gả chồng gần
    Có bát canh cần nó cũng đem cho
    Có con mà gả chồng xa
    Một là mất giỗ, hai là mốt con.!..
    + Người con gái, người đàn bà trở thành đối tượng quan tâm của Then. Ở đây Then sáng tạo cho ta hai hình ảnh thẩm mỹ với những giá trị nhân văn đối lập, dấy lên ở nơi ta niềm dự cảm và liên hệ yêu thương, quý trọng hay yêu cầu cao hơn nữa.
    Một bên là:
    Khảm khửn choọc slao ngoan
    Slao nảy mừ căm nặm pền bjóoc
    Slao nảy mừ coóp nặm pền va...

    (Lên tận chốn gái ngoan
    Gái này ta cầm nước ra nụ
    Gái này tay vốc nước ra hoa...)
    Với một bên là cô gái sau đây:
    Slao chạn slao nòn qua vằn
    Slao tăn slao luẩy mường bản
    Ăn nồ cợ ăn tẩu....."

    (Gái chây gái ngủ trưa
    Gái hư gái rông mường bản
    Cái vú tựa quả bầu...)
    Cách nói của nghệ thuật dân gian không "úp úp mở mở" luôn nhìn thẳng vào đối tượng trung tâm với vẻ đẹp thực của chính sự vật, vạch rõ nó còn nguyên chất hay đã bị biến hoại. Và dù có thay đổi ngôn từ, thì đối tượng thẩm mỹ "đôi gò bồng đảo"...vẫn nổi bật sinh động trong thơn văn của các danh sĩ bất hủ, như nữ sĩ Hồ Xuân Hương, chứ chẳng riêng thơ ca của dân gian.
    + Từ con mắt trực quan, Then còn vận dụng để đi tới nhận định quan hệ giữa người "phu phen" với kẻ "quan lại" cho thấy tính chất lão thực, chất phác của dân chúng nhưng cũng đầy kinh nghiệm tổng kết xác đáng:
    Dang thư háp đang rèng
    Quan pây đai pây khen nhằng nưới!
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    (Phu mang vác phu khỏe
    Quan đi không vung tay còn mởi!).
    + Nhiều khi ở văn Then ta còn bắt gặp chất anh hùng ca do lối khoa trương của dân dã hào hứng tăng cường năng lực diễn cảm. Chỉ nêu 1 ví dụ:
    Lồng nặm cây khúy ngược tang lừa
    Khửn bốc cây khúy slưa tang mạ
    Tua ngược tang bặng lừa
    Tua slưa tang bặng mạ....
    (Xuống nước ta cưỡi huồng luồng làm thuyền
    Lên cạn ta cưỡi hổ làm ngựa
    Thuồng luồng như con thuyền
    Hổ như ngựa....)
    Một vài phân tích và ví dụ dẫn chứng trên đây đối với mấy chục bài văn Then gồm 5,6 nghìn câu Then thì chỉ như" muối trong biển cả". Dẫu saom chí ít cũng giúp ta cảm nhận rằng: Văn Then từ bao dời nay cứ như những bông hoa xinh đẹp, thơm tho, có mọt sức sống kỳ lạ vẫn vươn lên, vượt lên trên mọi lớp bụi thời gian, sống mãi trong vườn hoa đầy hương sắc của nền văn học dân gian Tày - Nùng, một bộ phận quý báu của di sản văn hóa Việt Nam.
    Đến đây cũng mới chỉ điểm qua những nét chính về ngôn ngữ văn tự của Then, chứ chưa đi hết các đặc điểm liên quan khác mà nếu không đề cập đến sẽ là thiếu sót lớn, như đặc điểm về tính chất tổng hợp của loại hình văn học dân gian này là: Các bài ca then luôn luôn hiện diện với người hát Then (về sau trở thành người chuyên làm Then), vừa hát hay lại vừa múa dẻo (vì trong hát Then có cả múa Then), thậm chí sành điệu về đàn Tính Tẩu và một vài nhạc cụ dân tộc độc đáo khác. Và hầu như bao giờ hát Then cũng không thể thiếu vắng các trang trí mỹ thuật theo phong tục của các giai tiết và nghi lễ dân gian Tày - Nùng. Chẳng hạn: Tiết "Lỉn Én" (chơi én) dành cho các cuộc gặp gỡ vui chơi và mùa xuân, trai gái tìm hiểu nhau và giao duyên...Tiết "Lồng Tổng" là hội xuống đồng mà thơ Tố Hữu ca ngợi: "Mùa xuân ngày hội Lùng tùng thêm tươi". Tiết "Nàng Hai" tức Trung Thu mời nàng Trăng, mừng mùa cốm mới. Tiết "Kỳ Yên" cầu mong bản mường và gia đình khỏe mạnh, mùa màng bội thu, v.v...
    Nhưng nếu trình bày một cách vắn tắt sơ lược thì tự thấy "có điều không phải lẽ", vì vấn đề này thường đòi hỏi phải viết khá công phu với nhiều chi tiết không bỏ đi được, như nói về cây đàn Tính hay các nghi thức tiết lễ lâu đời khá sâu xa v.v... Như thế thì không thể trành khỏi tình hình có lúc phải nhiều lời, nhất là lại hạn chế trong một báo cáo khoa học ngắn gọn. Cho nên rất mong được giới chuyên môn thông cảm cho. Ở đây chỉ nhắc sơ qua về đặc điểm tổng hợp của Then vậy thôi.

    Chú thích:
    1. Từ năm 1966 cho đến năm 1989, năm nào, tôi cũng dành thì giờ đi điều tra điền dã và sưu tầm văn bản Nôm Tày - Nùng ở các vùng được gọi là "nôi văn hóa", như Thạch An - Tràng Định, Hòa An - Cao Bằng, Thất Khê - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Phú Lương - Thái Nguyên.
    2, 3. Những tiếng in nghiêng cho thấy chúng ăn vần với nhau và nhìn chung là tình hình như vậy. Ở đây chưa đi thật sâu vào vấn đề thi pháp.
    (Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.177-191)
     

Share This Page