Vài nét về vị phúc thần thôn Quan Nhân

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Jan 1, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    VÀI NÉT VỀ VỊ PHÚC THẦN THÔN QUAN NHÂN
    HOÀNG MAI HƯƠNG

    ThS. Phòng Giáo dục, quận Đống Đa, Hà Nội

    Vị phúc thần thờ ở thôn Quan Nhân xã Nhân Chính huyện Từ Liêm, nay là phường Nhân Chính quận Thanh Xuân Hà Nội là người thôn Quan Nhân. Công danh sự nghiệp của ông được ghi lại trong cuốn Lưu gia phả hệ do ông Lưu Tâm cháu đích hệ dòng họ Lưu trong thôn lưu giữ.

    Đọc xong cuốn Lưu gia phả hệ bằng chữ Hán do sinh đồ Lưu Văn Vận, thế hệ thứ 2 của dòng họ Lưu thôn Quan Nhân, xã Nhân Mục Môn, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín khởi lập và kết thúc bằng bút tích của Lưu Lê Mục vào tháng 1 năm Tự Đức 21 (1868), tôi không khỏi kinh ngạc xen lẫn sự ngưỡng mộ.

    Cuốn gia phả được viết bằng giấy dó, khổ 25x13,5cm, dày 96 trang ghi chép liền mạch 20 đời họ Lưu từ thủy tổ Lưu Văn Diễn đến tổ đời thứ 20 Lưu Lê Mục. Cứ hết 1 thế hệ, lại có dòng chữ ghi: “Hiếu tử mỗ ghi tiếp”. Đây là khuôn phép chép phả của họ Lưu ở Nhân Mục để làm tăng thêm sức thuyết phục về tính cập nhật và độ chính xác.

    Thật hiếm có một gia tộc ghi chép liên tục, đều đặn lịch sử suốt năm sáu trăm năm của dòng họ từ đời Trần đến đời Nguyễn như gia tộc này.

    Đây hẳn là dòng họ có truyền thống học hành, cháu con thấm nhuần sâu sắc ư thức về cội nguồn. Quả thật danh sách những người đỗ đạt của gia tộc họ Lưu thật đáng kể: 16 sinh đồ, 7 vị đỗ Thư toán, 1 Hương cống, 1 Tiến sĩ. Hầu hết những vị đỗ đạt trên đều được bổ làm quan, có người làm đến Tri phủ, Tri huyện, có người làm thầy đồ, làm Đô lại, Thông lại… Nhưng người có sự nghiệp vẻ vang nhất là Lưu Tông Điển, hậu duệ đời thứ 17.

    Lưu Tông Điển (1735-1794), tên ở bia Tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 36 triều Lê là Lê Trọng Điển. Năm 24 tuổi ông trúng Giải nguyên kỳ thi Hương(1), khoa Kỷ Mão niên hiệu Cảnh Hưng 20 (1759) và được bổ làm Huyện doãn Tứ Kỳ. Năm 40 tuổi, sau nhiều lần thi Hội không trúng, ông bèn đổi thành họ Lê (họ của mẹ). Có lẽ tiếp nhận được khí vận của họ nhà Vua, nên khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775), năm đó ông đã thi đỗ Tiến sĩ(2), tên xếp ở hàng thứ 7.

    Sau đó kính vâng mệnh vua, ông làm Tổng trấn ở các trấn: Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Khi vào triều ông được bổ làm Đông các Đại học sĩ, tước “Tô Xuyên hầu”. Sau khi vinh hiển rồi, ông bèn xin nhà vua cho lấy lại họ cũ. Vì vậy con cháu ông sau này mang họ kép Lưu Lê.

    Theo gia phả thì ông là người tính tình ôn hoà nhân hậu, chưa từng tranh cãi với ai bao giờ, văn chương nổi tiếng, nhà cửa thanh bạch. Khi làm quan dùng bổng lộc chu cấp cho các cháu con của anh họ làm nên sự nghiệp (tuy có 4 con trai nhưng ông không có cháu nội nối dơi).

    Đối với dân thôn Quan Nhân, ông là một vị Phúc thần. Khoán ước thôn Quan Nhân viết bằng chữ Hán làm ngày 13-9 năm Gia Long thứ 3 (1804), có chữ kư của Khán thủ và 24 người khác hoặc kư, hoặc điểm chỉ, có đoạn chép: “Ngài đã giúp dân khơi tháo đê đập, đắp lũy đào hào bảo vệ địa giới, lại bỏ ra 100 lạng bạc, giúp dân xây sửa đình chùa. Ngài mua dải ao dọc theo đường để giúp dân hưởng nguồn ngư lợi. Ôi sự nghiệp văn chương của tướng công, nhà nước còn trông cậy, huống gì dân thôn ta nhờ ngài mà chấn hưng phong tục văn minh”. Khoán ước đã định ra lệ: “Hàng năm, trước ngày giỗ ngài (25/10) làng phải thả lưới bắt cá ở ao Nghè đem đến từ đường làm lễ. Đến ngày giỗ chính phải cử người có chức sắc trong 4 giáp của thôn sửa hương hoa, trầu, rượu đến khấn vái ngưỡng vọng”. Lệ này đến trước năm 1945 vẫn được dân làng tuân thủ.

    Công đức của ngài Tiến sĩ đối với thôn Quan Nhân chỉ gói gọn trong vài dòng, nhưng ư nghĩa thì hết sức lớn lao. Dân làng Nhân Mục từ xưa đến nay đã truyền cho nhau bao nhiêu chuyện lạ để tán dương công đức của Phúc thần Lê Tông Điển. Câu chuyện ông Nghè đã giúp dân bảo vệ địa giới của làng hư hư, thực thực, lung linh như trong truyện cổ tích có ông Tiên, Bụt nhân hậu, dùng tài năng phép lạ giúp người lúc nguy nan nhất.

    Ông Lưu Tâm, 79 tuổi (hậu duệ đời thứ 21 họ Lưu), hiện đang chăm lo hương hoả từ đường dòng họ Lưu Lê và các vị cao niên trong làng kể câu truyện mà tổ tiên truyền lại rằng:

    Đời Lê, có ông hoàng lấy bà chúa (bà chúa người Nhân Mục Môn) đã lâu mà không có con. Thế rồi bà vợ bé của ông hoàng mang thai, ông hoàng bà chúa tranh luận với nhau đoán đứa trẻ là con trai hay gái. Cuối cùng đánh cuộc: nếu là trai như dự đoán của ông hoàng thì bà chúa sẽ là người thua cuộc và làng Nhân Mục Môn sẽ bị triệt hạ và ngược lại nếu là gái, hậu quả ấy sẽ thuộc về làng ông hoàng.

    Cuối cùng đứa trẻ là trai. Thua cuộc, bà chúa xấu hổ, lo sợ nhảy xuống giếng tự tử và được chôn ở gò Mả Chúa (cánh đồng Nếp - gần trạm xá Quan Nhân ngày nay).

    Sau đó quan quân về triệt hạ Nhân Mục Môn. Đến cầu Mọc (địa phận thôn Hòa Mục, giáp Nhân Mục Môn) họ hỏi người đi đường: “Đây có phải làng Nhân Mục không?” Người kia trả lời: “Đúng”. Thế là xảy ra chuyện oan khốc dậy trời: Cả làng bị triệt hạ. Khi sót lại một người đàn bà chửa đang trú trong chùa, quan quân mới biết là nhầm bèn sửa sai bằng cách cho người đàn bà ấy chạy thẳng từ Hòa Mục sang Nhân Mục với lời hứa: bà ta chạy đến đâu, quan quân triệt hạ, đánh dấu đến đó và đất ấy sẽ thuộc về Nhân Mục. Người đàn bà này chạy tắt từ cánh đồng Hòa Mục sang Nhân Mục. Đến Miễu (cổng tiền Nhân Mục) thì ngã lăn ra (không rơ bị mệt hay Thành hoàng làng Nhân Mục vật ngã).

    Quan quân lập tức chặt tre đánh dấu(3). Ngay đêm hôm đó một dải ao dài(4) xuất hiện ở địa giới cũ giữa 2 làng. Ao rất nông, có thể chạy trên ao đuổi vịt được. Nước ao trong vắt, bèo đậu xanh rờn, bờ ao có bụi tre, bìm bìm leo tươi rói, đường làng sạch bong không một chút bụi bẩn, không rây một hạt đất mới.

    Sớm hôm sau quan quân đến lấy đất cho Hòa Mục bị dân làng cự lại: ao cũ, tre xanh, đâu phải đất vừa bị triệt hạ. Đuối lư, quan quân đành quy định: từ đó về sau, người Nhân Mục cấy lúa trên phần ruộng từ ao Dài trở ra đến địa giới hai làng, hàng năm phải nộp thuế cho Hòa Mục. Lệ này trước Cách mạng tháng 8 người Nhân Mục vẫn phải tuân thủ.

    Các bậc bô lão trong làng suy luận rằng:

    Ngài Tiến sĩ thông minh, táo bạo đã điều quân (ngài vốn phụ trách việc binh của nhiều trấn) gấp gáp, khéo léo, bí mật tạo ra cảnh dải ao, rặng tre, giậu bìm bìm tự nhiên để giành giật địa giới cho làng ngay trước mắt quan quân triều đình. Sau đó ngài còn xuất ra 10 hốt bạc tinh xây sửa đình chùa của làng. Cái ao một mẫu ngài mua để tạo nguồn ngư lợi cho dân gọi là ao Nghè(4).

    Xóm ngài ngụ, dân kính cẩn gọi là xóm Tiến sĩ.

    Có lẽ vì công đức của ngài lớn lao như vậy nên khoán ước đã thay mặt cho dân toàn thôn thề nguyện: “Ngày nay cũng như mai sau, dân nhìn lên ngôi đình, ngôi chùa, càng nhớ đến công đức ngài. Nhìn xuống mặt ao, càng cảm ơn đức của ngài. Cứ nhắc đến những việc ấy, há lại không vui, không tự hào sao được”.

    Gia phả còn thấy chép một đôi câu đối, ghi là do nhà vua ban tặng:

    “Tất Công kiều mộc bang chi vọng
    Thiệu Bá cam đường nhân sở tư (5).

    Nghĩa là:

    Tất Công như cây kiều mộc là người cả nước trông mong
    Thiệu Bá tại gốc cam đường là chỗ dựa cho dân.

    Tác giả đã so sánh tài năng đức độ của Lê Tông Điển giống như Tất Công, Thiệu Bá con Chu Văn Vương, giúp vua đem lại bình yên cho đất nước và mang phúc cho dân.

    Trước tác của Lưu Tông Điển hiện nay chưa tìm thấy. Trong kho sách lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội mới chỉ tìm thấy cuốn Phật môn công văn trợ thành 2 quyển dày 380 trang khổ 24x15cm do Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả biên lục theo định bản của Trúc Lâm đệ nhị Tổ Minh giác Phổ Tuệ tôn giả, về các nghi lễ lập đàn, sớ, điệp, trạng, biểu… cúng phật.

    Cuốn này do vị tăng Pháp Kế trụ trìtại chùa Trấn Quốc và vị tăng Pháp Sân trụ trì tại quán Trấn Vũ soạn, hai vị Huyền Nghi, Ngộ Chỉ tự là Pháp Khai và Như Hồ cùng duyệt; con trai Pháp Kế viết theo chỉ của vua Dụ Tông vào tháng 5 Kỷ Sửu Lê triều Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709).

    Ông Lưu Tông Điển vâng mệnh vua chép lại vào ngày cốc nhật, đầu mùa hạ năm Tân Mão niên hiệu Cảnh Hưng 32 (1771) thời Lê. Cuốn này ông Lưu ghi chép rất cẩn thận, các mẫu biểu, sớ, trạng… với các chỉ dẫn tỉ mỉ, cụ thể. Cuối quyển 1, có hàng chữ:

    “Trụ trì Thuận tự - Thích Tử - thần Lê Tông Điển tự Đức Thắng nhật dạ cấp tả”

    (Trụ trì chùa Thuận, Phật tử, thần,Lê Tông Điển tự Đức Thắng ngày đêm chép gấp).

    Như vậy, là năm 1771, sau khi đỗ Hương cống được 12 năm, đang làm quan Huyện doãn Tứ Kỳ, lúc đó khoảng 36 tuổi, mặc dù chưa đỗ Tiến sĩ, ông Lưu đã lọt vào mắt nhà vua, được tin cẩn trao cho việc quan trọng và cùng trong thời gian này, ông đã xuất gia trụ trì ở chùa Thuận. Vì sao đang làm quan lại xuất gia thì chưa rơ nguyên nhân. Rồi mãi sau này, 4 con trai ông đều không sinh con nối dơi, ông mới trao quyền kế tự cho đứa cháu là Lưu Đình Dương, con người anh họ Lưu Di Chính. Lưu Di Chính đông con, gia cảnh khó khăn, ông Lưu đã chu cấp cho các cháu ăn học thành tài. Vậy thì sau khi đỗ Tiến sĩ (1775) lúc này ông 40 tuổi, được bổ nhiệm làm quan ở nhiều trấn, có lẽ ông lại hoàn tục chăng?
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Theo gia phả: 59 tuổi ông mất tại nhiệm sở khi đang làm Hiệp trấn Lạng Sơn. Sau đó mộ ông bà được hợp táng tại phương Sao Mộc, xứ Cổ Bác, xã Hòa Mục, Từ Liêm.

    Thiết nghĩ, Lưu Tông Điển là một người có tài đức, được nhân dân mến mộ, được triều đình xưa phong làm Phúc thần. Tư liệu viết về ông còn lại không nhiều, chỉ là vài dòng chép trong gia phả họ Lưu thôn Nhân Mục và vài dòng chép trong khoán ước của làng, thêm nữa là ghi nhận trong sách Phật Môn Công văn trợ thành do ông sao chép theo lệnh vua, song chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đã đủ để chúng ta nhìn nhận đánh giá về công trạng của một nhà khoa bảng. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang tiến gần đến ngày kỷ niệm 1000 năm nhà Lư định đô ở Thăng Long, thì việc phát hiện và giới thiệu về công tích của một nhà khoa bảng đất Hà Thành quả là một việc làm có ư nghĩa.

    Chú thích:
    (1) Bài thi được tuyển chọn trong Lê triều hương tuyển, kư hiệu VHv. 312, quyển 2.
    (2) Bài văn sách của ông cả sơ khảo và phúc khảo đều xếp loại ưu, kư hiệu VHv.336/2.
    (3) Nay là ao Dài trồng sen, rau muống trước đình Quan Nhân.
    (4) Nay thuộc ngơ 53 Quan Nhân.
    (5) Câu đối này hiện có trong khoán ước và từ đường họ Lưu Lê thôn Quan Nhân.


    (Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (74) 2006; Tr.79-82)
     
    Last edited: Jan 3, 2015

Share This Page