Vai trò “nhạc trưởng” trong quản lý chất lượng sản phẩm - hàng hoá

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 19, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-BKHCN về việc "Quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu". Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng ở trung ương và địa phương.Quyết định 26/2006/QĐ-BKHCN, thực hiện vai trò "Nhạc trưởng" của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu. Đồng thời thực hiện phân công, phân cấp, phối hợp trong trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu. Đặc biệt là phát huy tính chủ động của các địa phương trong việc phát hiện và tổ chức kiểm tra trên địa bàn quản lý. Quyết định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6692/VPCP-KG ngày 14/11/2006.

    Bởi vậy, để tổ chức triển khai thực hiện tốt quyết định này cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá cần xây dựng, ban hành, quán triệt và thống nhất thực hiện đối với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá từ trung ương tới địa phương các nội dung cụ thể sau:Xây dựng và ban hành quy định (hoặc quy chế) kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường; quy chế kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng. Trong đó quy định rõ nội dung, thủ tục kiểm tra, quyền và trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của cơ sở được kiểm tra, xử lý vi phạm, các biểu mẫu về công tác kiểm tra và thống kê, báo cáo,...

    Xây dựng, ban hành và thống nhất áp dụng quy trình chung kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường, các quy trình cụ thể cho từng nhóm, loại hàng hoá.Tổ chức hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, thực hiện việc thông báo kế hoạch kiểm tra của các Bộ quản lý chuyên ngành, tỉnh về Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp và và xử lý các nội dung kế hoạch chồng chéo, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề hoặc đột xuất. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần xác định vai trò chủ trì, phối hợp một cách linh hoạt giữa các cơ quan có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở trung ương cũng như địa phương. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì các cơ quan có chức năng kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Cần bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng hàng hoá cho các cơ quan có chức năng kiểm tra để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Một vấn đề cũng cần lưu ý trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm tra đó là hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá (một trong những chức năng của công tác quản lý) phải nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tiêu dùng, đồng thời tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh.

    Tổ chức hướng dẫn thực hiện nghiêm chế độ thống kê, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất và tổng hợp báo cáo kịp thời với các cơ quan cấp trên và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Để đảm bảo việc tổng hợp báo cáo được kịp thời, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, các báo cáo gửi cơ quan cấp trên, trong phần nơi nhận nên có các cơ quan có nhiệm vụ tổng hợp.

    Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đối với các cơ quan được phân công, phân cấp. Đây là việc làm cần thiết để duy trì nề nếp hoạt động và kịp thời chấn chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: mạng, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình về tình hình, kết quả kiểm tra, về các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, các thông tin hướng dẫn bảo vệ quyền của người tiêu dùng,...Tổ chức triển khai thực hiện tốt quyết định 26/2006/QĐ-BKHCN chính là góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Khoa học và Công nghệ, trong đó vai trò nòng cốt thực hiện là các cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá từ trung ưong đến địa phương.
     

Share This Page