Vai trò của "thể chế hóa" trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Jul 31, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    “Thể chế hóa” có thể hiểu là đem luật, chuẩn tắc và thể chế vào nhằm quy định và kiểm soát hành vi của các chủ thể quan hệ. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những quy định và thang giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa các thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Đối với các nước nhỏ (hơn), “thể chế hóa” là một chiến lược khả dĩ, vì nó giúp giữ thế cân bằng với các nước mạnh hơn khi tất cả các bên đều phải ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Mặt khác, “thể chế hóa” còn hạn chế xu hướng sử dụng sức mạnh vốn là điểm yếu của bất kỳ nước nhỏ nào trong những cuộc chiến không tương quan về lực lượng. Bài viết sử dụng trường hợp quan hệ bất đối xứng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong tranh chấp tại Biển Đông để chứng minh cho lập luận trên. Bài viết được chia làm bốn phần. Sau phần dẫn luận, phần thứ hai sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của khái niệm “thể chế hóa” như một chiến lược trong lý thuyết quan hệ quốc tế, cũng như các lý do thúc đẩy các nước nhỏ hơn lựa chọn xu thế này. Phần ba của bài viết phân tích vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp ở Biển Đông ở hai cấp độ là khu vực và quốc tế. Dựa trên những phân tích này, phần cuối cùng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi theo đuổi chiến lược “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông với các quốc gia liên quan, đặc biệt là Trung Quốc. Ở tư thế là nước yếu hơn về nguồn lực và sức mạnh, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam và rộng hơn là ASEAN để có thể cụ thể hóa một cách hiệu quả chiến lược “thể chế hóa” trong tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông.

    ABSTRACT

    “Institutionalization” can be understood as a process of norm- and law-setting to regulate and control individual attitudes. An institutionalized area could be more stable and ordered, then the relationship between the factors can be identified by the predicted signals. Institutionalization can help to provide a key form of such frameworks through which all states, but especially the stronger states, can use rules and other normative expectations of conduct in the international relations. Weaker states, in turn, gain limits on the action of the leading states and access to political process in which they can press their interests. This article analyzes the disputes in the East Sea, particularly between China and ASEAN countries to prove that the argument. It is argued that ASEAN, in the situation of power asymmetry between dominant (power-holders) and dominated groups, has used “institution” and “institutionalization” as a countermeasure to constrain the powerful China in two ways: (i) trying to lock-in China in a rule-based order, in order to constraint its power, and (ii) by institutionalizing the way in which the disputes in the East Sea should be resolved, ASEAN countries want to create a frameworks for setting rules of games, which are shaped characterized by rule/principles and norms instead of balance-of-power. The paper includes four sections. After the introduction, the second section gives the theoritical frameworks of “institutionalization” in the international relations. In the third section, the paper analyzes the role of “institutionalization” in East Sea disputes in the regional and international level. Based on those analyses, the last section points out advantages and challenges of “institutionalization” for Vietnam and ASEAN in the territorial disputes with China in the East Sea.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq

    Toàn văn: PDF
     

Share This Page