Văn Bia Quán Huyền Thiên Hà Nội

Discussion in 'Thông Báo Hán Nôm Học' started by admin, Sep 3, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    VĂN BIA QUÁN HUYỀN THIÊN (HÀ NỘI)
    ĐINH KHẮC THUÂN
    Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Quán Huyền Thiên có tên chữ là "Huyền Thiên cổ quán" mà dân gian thường gọi là chùa Huyền Thiên hay đền Huyền Thiên, thuộc số 56 phố Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Tương truyền quán Huyền Thiên này được xây dựng từ thời Lý, song những dấu tích hiện tại chủ yếu là từ thời Lê trở đi, cụ thể là hệ thống bia đá ở quán. Đây là một trong các di tích ở khu phố cổ Hà Nội còn bảo tồn được lượng văn bia lớn đến như vậy. Cả thảy khoảng vài chục văn bia, được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, thậm chí một lượng không nhỏ được viết bằng chữ quốc ngữ. Những bia này đều được xây ốp lên tường dọc theo hai bên tòa tiền đường và tòa chính điện của quán.
    Sau đây là danh mục tên văn bia, niên đại dựng bia quán Huyền Thiên hiện có tại quán :
    1. Huyền Thiên quán bi kí 玄天觀碑銘 Vĩnh Hựu thứ 5 (1739)
    2. Huyền Thiên quán trùng tu bi kí 玄天觀重修碑記 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    3. Trùng tu Huyền Thiên quán bi kí 重修玄天觀碑記 Cảnh Trị thứ 6 (1668)
    4. Tiền tài hậu công đồng đắc phúc 前財後功同得福 Cảnh Trị thứ 6 (1668)
    5. Huyền Thiên thôn 玄天村 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    6. Trùng tu Huyền Thiên quán bi kí 重修玄天觀碑記 Tự Đức thứ 21 (1868)
    7. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    8. Huyền Thiên quán chung các bi 玄天觀鍾閤碑
    9. Hậu Phật bi kí 后佛碑記Tự Đức thứ 25 (1872)
    10. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑Bảo Đại thứ 5 (1930)
    11. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 6 (1931)
    12. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 19 (1944)
    13. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    14. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 18 (1943)
    15. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    16. Hậu Phật thần bi kí 后佛神碑記 Minh Mệnh thứ 10 (1829)
    17. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 9 (1934)
    18. Phụ hưởng bi kí 附碑記
    19. Hậu bi kí 後碑記
    20. Huyền Thiên kí hậu bi 玄天寄后碑 Khải Định thứ 9 (1924)
    21. Huyền Thiên kí hậu bi 玄天寄后碑 Bảo Đại thứ 18 (1943)
    22. Huyền Thiên kí hậu bi 玄天寄后碑
    23. Huyền Thiên kí hậu bi 玄天寄后碑 Giáp Ngọ
    24. Huyền Thiên kí hậu bi 玄天寄后碑
    25. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑
    26. Huyền Thiên kí hậu bi 玄天寄后碑 Bảo Đại thứ 19 (1944)
    28. Huyền Thiên thôn hậu bi 玄天村后碑 Bảo Đại thứ 15 (1940)
    29. Huyền Thiên thôn hậu bi 玄天村后碑 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    30. Huyền Thiên thôn hậu bi 玄天村后碑 Bảo Đại thứ 18 (1943)
    31. Bảo hậu bi 保後碑
    32. Huyền thiên kí kị bi 玄天寄忌碑Bảo Đại thứ 5 (1930)
    33. Huyền Thiên quán bi kí 玄天觀碑記 Tự Đức thứ 21 (1868)
    34. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    35. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 5 (1930)
    36. Huyền Thiên kí kị bi 玄天寄忌碑 Bảo Đại thứ 10 (1935)
    37. Huyền Thiên bi hậu kí 玄天碑后記 Giáp Ngọ
    38. Huyền Thiên cổ quán 玄天古觀 Canh Dần
    39. Huyền Thiên bảo điện 玄天寶殿
    40. Huyền Thiên cổ quán 玄天古觀 Cảnh Thịnh thứ 1 (1793).
    Ngoài 40 văn khắc Hán Nôm này ra, còn có mấy chục văn bia được viết bằng chữ quốc ngữ, chủ yếu dựng vào những năm sau ngày hòa bình lập lại (1954). Trong số 40 văn khắc Hán Nôm nêu trên, có 1 văn bản mà minh chuông, văn bản sớm nhất được khắc năm Cảnh Thịnh thứ 1 (1791) đời Tây Sơn. Cũng như các minh văn thời Tây Sơn khác, dòng niên đại Cảnh Thịnh ở đây bị đục. Chuông này được cheo trên gác chuông từ cổng chính vào.
    Phía ngoài trước cửa tòa tiền đường, có 2 bia đá được bảo vệ trong nhà bia. Ngoài ra còn một bia đá ở phía sân trước tòa tiền đường, bị tường xây che kín mặt sau và bị cây cỏ chen lấn. Bia bị vỡ tạo thành nhiều vết nứt ở bề mặt bia, nên văn bản bị mất nhiều. May là bia này đã được Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp in dập trước năm 1945 hiện lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, khi bia chưa bị vỡ. Đây là văn bia có niên đại sớm nhất ở quán này, năm Cảnh Trị thứ 6 (1668), lại có nội dung khá phong phú cho biết quy mô kiến trúc của ngôi quán khi đó, cùng nhiều thông tin bổ ích khác.
    Cụ thể là kiến trúc ngôi quán khi đó gồm Tiền đường - Thiêu hương - Thượng điện, Hậu đường và hành lang hai bên trái, phải, cùng gác chuông, tam quan. Như vậy, quần thể kiến trúc quán Huyền Thiên khi này tương tự các ngôi chùa lớn thời Trần và các ngôi chùa lớn khác cùng thời mà ngày nay dường như nơi đây còn được bảo lưu khá trọn vẹn. Sau khi xây dựng lại hoàn hảo, năm 1668, quán Huyền Thiên được ‘đúc chuông mới và san khắc sách Thánh đạo giáo kinh khoa cả thảy 4 quyển lưu tại bản quán’. Việc trùng tu quán với quy mô lớn lần này là do chúa Trịnh ban Lệnh chỉ, nên có cung tần trong phủ chúa, cùng quan lại trong triều đóng góp xây dựng.
    Xét thấy đây là tư liệu quý, nhưng lại bị lãng quên, có nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn bởi mưa nắng và cây cỏ xâm lấn.
    Vì vậy, chúng tôi phiên âm, dịch nghĩa nguyên văn bài văn bia này, cung cấp tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu quán Huyền Thiên cũng như phố cổ Thăng Long -Hà Nội.
    Phiên âm: Trùng tu Huyền Thiên quán bi minh
    Phụng Thiên phủ Thọ Xương huyện Đồng Xuân phường Huyền Thiên quán trụ trì bản quán Tế sinh đường Bùi Hữu Lễ tự Huệ Thắng, Bùi Hữu Doanh tự Huệ Tâm đẳng cung phụng… phụ đức công thần uy minh thánh Tây vương ngự ban hưng công trùng tu bản quán chư vị Phật tượng cập thượng điện, thiêu hương, tiền đường, hậu đường, tả hữu hành lang chung các tam quan các liên cưu công viên tất…
    Phụng hưng công cấu tác bản quán Gia Lâm huyện Như Kinh xã phụng lệnh chỉ trụ trì bản quán Tế sinh đường Bùi Hữu Lễ, Bùi Hữu Oanh cập nam tử Bùi Đức Nhuận, Bùi Hữu Pháp, tín nữ Vương Thị Luyện, Vương Thị Khẩn, Đinh Thị Tất, Lê Thị Tiến…
    Công đức Từ Liêm huyện Minh Cảo xã Ốc Thượng Hồng phủ Đường An huyện Trâu Dã xã Vũ Thị Ngọc Xuyến hiệu Huệ Trường, Kiên Cố bồ tát sử tiền tứ thập quan.
    Đồng Xuân phường quan viên Lưu Quang Tán, Nguyễn Tuyển Sĩ, Nguyễn Quang, Phạm Đắc Danh, Bùi Tuấn Ngạn, Nguyễn Công Luận, Nguyễn Công Bình, Nguyễn Thạc Vọng, Nguyễn Đăng Doanh, Phạm Đăng Triều, Nguyễn Công Kiêm, Phương Hữu Thực, Chu Bá Tài, Trần Văn Kiêm, phường quan Nguyễn Thế Kế, phường sử Hồ Công Thạc.
    Thị nội cung tần Trần Thị Chiêm hiệu Đạo Đức pháp Thiên Bản huyện Đồng Đội xã cúng nhị thập quan. Phạm Đắc Trương tự Phúc Lễ, Lang Tài huyện Trâu Khê xã, thê Trịnh Thị Tuế hiệu Từ Nghĩa, Biện Thượng xã sử tiền tam quan, Lê Thị Sử hiệu Từ Phẩm, Phiên Khê xã sử tiền nhất quan.
    Thiệu Nghĩa công chánh phu nhân Trịnh Thị Ngọc Nghiêu hiệu Diệu Huệ, thân tôn Trịnh Tăng, Trịnh Thị Khuông cổ tiền ngũ quan, Bùi Thuyên thê Hoàng Thị Trinh, Trần Thị Lộng, Gia Phúc huyện sử tiền thập ngũ quan.
    Chánh đội trưởng Vinh Thiêm hầu Trịnh Vĩnh Cổn tự Pháp Trí hiệu Phúc Đức, thê Lê Thị Miên hiệu Diệu Bảo, thân mẫu Nguyễn Thị Hân hiệu Từ Hạnh, ngoại thân Nguyễn Thị Bích hiệu Diệu Ngọc, nữ tử Trịnh Thị Chẩm, nam tử Trịnh Vĩnh Tào, thiếp Nguyễn Thị Quân, Lê Thị Miên, Đào Thị Huyên…
    Cảnh Trị lục niên tuế thứ Mậu Thân mạnh đông tiết cốc nhật.
    Tiền tài hậu công đồng đắc phúc
    Phụng hưng công Kinh Bắc đạo Thuận An phủ Gia Lâm huyện Như Kinh xã phụng lệnh trụ trì bản quán Tế sinh đường Bùi Hữu Lễ, Bùi Hữu Doanh đẳng nguyên tiền thân phụ Chính giác Hòa thượng Bùi Đại Điển tự Huệ Tông hiệu Vương Kinh, phụng lệnh trụ trì bản quán chí Nhâm Thân niên tái chú hồng chung nhất kiện tính san hiến Thánh đạo giáo kinh khoa cộng tứ quyển lưu tại bản quán… sở hữu công đức các gia khai trần vu hậu.
    Hà ích Quan thê Lê Thị Hỉ, Vũ Tất Khang…
    Trung thư giám câu khể Diễn Trạch nam Lê Thiên tuế tiền tả công đức hậu tả Trần Quang Đĩnh. Ngọc thạch cục Đàm Ninh tự Chân Phúc thuyên bi.
    Dịch nghĩa: Văn bia và minh văn ghi lại việc sửa quán Huyền Thiên
    Tại quán Huyền Thiên phường Đồng Xuân huyện Thọ Xương phủ Phụng Thiên có vị trụ trì là Tế sinh đường Bùi Hữu Lễ tự Huệ Thắng và Bùi Hữu Doanh tự Huệ Tâm kính phụng đức phụ công thần uy minh thánh Tây vương ban lệnh chỉ cho sửa sang quán và tô lại tượng Phật. Các việc sửa sang Thượng điện, thiêu hương, tiền đường, hậu đường, hành lang bên trái bên phải, gác chuông tam quan, tất cả đều hoàn tất.
    Phụng lệnh chỉ để xây dựng bản quán là vị trụ trì bản quán tên là Tế sinh đường Bùi Hữu Lễ tự Huệ Thắng người xã Như Kinh huyện Gia Lâm và con trai Bùi Đức Nhuận, Bùi Hữu Pháp, tín nữ Vương Thị Luyện, Vương Thị Khẩn, Đinh Thị Tất, Lê Thị Tiến…
    Công đức Vũ Thị Ngọc Xuyến người xã Minh Cảo huyện Từ Liêm trú quán tại xã Trâu Dã huyện Đường An phủ Thượng Hồng xã, hiệu Huệ Trường, Kiên Cố bồ tát cúng sử tiền 40 quan.
    Đồng Xuân phường quan viên Lưu Quang Tán, Nguyễn Tuyển Sĩ, Nguyễn Quang, Phạm Đắc Danh, Bùi Tuấn Ngạn, Nguyễn Công Luận, Nguyễn Công Bình, Nguyễn Thạc Vọng, Nguyễn Đăng Doanh, Phạm Đăng Triều, Nguyễn Công Kiêm, Phương Hữu Thực, Chu Bá Tài, Trần Văn Kiêm, phường quan Nguyễn Thế Kế, phường sử Hồ Công Thạc.
    Thị nội cung tần Trần Thị Chiêm hiệu Đạo Đức người xã Đồng Đội huyện Thiên Bản cúng 20 quan. Phạm Đắc Trương tự Phúc Lễ, người xã Trâu Khê huyện Lang Tài và vợ là Trịnh Thị Tuế hiệu Từ Nghĩa, người xã Biện Thượng cúng sử tiền 3 quan, Lê Thị Sử hiệu Từ Phẩm, Phiên Khê xã cúng sử tiền 1 quan.
    Thiệu Nghĩa công chánh phu nhân Trịnh Thị Ngọc Nghiêu hiệu Diệu Huệ, thân tôn Trịnh Tăng, Trịnh Thị Khuông cúng cổ tiền 5 quan, Bùi Thuyên và vợ Hoàng Thị Trinh, Trần Thị Lộng, người huyện Gia Phúc cúng sử tiền 15 quan.
    Chánh đội trưởng Vinh Thiêm hầu Trịnh Vĩnh Cổn tự Pháp Trí hiệu Phúc Đức và vợ Lê Thị Miên hiệu Diệu Bảo, mẹ đẻ Nguyễn Thị Hân hiệu Từ Hạnh, ngoại thân Nguyễn Thị Bích hiệu Diệu Ngọc, con gái Trịnh Thị Chẩm, con trai Trịnh Vĩnh Tào, vợ lẽ Nguyễn Thị Quân, Lê Thị Miên, Đào Thị Huyên…
    Ngày lành tiết mạnh đông năm Mậu Thân, Cảnh Trị thứ 6 (1668).
    Kê người công đức tiền của:
    Hưng công phụng lệnh trụ trì bản quán Tế sinh đường Bùi Hữu Lễ, Bùi Hữu Doanh người xã Như Kinh huyện Gia Lâm phủ Thuận An đạo Kinh Bắc vốn trước ngày có thân phụ là Chính giác hoà thượng Bùi Đại Điển tự Huệ Tông hiệu Vương Kinh, phụng lệnh trụ trì bản quán. Đến năm Nhâm Thân lại đúc một quả chuông lớn và san khắc sách Thánh đạo giáo kinh khoa cả thảy 4 quyển lưu tại bản quán… Các vị công đức kê ra sau đây.
    Hà ích Quan thê Lê Thị Hỉ, Vũ Tất Khang…
    Trung thư giám câu khể Diễn Trạch nam Lê Thiên soạn, Trần Quang Đĩnh viết. Ngọc thạch cục Đàm Ninh tự Chân Phúc khắc bia./.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
     

Share This Page