Tóm tắthttps://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq Quan hệ ngoại giao giữa nhà Trần và nhà Nguyên trải dài hơn trăm năm, nhưng gay go, phức tạp nhất là giai đoạn 40 năm đầu - giai đoạn gắn liền với ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông. Không hoàn toàn giống nhà Tống, nhà Nguyên có tiềm lực quân sự mạnh hơn, đồng thời tham vọng bành trướng cũng lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn đầu quan hệ với nhà Nguyên, nhà Trần một mặt tiếp thu những bài học ngoại giao của các triều đại trước, song nhất thời không thể thi hành đường lối ngoại giao cứng rắn như các nhà Tiền Lê và Lý, mà uyển chuyển và linh hoạt hơn. Qua các văn thư ngoại giao có thể thấy sự nhất quán trong đường lối ngoại giao của nhà Trần là thái độ kiên quyết giữ vững thể diện quốc gia, độc lập chủ quyền của dân tộc; mặc dù có lúc cương lúc nhu song không bao giờ khuất phục, luôn bình tĩnh và tỉnh táo trước âm mưu của kẻ thù, khéo léo kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh trên các mặt trận chính trị và quân sự làm tiêu tan tham vọng xâm lược của nhà Nguyên, khiến việc sắc phong, phiên thần chỉ còn là hình thức. Thái độ ấy quán xuyến toàn bộ các văn thư, xác lập phần cốt lõi cơ bản của chúng. Song do phải đối đầu với kẻ địch mạnh, hung bạo và hiếu chiến nên trong quan hệ ngoại giao, nhà Trần một mặt đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ của quốc gia, bác bỏ các yêu sách của giặc, một mặt sáng suốt nhận rõ âm mưu, khai thác, tận dụng các sơ hở của địch, đưa ra các lý lẽ thuyết phục khiến kẻ thù không dễ viện cớ để gây việc binh đao. Qua các văn thơ ngoại giao có thể thấy đường lối ngoại giao của nhà Trần hết sức uyển chuyển và linh hoạt, thâm trầm mà kín kẽ, lời văn sáng gọn, sắc bén, giọng điệu nhún nhường, mềm dẻo mà lý lẽ vững vàng, đáng làm khuôn mẫu cho các đời sau noi theo. ABSTRACT Diplomatic relations between the Trần Dynasty and the Yuan Dynasty stretched over a hundred of years, but the early 40-year period - a period associated with the three resistance war against the Mongol invaders - was the most severe and complex. Unlike the Song Dynasty, the Yuan not only had stronger military power, but its ambition was also much larger than the former. Thus, early in the diplomatic relationship with the Yuan, the Trần Dynasty, on one hand, absorbed the diplomatic lessons from the previous dynasties, but, on the other hand, couldn’t carry out a tough diplomatic policy like that of the Early Lê and Lý Dynasties, but smoother and more flexible. Through diplomatic papers, we can see the consistency in the foreign policy of the Trần, which was the uncompromising attitude of sustaining the national independence and sovereignty, the combined hard and soft policy which skillfully combined diplomatic struggle with the struggle on the political front to dissipate the Yuan’s ambitions of invading Vietnam. That uncompromising attitude was expressed in all diplomatic papers and letters. Through them, it can be recognized that the Trần Dynasty’s foreign policy was extremely flexible. The style in diplomatic letters was profound and watertight, sharp but humble with strong argument, which is worth a pattern for the following generations. Toàn văn: PDF