Về địa danh và vị trí Vạn Lý Trường Sa-Vạn Lý Thạch Đường trên địa đồ hàng hải thời Minh

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Aug 1, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    Vào tháng 9 năm 2011, Thư viện Đại học Oxford, Anh quốc công bố bản kỹ thuật số một bức địa đồ cổ của Trung Hoa, nhan đề “The Selden Map of China”, niên đại ước chừng vào thời nhà Minh. Căn cứ vào địa đồ này, một vài học giả Trung Quốc khẳng định các địa danh Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường (cách gọi hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa) thể hiện trên địa đồ thuộc hải phận của tỉnh Quảng Đông thời Minh.

    Qua việc khảo sát các địa danh thể hiện trên “The Selden Map of China”, kết hợp với việc trích lục và phân tích các ghi chép đồng thời trong thư tịch Trung Hoa (chính sử, phương chí, du ký, địa đồ…), tác giả bài viết cho rằng “The Selden Map of China” lần đầu tiên dùng địa danh Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường và đặt phương vị của chúng khá chính xác. Việc đối chiếu này còn cho thấy hầu hết các tư liệu đã trích lục đều cho rằng Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường đều nằm trong vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á. Riêng các tư liệu ghi chép về hàng hải của Trung Hoa còn xác định khá rõ Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường thuộc vùng biển Giao Chỉ (nay là Việt Nam).

    ABSTRACT On the place names and positions of Vạn Lý Trường Sa and Vạn Lý Thạch Đường in the Ming Dynasty’s navigation map in the Library of Oxford University
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    In September 2011, the Library of Oxford University publicized a digital publication of an ancient map of China, namely “The Selden Map of China”, dating approximately to the Ming Dynasty. Based on this map, some Chinese scholars affirmed that the place names of Vạn Lý Trường Sa and Vạn Lý Thạch Đường (called the Spratly and Paracel islands in the Chinese ancient bibliography) shown in the map were in the territorial waters of Guangdong province under the Ming Dynasty.

    Through the survey on the place names shown in “The Selden Map of China”, combined with the extraction and analysis of the bibliographic notes in Chinese bibliographies (official history, travel stories, maps...), the author claims that “The Selden Map of China” was the first to use the place names of Vạn Lý Trường Sa and Vạn Lý Thạch Đường and set their positions quite accurately. The comparison also shows that most of the material extracted say that Vạn Lý Trường Sa and Vạn Lý Thạch Đường are in the territorial waters of the Southeast Asia’s countries. Records of Chinese navigation notes also confirmed quite clearly that Vạn Lý Trường Sa and Vạn Lý Thạch Đường are the territorial waters of Giao Chỉ (present-day Vietnam).


    Toàn văn: PDF
     

Share This Page