Về địa danh Vạn Lý Trường Sa trong tác phẩm Hải ngoại kỷ sự

Discussion in 'Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển' started by admin, Aug 2, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Tóm tắt

    Hải ngoại kỷ sự là cuốn bút ký của Hòa thượng người Trung Quốc Thích Đại Sán trong chuyến đi đến xứ Đàng Trong (miền Trung Việt Nam) vào năm 1695. Tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt từ năm 1963 và được nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử biển Đông sử dụng vì có vài đoạn liên quan đến địa danh Vạn Lý Trường Sa, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Do bản dịch có một số sai sót chưa được hiệu chỉnh, dẫn đến vài trường hợp trích dẫn sai lầm theo bản dịch trong các luận văn hoặc công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước.

    Trong bài viết này, tác giả đối chiếu bản dịch tiếng Việt với các văn bản gốc, rà soát lại lộ trình của tác giả Thích Đại Sán, phân tích một số sai sót trong bản gốc và bước đầu hiệu đính những chỗ sơ suất trong bản dịch tiếng Việt liên quan đến địa danh Vạn Lý Trường Sa. Đồng thời, bài viết cũng giới thiệu tóm tắt quan điểm của một số nhà nghiên cứu người Trung Quốc và Việt Nam về những giá trị sử liệu của tác phẩm Hải ngoại kỷ sự trong việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    ABSTRACT

    Hải ngoại kỷ sự is the notes written by the Chinese Buddhist monk Thích Đại Sán during his trip to Cochinchina (Central Vietnam) in 1695. This work was translated into Vietnamese in 1963 and was utilized by many researchers of the East Sea history as some parts in the notes is related to the name of Vạn Lý Trường Sa, or Paracel Islands of Vietnam. Due to some errors which have not been adjusted in the translation yet, there are several cases of mistaken citation from the translation in the thesis or research works of some authors in the country.

    In this article, the author compares the Vietnamese translation with the original text, revises the itinerary of Thích Đại Sán, analyzes some errors in the original and revises the errors in Vietnamese translation related to the place name of “Vạn Lý Trường Sa”. Simultaneously, the article also briefly introduces the viewpoint of a number of some Chinese and Vietnamese researchers on the historical value of Hải ngoại kỷ sựin demonstrating the sovereignty of Vietnam over Paracel and Spratly islands.


    Toàn văn: PDF
     

Share This Page