Tóm tắt Khi lưu đày vua Hàm Nghi đến Angiêri, người Pháp muốn ông tiếp thu nền văn minh Pháp để trở thành một ông vua thân Pháp, trong trường hợp cần đưa ông trở lại ngai vàng ở Việt Nam. Việc làm này vô hình trung đã tạo cơ hội để nhà vua phát huy năng khiếu nghệ thuật của mình. Trong cuộc sống bị lưu đày biệt xứ, nhà vua đã trở thành một người nghệ sĩ khiêm tốn nhưng đam mê, mà tác phẩm không được mấy ai biết đến. Tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi nằm ở điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa, văn hóa Việt Nam mà nhà vua đã hấp thụ qua nền giáo dục ở Huế, và nền văn hóa Pháp qua các thầy dạy hội họa và điêu khắc. Sau gần một thế kỷ, mới đây, một số tác phẩm của vua Hàm Nghi đã được giới thiệu rộng rãi và thu hút được sự quan tâm của nhiều người yêu nghệ thuật, vượt qua tất cả mọi biểu hiện quốc gia, dân tộc hay trường phái. Đó là tiền đề căn bản để xác định một chỗ đứng xứng đáng của ông vua-nghệ sĩ Hàm Nghi trong lịch sử nghệ thuật nước nhà. ABSTRACT When sending Emperor Hàm Nghi into exile in Algeria, the French wanted him to acquire French civilization to become a pro-French emperor, in case he would be taken back to the throne. This created a chance for him to prove his artistic ability. In his exiled life, the Emperor became a modest but passionate artist whose works were rarely known. Hàm Nghi’s art works are in the intersection between two cultures, Vietnamese culture which the king absorbed in Huế, and French culture through the teachers of painting and sculpture. Recently, after nearly a century, some of his works were widely introduced and attracted the attention of many art lovers, beyond all manifestations of nations or schools. That is the basic premise for determining an adequate position of the artistic Emperor Hàm Nghi in the Vietnamese history of art.https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq Toàn văn: PDF DVD eBook Tuyển Tập Tạp Chí Nghiên Cứu Và Phát Triển