Xu hướng thời trang năm 2008: Sự lên ngôi của màu sắc sặc sỡ, trẻ trung

Discussion in 'Tạp chí Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng' started by admin, May 18, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Theo các nhà thiết kế thời trang, năm 2008, ngành thời trang sẽ chứng kiến sự lên ngôi của những gam màu dữ dội, những hoạ tiết hoa lá. cùng mốt thắt lưng to bản lên tận ngực, áo cánh dơi phóng khoáng, váy ngắn năng động và váy dài không tay quyến rũ... Đồng thời, thị trường cũng sẽ chứng kiến cái “bắt tay” giữa các công ty dệt may với các nhà thiết kế để cùng chiếm lĩnh thị trường nội.

    Bùng nổ sắc màu nóng bỏng

    Nhà thiết kế (NTK) Đỗ Trịnh Hoài Nam nhận định, năm 2008, xu hướng màu sắc sặc sỡ, sống động sẽ bao trùm thị trường thời trang. Những gam màu cơ bản như: đỏ, xanh, trắng, vàng, đen... rất được các NKT ưa chuộng. Các NTK Trọng Nguyên, Quang Hoà, Thanh Nga (Việt Tiến) đã tung ra hàng chục mẫu trang phục xuân hè 2008 trẻ trung với màu sáng như xanh, hồng, vàng, đỏ. Còn May 10 với các NTK Quang Huy, Đức Hải, Thanh Huyền, Việt Hà lại tung ra các sản phẩm “đậm đà” như xanh, vàng, lá mạ...; NTK Nguyễn Đăng Khoa (May Nhà Bè) gây “choáng” cho người tiêu dùng với hàng “độc” là những bộ veston nam và nữ màu đỏ hoặc hoa lá sặc sỡ. Những chiếc áo vest màu sắc này lại được Đăng Khoa cho mặc kết hợp với quần lửng, quần sort mang lại một phong cách vô cùng mới lạ, độc đáo.

    Một điểm nhấn nữa của thời trang năm nay là sự lên ngôi của các loài hoa. Màu sắc và hoa văn của những loài hoa khiến thời trang xuân hè 2008 sẽ thật trẻ trung và thanh lịch.

    Thời trang trong nước ngày càng bắt nhịp với thời trang thế giới, mốt váy áo có thắt lưng bản to ngang eo đang thịnh hành trên thế giới và xâm nhập vào Việt Nam vài năm nay nhưng vẫn rất thịnh hành, ít nhất là đến hết mùa xuân sang năm.Các kiểu áo cánh dơi, quần soóc ngắn, váy dài không tay, váy ôm xòe, eo cao... được dự đoán sẽ là trang phục ưa thích của các thiếu nữ trẻ.

    Xu hướng thời trang lãng mạn của mùa đông nước Anh một thời đang dần quay lại. Đó là những chiếc áo len nhẹ được móc hoặc thêu bằng tay khiến cho người mặc trở nên dịu dàng, nữ tính mà không kém phần thanh lịch. “Dù quay lại thị hiếu thời trang cách đây mấy chục năm nhưng những chiếc áo len này không hề cũ mà ngược lại, nó luôn thích hợp với mọi thời đại, nó tươi tắn, hấp dẫn, khêu gợi một cách kín đáo”. Mốt thời trang ca rô, vốn du nhập vào Việt Nam từ những bộ phim Hàn Quốc vẫn chưa hề cũ. Và ít ai biết, thực ra xuất xứ của mốt áo ca rô này là từ xứ sở “đàn ông mặc váy “ (Scotland).

    Bùng nổ các thương hiệu Việt

    Có thể nói, mới sôi động khoảng gần chục năm nay nhưng những nhà thiết kế thời trang như Sĩ Hoàng, Minh Hạnh, Minh Khoa, Võ Việt Chung, Ngô Thái Uyên, Diệu Anh, Công Trí, Quốc Bình, Trọng Nguyên, Thiên Toàn, Anh Vũ, Ngân Khai, Huyền Mi, Thu Giang... đã tạo được nét riêng cho trang phục thương hiệu Việt. Năm 2007 vừa qua là một năm “nổi đình nổi đám” của các NTK trẻ, không chỉ tạo dựng tên tuổi trong nước, họ đã bước đầu “mang chuông đi đánh xứ người”. Nhiều NTK đã tìm được hướng đi riêng, khẳng định phong cách của mình.

    Nét đáng mừng là các NTK trẻ nước ta đã bắt đầu sáng tạo những mẫu thời trang có tính ứng dụng cao, giá thành phù hợp với túi tiền của số đông người tiêu dùng. Đến nay, một số nhãn thời trang Việt đã tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng như: Việt Thắng, Việt Tiến - Tây Đô, Thái Tuấn, Ninomax, Oxy, Wow, Blue Exchange...

    Theo ông Lê Quốc Ân- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thì: “DN trong nước mới chiếm được chưa đến 50% thị phần thời trang nam giới. Thời trang trẻ em gần như bỏ trống. Còn với thời trang nữ, mặc dù có một số thương hiệu đã nổi lên như Việt Thy, Nino Max, Hoàng Tấn , Foci... nhưng các thương hiệu này chưa đủ mạnh để chiếm lĩnh sân nhà. Hàng Trung Quốc, Hàn Quốc mẫu mã đẹp, phong phú, giá hợp lý đang tràn sang ngày một nhiều”.
    https://www.mediafire.com/?hntqghhkmizgiq
    Thực tế chứng minh, hầu hết các nhãn thời trang bán chạy trên đều nhờ sự đầu tư lớn vào thiết kế mẫu mã của các DN. Theo ông Ninh Ngọc Nam, Trưởng phòng kinh doanh, Chi nhánh Công ty Dệt Thái Tuấn tại Hà Nội: “Hàng Việt Nam chất lượng tốt hơn hàng Trung Quốc, giá cả cũng mềm hơn so với một số sản phẩm cùng loại của nước ngoài nhưng bán kém là vì mẫu mã chưa sáng tạo. Do vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng Trung tâm thiết kế mẫu dành riêng cho chất liệu Thái Tuấn”.

    Nhà may “se duyên” cùng nhà thiết kế

    Sự yếu thế của thời trang Việt trên sân nhà, theo ông Lê Quốc Ân là do chưa có sự bắt tay giữa DN dệt may và NTK. Kết quả là DN dệt may cứ sản xuất theo những mẫu cũ kỹ hoặc theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Còn NTK, dù sáng tạo ra nhiều mẫu mã đẹp nhưng do vốn ít nên chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ, ít người biết đến. Thiệt thòi cuối cùng thuộc về người tiêu dùng. Tuy vậy, tình trạng này bước đầu có thể sẽ được cải thiện bởi nhiều NTK đã tình về đầu quân cho các DN dệt may lớn. Sự “se duyên” giữa hai bên này hứa hẹn một sự bùng nổ nhãn hiệu thời trang Việt và sự cạnh tranh quyết liệt thời trang nội - ngoại trong năm 2008.

    Điều lo lắng nhất của các DN dệt may hiện nay là tìm đâu ra NTK giỏi. Ông Hoàng Thọ Giang, Giám đốc một công ty dệt may ở Hưng Yên lo lắng: “Nếu không có NTK, chủ động về mẫu mã, thiết kế thì DN mãi mãi chỉ là một kẻ làm thuê, đi gia công cho công ty khác. Thế nhưng tìm đâu ra NTK giỏi vì ngươì giỏi thì lại thường đứng ra lập công ty riêng. Cả nước hơn 60 công ty trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam và vô số các công ty khác, nhu cầu về NTK lên tới hàng nghìn người trong khi cơ sở đào tạo về ngành này chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

    Để xây dựng được chỗ đứng cho thời trang Việt trên thị trường quốc tế, theo NTK Minh Hạnh- Viện trưởng Viện mẫu thời trang Fadin, các cơ sở đào tạo phải đổi mới cách dạy. Số lượng NTK trẻ ra trường mỗi năm mà trường ĐH Mỹ thụât Hà Nội cung cấp không hề ít, nhưng số có thể làm được việc lại không nhiều, hầu hết chỉ nặng về thiết kế thời trang trình diễn mà chưa đưa ra được các thiết kế đẹp, mang tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu của nhà sản xuất. Do vậy, khi nhận các NTK trẻ, hầu như DN nào cũng phải bỏ phí ra để gửi đi đào tạo lại tại Fadin hoặc tại nước ngoài.

    Tuy nhiên, trong xu hướng thời trang hiện nay, các DN dệt may muốn đứng vững phải tự chủ về mẫu mã, do vậy, những DN thành công như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, Hanosimex, Đức Giang... đã quan tâm đầu tư cho thiết kế và kết quả là doanh thu của các thương hiệu Việt đã đạt mức tăng 300% trong vài năm gần đây.

    Trịnh Thùy
    Số 1 Tháng 1 Năm 2008
     

Share This Page